Bài 56. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Chia sẻ bởi Đinh Thị Hảo | Ngày 04/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 56. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TA HIỆN NAY.
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra.
Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các hoạt động của con người trực tiếp và gián tiếp gây ra trong sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.
Nguồn: Internet.
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÁC ĐỊA PHƯƠNG TA HIỆN NAY.
I, Ô nhiễm môi trường nước.
II, Ô nhiễm môi trường đất.
III, Ô nhiễm môi trường không khí.
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.
1, Địa điểm.
2, Các tác nhân gây ô nhiễm.
3, Mức độ ô nhiễm.
4, Nguyên nhân gây ô nhiễm.
5, Địa phương đã có các khắc phục chưa?
6, Đề xuất các biện pháp xử lí
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG TA HIỆN NAY.

Nước sông bị đen do nước thải chưa qua xử lí của một số nhà dân xung quanh khu vực Cầu Huy Ngạc (sông Công).
- Hình ảnh do bạn Hoàng Thị Xuân chụp – cung cấp.
Nước suối bị ô nhiễm do người dân xả rác bừa bãi xung quanh khu vực Cầu Thông.
- Ảnh do bạn Hoàng Thị Xuân chụp – cung cấp.
Một khúc suối được nước từ cầu Thông chảy ra.
- Ảnh do bạn Hoàng Thị Xuân, Nguyễn Hồng Vân chụp, cung cấp.

Một số khúc suối bị ô nhiễm khác do nước từ cầu Thông chảy ra.

- Hình ảnh do bạn Hoàng Thị Xuân chụp – cung cấp.
I, Địa điểm tìm hiểu:
- Cầu Huy Ngạc (Sông Công).
- Cầu Thông (Thị Trấn Hùng Sơn).
- Một nhánh của cầu Thông(Thị Trấn Hùng Sơn).
II, Các tác nhân gây ô nhiễm:
CÁC CHẤT HỮU CƠ TỔNG HỢP:
- CÁC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT. Có một số loại độc, độc vừa hoặc ít độc. Người ta thường phân loại theo thành phần hóa học gồm halogen, phospho, cacbonat, chlorophenocyanid ...
CÁC CHẤT TẨY RỬA. Các chất phụ gia, bổ sung cho chất tẩy rửa chính, tạo môi trường kiềm theo ý muốn cho hoạt động bề mặt.
- CÁC CHẤT HỮU CƠ TỔNG HỢP KHÁC Số lượng và chủng loại vô cùng nhiều, đều là những chất tiêu thụ oxy vì chúng không bền, có khuynh hướng oxy hóa thành các dạng đơn giản hơn, sẽ lấy oxy hòa tan trong nước để oxy hóa làm giảm độ hòa tan của oxy trong nước (DO). Hàm lượng oxy hòa tan này là chỉ tiêu quan trọng để kiểm soát chất lượng nước.
CÁC CHẤT DẠNG VÔ CƠ
- CÁC LOẠI PHÂN BÓN VÔ CƠ
Thành phần chủ yếu là C, H, O2 và N, P, K dưới dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ cùng với yếu tố vi sinh vật. Một phần khá lớn các phân bón trôi theo nước, bốc hơi, chuyển hóa hoặc thấm xuống đất và tồn lưu trong đất.
- CÁC KHOÁNG CHẤT ACID. Nước thải từ sản xuất công nghiệp, trôi theo dòng nước thải vào nước làm gia tăng độ acid, giảm độ pH của nước.
- CÁC VI SINH VẬT GÂY BỆNH
Nước thải sinh hoạt chứa khá nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc trưng là các dạng Coliformes, tiêu biểu là Escheria Coli gây bệnh đường ruột.
- RÁC THẢI:
Chất thải rắn từ các nhà dân, khu dân cư thải trực tiếp ra môi trường mà không thông bộ phận dọn dẹp và vệ sinh môi trường.
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG TA HIỆN NAY
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG TA HIỆN NAY

III. Mức độ ô nhiễm:
RẤT Ô NHIỄM.
IV. Nguyên nhân gây ô nhiễm:
- Do ý nhận thức/ý thức của người dân chưa cao.
- Do địa phương chưa có biện pháp xử lí việc thải rác ra ngoài môi trường chặt chẽ, công tác tuyên truyềngiáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến việc chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
V. Địa phương đã xó các biện pháp khắc phục chưa?
Hiện tại, 1 số địa phương đã có các biện pháp khắc phục, nhưng đa số vẫn là do ý thức của người dân, và một phần là do các cán bộ của địa phương vẫn nới lỏng, chưa quản chặt lí chặt chẽ, khi xử lí còn nhẹ tay, nhân nhượng.
VI. Đề xuất các biện pháp xử lí:
- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất)
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ mạch nước ngầm bằng cách trồng nhiều cây xanh, không khoan giếng ngầm khi chưa được sự đồng ý của chính quyền địa phương, không xả rác, vứt vỏ thuốc bảo quản thực vật bừa bãi để tránh những chất độc thấm vào đất và mạch nước ngầm.
Rác thải từ người dân ở Bưu Chính Viễn Thông Đại Từ và cầu Huy Ngạc.
- Ảnh do bạn Hoàng Thị Xuân chụp, cung cấp -
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG TA HIỆN NAY.


Rác thải sinh hoạt, thuốc bảo quản thực vật của người dân thải trực tiếp ra môi trường.
- Ảnh do bạn Hoàng Thị Xuân chụp, cung cấp -

I, Địa điểm tìm hiểu:
Cầu Huy Ngạc (Sông Công).
Bưu Chính Viễn Thông Đại Từ
Cầu Thông (Thị Trấn Hùng Sơn).
II, Các tác nhân gây ô nhiễm:
- Tro than được sử dụng cho các khu dân cư, thương mại, và công nghiệp sưởi ấm, cũng như cho quá trình công nghiệp như nấu chảy quặng, là một nguồn ô nhiễm phổ biến trong một quốc gia đã được công nghiệp hóa trước năm 1960. Than tự nhiên tập trung chì và kẽm trong thời gian hình thành của nó, cũng như các kim loại nặng ở mức độ thấp hơn. 
- Nước thải xử lý bùn thải, được biết đến trong ngành công nghiệp như là chất rắn sinh học, và được tranh cãi như một loại phân bón cho đất. Vì nó là sản phẩm phụ của xử lý nước thải, nó thường chứa nhiều chất gây ô nhiễm như sinh vật, thuốc trừ sâu và kim loại nặng khác.
- Thuốc trừ sâu là một chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để tiêu diệt sâu bệnh. Một loại thuốc trừ sâu có thể là một chất hóa học, tác nhân sinh học (như một virus hoặc vi khuẩn), kháng khuẩn, khử trùng hoặc là một thiết bị dùng để chống lại bất kỳ các loại sâu bệnh. Sâu bệnh bao gồm côn trùng, tác nhân gây bệnh, cỏ dại, động vật thân mềm, loài chim, động vật có vú, cá, giun tròn (giun tròn) và vi khuẩn cạnh tranh với con người trong thực phẩm, hủy hoại tài sản, lây lan hoặc là một véc tơ bệnh hoặc gây ra một mối phiền toái. Mặc dù sử dụng thuốc trừ sâu là có ích nhưng cũng có nhược điểm, chẳng hạn như độc tính tiềm tàng đối với con người và các sinh vật khác. Thuốc diệt cỏ được sử dụng để tiêu diệt cỏ dại, đặc biệt là trên vỉa hè và đường sắt. Chúng tương tự như auxin và hầu hết có thể phân hủy bởi vi khuẩn trong đất. Tuy nhiên, một nhóm có nguồn gốc từ trinitrotoluene có tạp chất dioxin, rất độc hại và gây tử vong ngay cả ở nồng độ thấp. Thuốc diệt cỏ khác là Paraquat. Nó là có độc tính cao nhưng nó nhanh chóng bị giảm nồng độ trong đất do tác động của vi khuẩn và không giết chết động vật đất.
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở ĐỊA PHƯƠNG TA HIỆN NAY
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở ĐỊA PHƯƠNG TA HIỆN NAY
III. Mức độ ô nhiễm:
NHIỀU.
IV. Nguyên nhân gây ô nhiễm:
- Thâm canh, nạn phá rừng, cây biến đổi gen, rác thải phóng xạ.
- Tai nạn công nghiệp, bãi chôn lấp và vứt bỏ rác thải bất hợp pháp. Hoạt động nông nghiệp, chẳng hạn như sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón.
- Khai thác mỏ và các ngành công nghiệp khác. Dầu và nhiên liệu thải bỏ. Chôn lấp rác thải, thải bỏ tro than.
- Nước mặt bị ô nhiễm thấm vào đất. Chất thải chưa qua xử lí của các hộ gia đình.
V. Địa phương đã có các biện pháp khắc phục chưa?
Cũng giống như thực trạng ô nhiễm môi trường nước, hiện tại, 1 số địa phương đã có các biện pháp khắc phục, nhưng đa số vẫn là do ý thức của người dân, và một phần là do các cán bộ của địa phương vẫn nới lỏng, chưa quản chặt lí, và xử lí chặt chẽ.
VI. Đề xuất các biện pháp xử lí:
- Làm sạch hoặc xử lý môi trường được phân tích bởi các nhà khoa học môi trường, những người đo lường và am hiểu về các lĩnh vực hóa chất đất và cũng áp dụng các Mô hình hiện đại để phân tích sự lan truyền chất ô nhiễm và thời gian tồn tại của các hóa chất trong đất. Có một số chiến lược chủ yếu để khắc phục hậu quả:
- Đào đất và mang nó đến một bãi thải ra xa khỏi những con đường tiếp xúc với con người và hệ sinh thái nhạy cảm. Kỹ thuật này cũng được áp dụng để nạo vét những vịnh bùn có chứa độc tố.
- Sục khí đất tại địa điểm bị ô nhiễm (với nguy cơ ô nhiễm không khí)
- Khắc phục bằng cách dùng nhiệt để nâng cao nhiệt độ dưới bề mặt đủ cao để hơi các chất gây ô nhiễm hóa học bay ra khỏi đất.
- Xử lý sinh học, liên quan đến sự tiêu hóa các hóa chất hữu cơ của vi khuẩn.
- Chiết xuất nước ngầm hoặc hơi đất với hệ thống điện hoạt động, với việc bỏ đi chất ô nhiễm có được do chiết xuất.
- Ngăn chặn các chất gây ô nhiễm đất (chẳng hạn như đóng nắp hoặc mở nắp hóa chất).
- Tích cực tuyên truyền tới mọi người bảo vệ môi trường đất, không xả rác, hóa chất bừa bãi ra ngoài môi trường để tránh ô nhiễm mạch nước ngầm
- Tuyên truyền tới mọi người về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đất cũng như việc bảo vệ môi trường – bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Cảm ơn các bạn và quý thầy cô đã xem bài thuyết trình của nhóm!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Hảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)