Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Chia sẻ bởi Phan Ngọc Bích Thu | Ngày 04/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Thuyết trình: Sinh học
Lớp: 9A7
Trường: Thực Nghiệm Sư Phạm
Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
I. Khái niệm, phân loại tài nguyên thiên nhiên
Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên, là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người

Phân loại:
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên
tái tạo
Tài nguyên
không
tái tạo
Tài nguyên
năng lượng
vĩnh cửu
Phân loại:

Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý.

Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng.

Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
II. Hiện trạng, biện pháp sử dụng một số loại tài nguyên thiên nhiên:
1) Dầu mỏ - khí đốt:

a. Khái niệm:

Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất
hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc.

Khí thiên nhiên, hỗn hợp chất khí cháy
được bao gồm phần lớn là các hydrocarbon

Dầu mỏ và khí thiên nhiên tìm thấy ở trong vỏ Trái Đất.
b. Hiện trạng:

- Đang bị cạn kiệt nhanh chóng
- Thời điểm khủng hoảng về dầu mỏ thế giới đang đến gần

c. Nguyên nhân:
Dầu mỏ là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất điện, nhiên liệu của phương tiện giao thông
Trong công nghiệp hoá dầu, dầu dùng chế biến chất dẻo
Khí thiên nhiên là nhiên liệu trong đời sống
d. Biện pháp xử lí:
Thay thế dầu mỏ bằng:
1. Năng lượng nguyên tử:

Từ đồng vị nguyên tố hydro
kết hợp với nhau tạo phân tử
heli, toả ra năng lượng. Tuy
nhiên, đây chỉ là công nghệ
của tương lai.
d. Biện pháp xử lí:
2. Năng lượng mặt trời, gió, thủy điện:
Đây là những nguồn năng lượng có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, tỷ phần trong nền công nghiệp thế giới chỉ chiếm vài phần trăm.
d. Biện pháp xử lí:
3. Nền kinh tế Hidro, cuộc cách mạng Hidro:
Hydro là nguồn năng lượng thay thế có triển vọng nhất. Hydro có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Hydro tạo ra điện bằng cách cho phản ứng với oxi.
Xe chạy bằng Hydro - Hứa hẹn được dùng rộng rãi trong tương lai
2) Tài nguyên đất - rừng:
a) Vai trò:
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng. Con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Rừng là một hệ sinh thái, nơi dự trữ nhiều loài sinh vật và cung cấp nhiều loại tài nguyên cho con người. Rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, giảm xói mòn đất.
Diện tích đất canh tác bị thu hẹp, chất lượng đất suy thoái. Đất bị ô nhiễm, xói mòn, bạc màu.
Tốc độ phá rừng ngày càng gia tăng, rừng bị khai thác quá mức nên nghèo kiệt, hệ sinh thái rừng bị phá hủy. Nhiều loại sinh vật rừng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
b) Hiện trạng:
c) Nguyên nhân:
Tốc độ đô thị hóa cao nên diện tích đất thu hẹp. Mọi người sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hoá học nên đất ô nhiễm. Nông dân canh tác quá nhiều, phá rừng khiến đất bạc màu, bị xói mòn.
Rừng bị chặt phá bừa bãi do du canh du cư, xây dựng đô thị, đường sá, khu công nghiệp… Chiến tranh hoá học và cháy rừng cũng làm rừng bị phá.
d) Biện pháp:
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng phân xanh, dành cho đất thời gian nghỉ ngơi.

Nâng cao mức phạt với lâm tặc, tăng quân số kiểm lâm, thuyết phục người dân bảo vệ rừng, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người dân sống ven rừng.

Xây dựng Vườn quốc gia

Kiểm soát mua bán, khai thác
rừng. Khai thác kết hợp trồng rừng.
3) Tài nguyên nước:
a) Vai trò:



Nước là thành phần chính của huyết tương
Là môi trường sống của nhiều loài sinh vật
Là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây
Năng lượng dòng nước tạo ra dòng điện trong công nghiệp thủy điện
b) Hiện trạng:

Tài nguyên nước đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nguồn nước ô nhiễm và cạn kiệt.
Nước sạch càng ngày càng khan hiếm.
Ô nhiễm nước ở các con sông đang ở mức báo động, gây suy giảm sức khoẻ cộng đồng và gia tăng bệnh tật.
c) Nguyên nhân:

Khai thác, sử dụng nước không hợp lí nên nước sách bị cạn kiệt.
Nhà nước đưa ra những biện pháp chưa hiệu quả.
Người dân ý thức còn kém.
d) Biện pháp:

Cần có biện pháp xử lí, chấn chỉnh quản lí khai thác, sử dụng nước
Ngăn ngừa tổn thất, phòng chống ô nhiễm
Cải tạo hệ thống công trình thoát nước, xử lí nước thải.
Sử dụng nước sạch tiết kiệm.
Nâng cao chất lượng quy hoạch lưu vực các sông
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
Nâng cấp công nghệ, phương thức dự trữ nước

4) Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu:
(Năng lượng mặt trời và năng lượng gió)
a) Vai trò, tiềm năng:
Năng lượng mặt trời là năng lượng có thể tái tạo. Năng lượng mặt trời dồi dào, gấp nhiều lần năng lượng khai thác được trên mặt đất. Có thể nói đây là nguồn năng lượng sạch và vô tận.
Năng lượng gió không làm ô nhiễm, rất sạch, dồi dào, ít tốn kém khi xây dựng.
b) Hiện trạng sử dụng:

Tuy rẻ, sạch, dồi dào nhưng năng lượng mặt trời chưa phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, cần phải tính ngay đến việc phát triển nó trong tương lai.

Tiềm năng của năng lượng gió cũng rất cao nhưng việc sử dụng, ứng dụng nó còn hạn chế. Khai thác nguồn năng lượng này cũng không phải đơn giản, vì trang thiết bị kĩ thuật còn kém.

c) Xu hướng tương lai:

Cần phát triển mạnh mẽ hơn:

Năng lượng mặt trời: ứng dụng vào pin mặt trời, máy nước nóng, chưng cất bằng năng lượng mặt trời, sấy năng lượng mặt trời

Năng lượng gió: xây dựng thêm nhiều dự án phát điện gió.

Ta cần chuẩn bị ngay bây giờ, vì nếu
không thì có thể gây ra khủng hoảng
năng lượng trong tương lai gần.
Chúng ta hãy sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có! Đừng để cho thế hệ tương lai phải gánh chịu hậu quả do chúng ta gây ra.
Bài thuyết trình đến đây là hết.
Xin cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi.
Bài thuyết trình này do tập thể tổ 2, lớp 9A7 thực hiện.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Ngọc Bích Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)