Bài 57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Chia sẻ bởi Đỗ Ngát | Ngày 04/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Trường thcs thái giang
lớp 9b

đề tài:
ô nhiễm môi trường tại địa phương
Nhóm thực hiện: Tổ 2
Thành viên trong tổ
I. Ô nhiễm môi trường là gì ?
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chấthóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người.
Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường không khí
1. Các hình thức ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa.
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon oxít, lưu huỳnh đioxit, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (somg) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, hóa chất, chất thải từ các nhà máy công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển xa hơn nữa là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước.
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...
Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Ô nhiễm môi trường không khí
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.
3. Tác hại của ô nhiễm môi trường
1. Đối với con người
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 500 triệu người Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách, và khoảng 580 người Ấn Độ chết mỗi ngày vì ô nhiễm nước. Gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống an toàn. Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết sớm/yểu một năm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí. Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí được tin là gây nên 527.700 ca tử vong. Các nghiên cứu ước tính số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ có thể hơn 50.000. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.
2. Đối với hệ sinh thái
Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.
Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.
II. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương
Hiện tượng vứt rác bừa bãi
Hiện nay trên thế giới, môi trường là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm hơn nên việc xả rác và nước thải ra bầu không khí hầu như không còn nữa, người dân được giáo dục rất kĩ về việc bảo vệ môi trường sống xanh-sạch-đẹp. Đáng buồn thay, nước ta lại xuất hiện một hiện tượng khá phổ biến là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng. Việc làm đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể là gây ô nhiễm môi trường. Có thê nói đây là một lối sống thiếu văn minh.
Hiện tượng vứt rác bừa bãi
Bây giờ đi đến đâu ta cũng bắt gặp sự hiện diện của rác. Rác có ở khắp mọi nơi Cho dù là nơi cộng, lớp học, cổng trường, bồn hoa,...ngay cả các danh lam thám cảnh để mọi người tham quan du lịch cũng xuất hiện rác. Ở tại địa phương ta, các đình chùa cũng xuất hiện rác mỗi khi mở hội. Tại trong trường học cũng vậy, sáng sớm các bạn học sinh sạch sẽ nhưng đến cuối giờ học thì rác lại xuất hiện Một số bạn còn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim,…Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”
Hiện tượng vứt rác bừa bãi
Cứ như một nghịch lý: “Ở đâu có biển cấm đổ rác thì ở đó có rác”. Tuy nhiên, ở một số nơi xã, phường không đủ điều kiện để trang bị thùng rác cho người dân sử dụng. Do đó họ phải vứt rác khắp nơi hoặc đào một cái hố sâu mà chôn rác xuống, có người thì gôm rác thành đống rồi đốt. Cũng có nơi có trang bị đầy đủ các thùng rác nhưng họ lại khôngbỏ vào mà lại vứt ra bên ngoài.
Tác hại của hiện tượng vứt rác bừa bãi
Rác luôn tìm ẩn những mối nguy hại cho con người. Ở đâu có rác, ở đó có ruồi muỗi, chuột, gián, sâu bọ,…và các mầm
mống gây ra bệnh dịch khác. Các bãi rác không hợp vệ sinh, không đúng quy cách, đặc biệt là các bãi lộ thiên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm và gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Rác còn gây khó chịu cho những người ở gần chúng, rác còn gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước làm cho những sinh vật dưới nước chết.
Nguyên nhân gây nên tình trạng vứt rác bừa bãi
Xả rác là một thói xấu của nhiều người, việc làm này phản ánh nếp sống văn minh công cộng thấp kém. Nguyên nhân của nó thì rất nhiều, chẳng hạn như:
1. xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công
không phải là của mình vậy thì mắc gì mình phải gìn giữ? Rác thải, đồ phế thải,… cứ ném toạc ra đường là xong, đỡ mất công dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng nguy hại, bởi thế mới dẫn đến tình trạng rác rưởi tràn ngập đường phố, công viên, trường học,… như ngày hôm nay.
2. do thói quen xấu từ lâu đã có nên khó mà sửa đổi “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” là thế. Người ta tiện tay vứt rác ở bất kì chỗ nào. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo thì vứt ngay que và vỏ kẹo xuống đất, uống xong một lon nước ngọt hay chai nước suối thì vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi hoặc vừa đi ngang qua mặc dù thùng rác cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư như chẳng có gì xảy ra. Cho nên những nơi đẹp đẽ như danh lam thắng
Nước Việt Nam ta được mệnh danh là một đất nước xinh đẹp với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là điểm đến, điểm tham quan của các du khách nước ngoài. Nhưng bạn hãy tưởng tượng xem, một ngày nào đó đất nước xinh đẹp này ngập tràn trong biển rác thì bạn sẽ ra sao? Có sống được không? Cũng chính vì những việc thiếu ý thức của con người mà giờ đây hành tinh của chúng ta đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
Nguyên nhân gây nên tình trạng vứt rác bừa bãi
BIỆN PHÁP VÀ KHÁC PHỤC
Ngay từ bây giờ chúng ta phải tích cực tuyên truyền cho người dân biết về tác hại của việc xả rác và các biện pháp xử lý rác hợp lý mà không gây ô nhiễm môi trường. Đổ rác đúng giờ quy định để giữ gìn vệ sinh cho gia đình, cộng đồng và xã hội. 
Bố trí thêm các thùng rác ở nhiều vị trí
Xử phạt nặng những hành vi xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Ban bố nhiều sắc lệnh cấm xả rác.
Dán băng rôn tuyên truyền ở nơi có nhiều người qua lại để nhìn thấy rõ về tác hại của việc xả rác bừa bãi.
Nhanh chóng bắt tay vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức về việc không nên xả rác bừa bãi. 
BIỆN PHÁP VÀ KHÁC PHỤC
Là một học sinh chúng ta phải biết góp phần làm cho cảnh quan thêm trong lành như không xả rác, đi xe đạp, trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh nơi chúng ta ở,… những việc làm này tuy nhỏ bé nhưng “Tích tiểu thành đại” mỗi người không cần làm nhiều, ít thôi nhưng mỗi người một tí thì sẽ chắc chắn một điều rằng môi trường sẽ ngày càng sạch sẽ
hơn, bầu không khí sẽ trong lành hơn nơi chúng ta ở sẽ dần dần trở 
thành một trung tâm văn hóa lớn. Vì, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta…
Vì bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta!
Hãy chung tay bảo vệ môi trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Ngát
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)