Bài 6

Chia sẻ bởi Tri Phan | Ngày 14/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 6 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Tuần: 7 Bài 6: học gõ mười ngón
Tiết: 13-14
( Yêu cầu
+ Biết cấu trúc của bàn phím, các hàng phím trên bàn phím. Hiểu được lợi ích của tư thế ngồi đúng và gõ bàn phím bằng mười ngón.
+ Xác định được vị trí các phím trên bàn phím, phân biệt được các phím soạn thảo văn bản và phím chức năng. Ngồi đúng tư thế và thực hiện gõ các phím trên bàn phím bằng mười ngón.
+ Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện tập gõ bàn phím, gõ phím đúng theo ngón tay qui định, ngồi và nhìn đúng tư thế.
( Chuẩn bị:
+ Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, bàn phím.
+ Học sinh: xem trước bài 6 SGK, vở ghi, SGK.
( Lên lớp:
( Ổn định:
( Bài cũ:
+ Chuột máy tính được phát minh năm nào ? Do ai ?
+ Các thao tác chính với chuột máy tính ?
+ Cách cầm chuột thế nào là đúng ?
* Gọi 1 – 2 học sinh trả bài. GV: Nhận xét – đánh giá cho điểm.
( Bài mới:
Thiết bị chính để nhập dữ liệu cho máy tính đó là “bàn phím”. Chúng ta đã quan sát bàn phím ở Bài thực hành số 1, để giúp chúng ta biết được chức năng, nhiệm vụ của các phím; cách bố trí ngón tay trên bàn phím như thế nào; tư thế ngồi gõ bàn phím tốt nhất ra sao, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu Bài 6: “Học gõ mười ngón”
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh

1- Bàn phím máy tính:
+ Bàn phím là thiết bị dùng để nhập thông tin vào trong máy tính.
+ Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng phím:
* Hàng phím số: gồm các phím từ 0 đến 9 và các kí hiệu đặc biệt khác.
* Hàng phím trên: gồm các phím Q, W, E, R, T, Y, U, I, O, P, [, ].
* Hàng phím cơ sở: gồm các phím A, S, D, F, G, H, J, K, L, ;, ‘. Trong đó hai phím F và J có hai mấu lồi lên đó là hai phím chủ nơi đặt hai ngón trỏ.
* Hàng phím dưới: gồm các phím Z, X, C, V, B, N, M, <, >, /.
* Hàng phím có chứa phím cách (phím dài nhất) và các phím đặc biệt.
Nhóm phím này là nhóm phím dùng để soạn thảo văn bản.
+ Nhóm phím chức năng: từ F1 ( F12.
+ Nhóm phím số : gồm các phím số từ 0 ( 9 và các phím: /, *, -, +, Enter, dấu chấm và phím Num Lock dùng để bật/tắt nhóm phím này.
+ Nhóm phím mũi tên: dùng để di chuyển ( ( ( (.
+ Nhóm phím đặc biệt: Tab, Caps Lock, Shift, Ctrl, Atl, Spacebar, Insert, Delete, Home, End, Page Up, Page Down, Esc.
+ GV: cho HS đọc thông tin mục 1 trang 26, 27 SGK. Xong cho HS quan sát bàm phím mẫu. Các thành phần của một bàn phím ?
+ HS: dựa vào kiến thức SGK và quan sát bàn phím mẫu trả lời.
+ GV: giới thiệu trực quan các nhóm phím trên bàn phím cho HS và cho HS ghi bài.
+ HS: quan sát theo sự hướng dẫn của GV và ghi bài vào vở.







+ GV: qua quan sát thì ngoài nhóm phím soạn thảo vừa tìm hiểu, các em thấy trên bàn phím còn có các nhóm phím nào khác ?
+ HS: qua quan sát bàn phím mẫu trả lời.


+ GV: giới thiệu thêm chức năng của các phím đặc biệt.
+ HS lắng nghe, ghi chép.




2- Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón:
+ Tốc độ gõ nhanh, gõ chính xác hơn.
+ Hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy.
+ GV: cho HS đọc thông tin mục 2 trang 27, 28 SGK. Gõ bàn phím đúng bằng mười ngón có lợi ích gì ?
+ HS: dựa vào thông tin SGK trả lời.
+ GV: cho HS ghi bài.
+ HS: ghi bài vào vở.

3- Tư thế ngồi:
+ Ngồi thẳng lưng, đầu không ngửa ra sau cũng như không cúi về phía trước.
+ Mắt nhìn thẳng vào màn hình và cách xa màn hình 50cm.
+ Bàn phím đặt ở vị trí trung tâm, vừa tầm tay, hai bàn tay để thả lỏng trên bàn phím.
+ GV: cho HS đọc thông tin mục 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tri Phan
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)