Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
Chia sẻ bởi Trương Thị Xuân Thanh |
Ngày 04/05/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý- hóa học-sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong nước.
1.Nguồn gốc sự ô nhiễm :
Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên:
là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt...Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp... kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật và vi sinh vật gây hại.
Sự ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo:
- Sự ô nhiễm nhân tạo là quá trình thải các chất độc hại chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp.. vào môi trường nước.
Theo bản chất của tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân biệt: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lý, ô nhiễm phóng xạ..
Sự tác động qua lại giữa ô nhiễm môi trường Khí - Nước -Đất :(đất-nước-kk là 1 chu trình kín )
+ đất ô nhiễm khi mưa xuống sẽ rửa trôi các chất ô nhiễm xuống kênh rạch... sau đó đổ ra sông làm ô nhiễm nước.
+ khi nước ô nhiễm , người dân sử dụng nước tưới tiêu nên sẽ làm ô nhiễm đất
+ khi kk bị ô nhiễm, sẽ gây hiện tượng mưa axit gây ô nhiễm đất và nước
+ khi đât nước ô nhiễm, qua quá trình bốc hơi vào kk sẽ làm ô nhiễm kk
( nó là 1 vòng tuần hoàn kín)
THỰC TRẠNG
Các loại ô nhiễm nước:
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hoá học hay vật lý.
1. Ô nhiễm sinh học của nước:
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy…
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh…
2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ:
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thuỷ sinh vật.
Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.
Nhiễm độc chì (Saturnisne): Đó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hoá học cũng đáng lo ngại:
Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 – 40% lương phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
3. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp:
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa…như: chất tẩy rửa ( bột giặt tổng hợp và xà bông), nông dược, các tác nhân vật lý.
Sự tác động của con người:
Sự vô ý thức của con người cũng là một vấn nạn lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường.Như: hút thốc lá nơi công công, vức rác bừa bãi...
Ô nhiễm nguồn nước Sông-Biển:
- Ở các đại dương nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
- Sinh hoạt của con người: nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
- Do các chất hữu cơ tổng hợp.
- Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các hoạt động công nghiệp: các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức;và các hoạt động nông nghiệp: các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ.
Tác nhân sinh học gây ô nhiễm nguồn nước:
Nguồn ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải bệnh viện.. Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học, người ta dùng chỉ số coliform.
Nguyên nhân:
Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được.
Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức.
Các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
Nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Cơ sở hạ tầng yếu kém lạc hậu
- Nhận thức của người dân về môi trường chưa cao.
Chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý bảo vệ môi trường…
Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu .
Cơ chế phân công và phối hợp trong các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng.
Hậu quả:
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên.
Trái đất nóng lên.
Các biện pháp phòng ngừa:
Biện pháp quản lý chất thải:
Giải pháp trước mắt:
Cần chủ động tăng cường kiểm soát các nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề trên địa bàn. Thực hiện biện pháp cưỡng chế các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không có khả năng giảm thiểu
Giải pháp tổng thể lâu dài:
- Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông quy hoạch môi trường lưu vực sông có tính khả thi được cấp trên phê duyệt
- Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách phù hợp
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các ngành các cấp
- Xây dựng và duy trì có hiệu quả hoạt động của mô hình tổ chức quản lý môi trường lưu vực sông.
Biện pháp xử lý chất thải:
-Thay thế các chất gây ô nhiễm bằng các chất ít gây ô nhiễm:
-Tìm kiếm các công nghệ không có chất thải:
-Sử dụng chất thải để tái chế sản xuất thành các đồ dùng khác.
-Tự làm sạch nguồn nước: là quá trìng phục hồi lại trạng thái chất lượng nước ban đầu nhờ các quá trình thủy động học, vật lý, hóa học, sinh học...diễn ra trong nguồn nước.
- Dùng nước thải và cặn bã phục vụ nông nghiệp: một số loại nước thải công nghiệp thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ và chất dinh dưỡng như: N, P, K... có thể sử dụng để nuôi cá và tưới ruộng,....
- Xây dựng các hồ và bể chứa nước: việc xây dựng các hồ và bể chứa nước có ý nghĩa rất lớn trong chu trình thủy văn và trong hoạt động kinh tế - xã hội của con người.
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI
CÁC CÔNG TÁC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Tuyên truyền giáo dục để mọi người biết rằng nước không phải là tài nguyên vô tận.
Kiểm soát tài nguyên nước bằng các định luật riêng của từng quốc gia và phải có sự thống nhất giữa các tổ chức, các quốc gia trên thế giới trong vấn đề bảo vệ tài nguyên nước.
VÌ MỘT THẾ GIỚI TRONG LÀNH
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý- hóa học-sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong nước.
1.Nguồn gốc sự ô nhiễm :
Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên:
là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt...Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp... kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật và vi sinh vật gây hại.
Sự ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo:
- Sự ô nhiễm nhân tạo là quá trình thải các chất độc hại chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp.. vào môi trường nước.
Theo bản chất của tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân biệt: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lý, ô nhiễm phóng xạ..
Sự tác động qua lại giữa ô nhiễm môi trường Khí - Nước -Đất :(đất-nước-kk là 1 chu trình kín )
+ đất ô nhiễm khi mưa xuống sẽ rửa trôi các chất ô nhiễm xuống kênh rạch... sau đó đổ ra sông làm ô nhiễm nước.
+ khi nước ô nhiễm , người dân sử dụng nước tưới tiêu nên sẽ làm ô nhiễm đất
+ khi kk bị ô nhiễm, sẽ gây hiện tượng mưa axit gây ô nhiễm đất và nước
+ khi đât nước ô nhiễm, qua quá trình bốc hơi vào kk sẽ làm ô nhiễm kk
( nó là 1 vòng tuần hoàn kín)
THỰC TRẠNG
Các loại ô nhiễm nước:
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hoá học hay vật lý.
1. Ô nhiễm sinh học của nước:
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy…
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh…
2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ:
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thuỷ sinh vật.
Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.
Nhiễm độc chì (Saturnisne): Đó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hoá học cũng đáng lo ngại:
Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 – 40% lương phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
3. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp:
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa…như: chất tẩy rửa ( bột giặt tổng hợp và xà bông), nông dược, các tác nhân vật lý.
Sự tác động của con người:
Sự vô ý thức của con người cũng là một vấn nạn lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường.Như: hút thốc lá nơi công công, vức rác bừa bãi...
Ô nhiễm nguồn nước Sông-Biển:
- Ở các đại dương nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
- Sinh hoạt của con người: nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
- Do các chất hữu cơ tổng hợp.
- Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các hoạt động công nghiệp: các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức;và các hoạt động nông nghiệp: các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ.
Tác nhân sinh học gây ô nhiễm nguồn nước:
Nguồn ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải bệnh viện.. Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học, người ta dùng chỉ số coliform.
Nguyên nhân:
Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được.
Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức.
Các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
Nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Cơ sở hạ tầng yếu kém lạc hậu
- Nhận thức của người dân về môi trường chưa cao.
Chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý bảo vệ môi trường…
Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu .
Cơ chế phân công và phối hợp trong các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng.
Hậu quả:
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên.
Trái đất nóng lên.
Các biện pháp phòng ngừa:
Biện pháp quản lý chất thải:
Giải pháp trước mắt:
Cần chủ động tăng cường kiểm soát các nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề trên địa bàn. Thực hiện biện pháp cưỡng chế các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không có khả năng giảm thiểu
Giải pháp tổng thể lâu dài:
- Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông quy hoạch môi trường lưu vực sông có tính khả thi được cấp trên phê duyệt
- Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách phù hợp
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các ngành các cấp
- Xây dựng và duy trì có hiệu quả hoạt động của mô hình tổ chức quản lý môi trường lưu vực sông.
Biện pháp xử lý chất thải:
-Thay thế các chất gây ô nhiễm bằng các chất ít gây ô nhiễm:
-Tìm kiếm các công nghệ không có chất thải:
-Sử dụng chất thải để tái chế sản xuất thành các đồ dùng khác.
-Tự làm sạch nguồn nước: là quá trìng phục hồi lại trạng thái chất lượng nước ban đầu nhờ các quá trình thủy động học, vật lý, hóa học, sinh học...diễn ra trong nguồn nước.
- Dùng nước thải và cặn bã phục vụ nông nghiệp: một số loại nước thải công nghiệp thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ và chất dinh dưỡng như: N, P, K... có thể sử dụng để nuôi cá và tưới ruộng,....
- Xây dựng các hồ và bể chứa nước: việc xây dựng các hồ và bể chứa nước có ý nghĩa rất lớn trong chu trình thủy văn và trong hoạt động kinh tế - xã hội của con người.
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI
CÁC CÔNG TÁC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Tuyên truyền giáo dục để mọi người biết rằng nước không phải là tài nguyên vô tận.
Kiểm soát tài nguyên nước bằng các định luật riêng của từng quốc gia và phải có sự thống nhất giữa các tổ chức, các quốc gia trên thế giới trong vấn đề bảo vệ tài nguyên nước.
VÌ MỘT THẾ GIỚI TRONG LÀNH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thị Xuân Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)