Bài 59. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
Chia sẻ bởi Ngô Thành Ý |
Ngày 04/05/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Bài 59. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
§59. KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG
VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một
suy thoái và rất cần các biện pháp để
khôi phục, gìn giữ.
Gìn giữ tài nguyên hoang dã là bảo vệ các
loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
Gìn giữ tài nguyên hoang dã song song với
việc cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và
cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Hoàn thành trồng mới 15 nghìn ha rừng nhờ cơ chế, chính sách và ý thức người dân
Lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp cho biết, Hà Giang được Chính phủ đánh giá cao trong việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng mới năm 2008 nằm trong Chương trình 5 triệu ha rừng của cả nước và Dự án đầu tư phát triển rừng ở 4 huyện vùng cao so với một số tỉnh trong khu vực.
Khôi phục nghề nuôi thả cánh kiến đỏ ở Thanh Hoá
Theo khảo sát của các chuyên gia Dự án: Huyện Mường Lát có rất nhiều tiềm năng để khôi phục và phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ. Mường Lát có nguồn cây chủ rất phong phú như cây Cọ phèn, cây Pích niếng, cây Sung, cây Kháo lá to (Cọ Côm), cây Cơi, cây Cọ Khiết. Ngoài ra, cây đậu Thiều ở Mường Lát được trồng nhiều trên nương rẫy, bờ rào, trồng thuần hay xen canh cây nông nghiệp, cây có tuổi sinh trưởng từ 2 -3 năm. Tất cả đều thả được cánh kiến đỏ. Đậu thiều là cây chủ có ý nghĩa quan trọng trong cải tạo đất và luân canh chuyển đổi phương thức canh tác nương rẫy, kết hợp sản xuất hoa màu xen canh trồng đậu thiều thả cánh kiến đỏ.
Hồi sinh rừng ngập mặn Đồng Rui
Xã cũng đã kiến nghị với huyện thu hồi được 200 ha đầm nuôi tôm đã bị bỏ để giao lại cho nhân dân trồng rừng ngập mặn. Từ năm 2003 đến nay, nhân dân xã Đồng Rui đã trồng được hơn 300 ha rừng mới, trong đó có hơn 7 ha do nhân dân tự ươm giống, tự trồng, không thuộc dự án. Rừng trồng mới ngày càng cung cấp nguồn lợi lớn về khai thác hải sản.
Rừng ngập mặn được nhân dân xã Đồng Rui trồng mới 2 năm nay. Cả xã bảo vệ rừng
Tấm gương bảo vệ rừng
Ông Nguyễn Minh Phiên, ở xã Bảo Đài, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, ngoài bảy mươi tuổi da vẫn đỏ au và phăm phăm luồn rừng. Là chủ của một trang trại có lẽ là rộng nhất xứ Bắc, với hơn 100ha rừng xanh um, nhiều trảng rừng dẻ đã vào hàng cổ thụ, nhưng ông Phiên chưa bao giờ nghĩ đến hai chữ “thu lợi” từ cái những tán rừng khổng lồ - tiền tỷ mà mình đang sở hữu cả. Càng già, ông càng thấm thía cái câu: trồng rừng, dựng chùa là để đức cho con cháu, là để vá tầng ôzôn thủng toang hoác nham nhở cho địa cầu!
Ngoài hơn 100ha rừng, ông Phiên còn làm mát toàn bộ các dãy núi bằng hệ thống ao đầm được bảo vệ, nạo vét, trồng cây xanh kỹ càng.
Ngoài 70 tuổi, hàng ngày, ông vẫn đeo ủng, mặc áo quần bộ đội, cầm dao quắm vào rừng chăm sóc cây, bảo vệ rừng trước "lâm tặc". Trồng rừng, với ông Phiên, là một thứ đạo!
Ông Nguyễn Minh Phiên tự hào trước con đường xẻ núi hơn 100 triệu (ô tô có thể vào) mà ông đã làm cho mình cùng bà con cùng đi.
Sao không về thăm La Dạ…
La Dạ là một xã nhiều đồng bào K’Ho. Trong nhịp sống mới, những ngôi nhà xây cao nền, mái tôn màu đã dần thay cho những căn nhà sàn truyền thống vốn rất tốn gỗ. Rừng La Dạ trong (một phần của rừng phòng hộ Hàm Thuận - Đa Mi) được đồng bào nơi đây xem là rừng thiêng. Theo sự vận động của Nhà nước, nhiều thanh niên đồng bào dân tộc bây giờ đã xung phong làm kiểm lâm, bảo vệ rừng già La Dạ của mình.
Trôi chầm chậm qua những khúc cua nguy hiểm với “núi một bên và suối một bên”, khi ngoảnh nhìn lại, cung đường cong cong, uốn lượn phía sau như con rắn khổng lồ đang trườn mình qua những quả đồi đầy cỏ cây. Cung đường đến La Dạ càng đẹp hơn khi được điểm tô bởi những chùm lan rừng đủ màu đang độ khoe sắc. Thi thoảng bên đường còn bắt gặp những cây khô với hình thù kỳ dị tuyệt đẹp.
Nương rẫy của dân tộc K’Ho
Công bố danh mục các loài thú lớn
Trong quá trình khảo sát (từ năm 2002 đến năm 2007), nhóm nghiên cứu đã tập trung vào 2 khu vực là Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (huyện Đakrông) và Khu Bảo tồn Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa) cho thấy có 54 loài thú lớn thuộc 20 họ và 7 bộ đã được ghi nhận, trong đó có 49 loài được ghi khẳng định và 6 loài ghi nhận tạm thời.
Đặc biệt trong 54 loài được ghi nhận thì có 37 loài thuộc gen quý hiếm, thuộc 37 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 26 loài ghi trong Sách Đỏ thế giới (IUCN)...
Sao la - một trong những loài thú quý hiếm cần được bảo vệ
10 loài vật trở về từ cõi chết
Người ta từng báo tử chúng, hoặc suýt báo tử, nhưng thật may chúng vẫn sống sót với số lượng ít ỏi, và các nỗ lực bảo tồn đã đưa dân số của chúng trở lại đông đúc.
Cá sấu Mỹ
Chương trình thu nhặt trứng và đặt ra định mức săn bắn đã giúp chặn đứng quá trình suy giảm của loài vật này ở đông nam nước Mỹ. Các chủ đất thu nhặt trứng cá sấu, nơi chúng dễ bị dã thú ăn thịt, bán một số cho những người chăn nuôi và trả phần còn lại cho nở trong các đầm lầy.
Chuồn chuồn Nam Phi
Sự xâm lấn của các cây bạch đàn ngoại lai đã khiến cho ánh nắng mặt trời không thể chiếu xuống nơi ở của loài chuồn chuồn Nam Phi. Một chương trình quốc gia đã được thực hiện để cắt bớt các cây che bóng này, trả lại ánh sáng cho lũ côn trùng.
Cá mú Goliath
Là loài cá lớn nhất sống trong rạn san hô với trọng lượng đến 300 kg, các ngư dân thèm muốn bắt được dù chỉ là một con, khiến cho quần thể loài này sụt giảm liên tục trong 30 năm. Một lệnh cấm đánh bắt vào năm 1990 ở Caribbe đã giúp chúng khôi phục trở lại.
Ếch độc xanh
Vẻ ngoài hào nhoáng khiến cho con ếch tỉnh lẻ này trở thành vật lưu niệm rẻ tiền thuộc diện bán chạy nhất trên thị trường vật nuôi quốc tế. Từ tình trạng gần tuyệt chủng, chúng đã trở về nhờ sự bảo vệ của các nhà sưu tầm, những cơ sở nhân giống và việc bảo tồn nơi cư trú bé nhỏ của chúng ở Surinam.
Gấu xám Bắc Mỹ
Danh sách các loài nguy cấp đã không còn gấu xám Bắc Mỹ. Khoảng 600 con hiện sống gần Yellowstone, so với 271 con còn lại vào năm 1975.
Gấu túi Koala
Bị săn bắt để lấy lông đến mức suýt tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20, loài vật bản địa của Australia này đang được đưa đến sống trong các khu bảo tồn. Thực tế, ở một vài nơi, có quần thể đã đông đảo trở lại đến mức gây phiền phức.
Chồn sương chân đen
Bị tuyên bố tuyệt chủng sớm, 120 con chồn sương còn lại đã được tái khám phá vào năm 1981 sau khi một con chó ở nông trại tại Wyoming, Mỹ, tha về nhà một con trong mõm mình. Một thập kỷ sau đó, một chương trình nhân giống thắng lợi đã thả 2.300 con trở lại với tự nhiên.
Kền kền California
Loài kền nền này không giật giải trong bất kỳ cuộc thi
sắc đẹp nào, nhưng sự phục hồi từ đống tro tàn đã giúp nó lọt vào Top 10 loài chim Bắc Mỹ lớn nhất. So với mức tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm 1987, số lượng 125 con ngày nay là một câu chuyện ấn tượng trong tự nhiên cũng như trong ngành gây giống.
Bò rừng Bison
Hơn 50 triệu con đã gặm cỏ trên các cánh đồng Bắc Mỹ trước khi các chàng cao bồi đến miền Tây và săn bắt, và kéo quần thể của chúng xuống chỉ còn 750 con. Năm 1905, Hiệp hội bò Bison Mỹ đã bảo tồn vùng đất cho các đàn bò này và đưa vào những con được gây giống, khiến cho ngày nay dân số của chúng đã tăng lên khoảng 350.000 con.
Đại bàng đầu hói
Sau khi có lệnh cấm sử dụng chất độc DDT, số lượng đại bàng đã tăng từ 417 cặp trong năm 1963 lên 9.250 cặp ngày nay. Thậm chí, hồi tháng 2/2007, Cơ quan dịch vụ thú hoang và nghề cá Mỹ thông báo có thể đưa chúng ra khỏi danh sách các loài nguy cấp.
Nếu chúng ta chung sức bảo vệ và khôi phục lại môi trường
ta cùng hi vọng trái đất sẽ trở lại màu xanh theo bảo chất của nó.
THE-END
VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một
suy thoái và rất cần các biện pháp để
khôi phục, gìn giữ.
Gìn giữ tài nguyên hoang dã là bảo vệ các
loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
Gìn giữ tài nguyên hoang dã song song với
việc cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và
cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Hoàn thành trồng mới 15 nghìn ha rừng nhờ cơ chế, chính sách và ý thức người dân
Lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp cho biết, Hà Giang được Chính phủ đánh giá cao trong việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng mới năm 2008 nằm trong Chương trình 5 triệu ha rừng của cả nước và Dự án đầu tư phát triển rừng ở 4 huyện vùng cao so với một số tỉnh trong khu vực.
Khôi phục nghề nuôi thả cánh kiến đỏ ở Thanh Hoá
Theo khảo sát của các chuyên gia Dự án: Huyện Mường Lát có rất nhiều tiềm năng để khôi phục và phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ. Mường Lát có nguồn cây chủ rất phong phú như cây Cọ phèn, cây Pích niếng, cây Sung, cây Kháo lá to (Cọ Côm), cây Cơi, cây Cọ Khiết. Ngoài ra, cây đậu Thiều ở Mường Lát được trồng nhiều trên nương rẫy, bờ rào, trồng thuần hay xen canh cây nông nghiệp, cây có tuổi sinh trưởng từ 2 -3 năm. Tất cả đều thả được cánh kiến đỏ. Đậu thiều là cây chủ có ý nghĩa quan trọng trong cải tạo đất và luân canh chuyển đổi phương thức canh tác nương rẫy, kết hợp sản xuất hoa màu xen canh trồng đậu thiều thả cánh kiến đỏ.
Hồi sinh rừng ngập mặn Đồng Rui
Xã cũng đã kiến nghị với huyện thu hồi được 200 ha đầm nuôi tôm đã bị bỏ để giao lại cho nhân dân trồng rừng ngập mặn. Từ năm 2003 đến nay, nhân dân xã Đồng Rui đã trồng được hơn 300 ha rừng mới, trong đó có hơn 7 ha do nhân dân tự ươm giống, tự trồng, không thuộc dự án. Rừng trồng mới ngày càng cung cấp nguồn lợi lớn về khai thác hải sản.
Rừng ngập mặn được nhân dân xã Đồng Rui trồng mới 2 năm nay. Cả xã bảo vệ rừng
Tấm gương bảo vệ rừng
Ông Nguyễn Minh Phiên, ở xã Bảo Đài, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, ngoài bảy mươi tuổi da vẫn đỏ au và phăm phăm luồn rừng. Là chủ của một trang trại có lẽ là rộng nhất xứ Bắc, với hơn 100ha rừng xanh um, nhiều trảng rừng dẻ đã vào hàng cổ thụ, nhưng ông Phiên chưa bao giờ nghĩ đến hai chữ “thu lợi” từ cái những tán rừng khổng lồ - tiền tỷ mà mình đang sở hữu cả. Càng già, ông càng thấm thía cái câu: trồng rừng, dựng chùa là để đức cho con cháu, là để vá tầng ôzôn thủng toang hoác nham nhở cho địa cầu!
Ngoài hơn 100ha rừng, ông Phiên còn làm mát toàn bộ các dãy núi bằng hệ thống ao đầm được bảo vệ, nạo vét, trồng cây xanh kỹ càng.
Ngoài 70 tuổi, hàng ngày, ông vẫn đeo ủng, mặc áo quần bộ đội, cầm dao quắm vào rừng chăm sóc cây, bảo vệ rừng trước "lâm tặc". Trồng rừng, với ông Phiên, là một thứ đạo!
Ông Nguyễn Minh Phiên tự hào trước con đường xẻ núi hơn 100 triệu (ô tô có thể vào) mà ông đã làm cho mình cùng bà con cùng đi.
Sao không về thăm La Dạ…
La Dạ là một xã nhiều đồng bào K’Ho. Trong nhịp sống mới, những ngôi nhà xây cao nền, mái tôn màu đã dần thay cho những căn nhà sàn truyền thống vốn rất tốn gỗ. Rừng La Dạ trong (một phần của rừng phòng hộ Hàm Thuận - Đa Mi) được đồng bào nơi đây xem là rừng thiêng. Theo sự vận động của Nhà nước, nhiều thanh niên đồng bào dân tộc bây giờ đã xung phong làm kiểm lâm, bảo vệ rừng già La Dạ của mình.
Trôi chầm chậm qua những khúc cua nguy hiểm với “núi một bên và suối một bên”, khi ngoảnh nhìn lại, cung đường cong cong, uốn lượn phía sau như con rắn khổng lồ đang trườn mình qua những quả đồi đầy cỏ cây. Cung đường đến La Dạ càng đẹp hơn khi được điểm tô bởi những chùm lan rừng đủ màu đang độ khoe sắc. Thi thoảng bên đường còn bắt gặp những cây khô với hình thù kỳ dị tuyệt đẹp.
Nương rẫy của dân tộc K’Ho
Công bố danh mục các loài thú lớn
Trong quá trình khảo sát (từ năm 2002 đến năm 2007), nhóm nghiên cứu đã tập trung vào 2 khu vực là Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (huyện Đakrông) và Khu Bảo tồn Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa) cho thấy có 54 loài thú lớn thuộc 20 họ và 7 bộ đã được ghi nhận, trong đó có 49 loài được ghi khẳng định và 6 loài ghi nhận tạm thời.
Đặc biệt trong 54 loài được ghi nhận thì có 37 loài thuộc gen quý hiếm, thuộc 37 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 26 loài ghi trong Sách Đỏ thế giới (IUCN)...
Sao la - một trong những loài thú quý hiếm cần được bảo vệ
10 loài vật trở về từ cõi chết
Người ta từng báo tử chúng, hoặc suýt báo tử, nhưng thật may chúng vẫn sống sót với số lượng ít ỏi, và các nỗ lực bảo tồn đã đưa dân số của chúng trở lại đông đúc.
Cá sấu Mỹ
Chương trình thu nhặt trứng và đặt ra định mức săn bắn đã giúp chặn đứng quá trình suy giảm của loài vật này ở đông nam nước Mỹ. Các chủ đất thu nhặt trứng cá sấu, nơi chúng dễ bị dã thú ăn thịt, bán một số cho những người chăn nuôi và trả phần còn lại cho nở trong các đầm lầy.
Chuồn chuồn Nam Phi
Sự xâm lấn của các cây bạch đàn ngoại lai đã khiến cho ánh nắng mặt trời không thể chiếu xuống nơi ở của loài chuồn chuồn Nam Phi. Một chương trình quốc gia đã được thực hiện để cắt bớt các cây che bóng này, trả lại ánh sáng cho lũ côn trùng.
Cá mú Goliath
Là loài cá lớn nhất sống trong rạn san hô với trọng lượng đến 300 kg, các ngư dân thèm muốn bắt được dù chỉ là một con, khiến cho quần thể loài này sụt giảm liên tục trong 30 năm. Một lệnh cấm đánh bắt vào năm 1990 ở Caribbe đã giúp chúng khôi phục trở lại.
Ếch độc xanh
Vẻ ngoài hào nhoáng khiến cho con ếch tỉnh lẻ này trở thành vật lưu niệm rẻ tiền thuộc diện bán chạy nhất trên thị trường vật nuôi quốc tế. Từ tình trạng gần tuyệt chủng, chúng đã trở về nhờ sự bảo vệ của các nhà sưu tầm, những cơ sở nhân giống và việc bảo tồn nơi cư trú bé nhỏ của chúng ở Surinam.
Gấu xám Bắc Mỹ
Danh sách các loài nguy cấp đã không còn gấu xám Bắc Mỹ. Khoảng 600 con hiện sống gần Yellowstone, so với 271 con còn lại vào năm 1975.
Gấu túi Koala
Bị săn bắt để lấy lông đến mức suýt tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20, loài vật bản địa của Australia này đang được đưa đến sống trong các khu bảo tồn. Thực tế, ở một vài nơi, có quần thể đã đông đảo trở lại đến mức gây phiền phức.
Chồn sương chân đen
Bị tuyên bố tuyệt chủng sớm, 120 con chồn sương còn lại đã được tái khám phá vào năm 1981 sau khi một con chó ở nông trại tại Wyoming, Mỹ, tha về nhà một con trong mõm mình. Một thập kỷ sau đó, một chương trình nhân giống thắng lợi đã thả 2.300 con trở lại với tự nhiên.
Kền kền California
Loài kền nền này không giật giải trong bất kỳ cuộc thi
sắc đẹp nào, nhưng sự phục hồi từ đống tro tàn đã giúp nó lọt vào Top 10 loài chim Bắc Mỹ lớn nhất. So với mức tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm 1987, số lượng 125 con ngày nay là một câu chuyện ấn tượng trong tự nhiên cũng như trong ngành gây giống.
Bò rừng Bison
Hơn 50 triệu con đã gặm cỏ trên các cánh đồng Bắc Mỹ trước khi các chàng cao bồi đến miền Tây và săn bắt, và kéo quần thể của chúng xuống chỉ còn 750 con. Năm 1905, Hiệp hội bò Bison Mỹ đã bảo tồn vùng đất cho các đàn bò này và đưa vào những con được gây giống, khiến cho ngày nay dân số của chúng đã tăng lên khoảng 350.000 con.
Đại bàng đầu hói
Sau khi có lệnh cấm sử dụng chất độc DDT, số lượng đại bàng đã tăng từ 417 cặp trong năm 1963 lên 9.250 cặp ngày nay. Thậm chí, hồi tháng 2/2007, Cơ quan dịch vụ thú hoang và nghề cá Mỹ thông báo có thể đưa chúng ra khỏi danh sách các loài nguy cấp.
Nếu chúng ta chung sức bảo vệ và khôi phục lại môi trường
ta cùng hi vọng trái đất sẽ trở lại màu xanh theo bảo chất của nó.
THE-END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thành Ý
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)