Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
Chia sẻ bởi Đặng Đạm |
Ngày 04/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
BÀI THUYẾT TRÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BiỂN
Nhóm thực hiện:
Tr`n Ghi
Thi`u Van Quang
Nguy~n Ta`i Nang
Nguy?n Ng?c Tru?ng
Ph?m Minh Quy?n
Tr?n Quang Thi
MỤC LỤC
Đặc điểm, vai trò
Tình hình sử dụng
Ô nhiễm môi trường biển
Biện pháp khắc phục
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Biển và đại Dương chiếm 71%diện tích trên hành tinh với độ sâu trung bình là 3710 m, tổng khối nứơc là 1,37tỉ km3.Gồm 4 Đại Dương lớn và hàng chục nghìn đảo ,quần đảo lớn nhỏ.. Biển Việt Nam chúng ta với chiều dài khoảng 3260 km, gần 3000 đảo lớn nhỏ,nằm rải rác , vùng biển rộng gấp vài lần diện tích đất liền
Phần 1:
VAI TRÒ
1. Là nguồn gen ,nguồn thực phẩm quý giá cho con người.Nhiều loài được coi là hoá thạch sống:ốc anh vũ, thú mỏ vịt..
2. Là điểm du lịch, nghỉ mát lí tưởng cho du khách quốc tế cũng như trong nước
3.Là con đường lưu thông hàng hoá trên biển
4. Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thuỷ sản
5. Biển cung cấp nhiên liệu, khí đốt cho nhiều ngành công nghiệp
6. Là kho muối, khổng lồ, với nồng độ muối biển khá cao 35 %
7. Vùng gần bờ là nơi nuôi trồng thuỷ sản
8. Là kho cát lớn với chất lượng cao ,cung cấp vật liệu cho nhiều ngành: xây dựng, công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, pha lê..
Phần 2:
Tình hình sử dụng
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
Diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản được mở rộng
Các hoạt động kinh tế : cảng biển hàng hải, du lịch, giải trí. ngày càng đa dạng.
Với diện tích gấp nhiều lần so với đất liền, cùng với nguồn lợi mà biển đem lại, biển ngày càng được tận dụng triệt để , nhằm phục vụ lợi ích của con người .
Lượng tàu lớn đi biển ngày càng tăng cường đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao.Cá biển cung cấp 24% lượng đạm cần thiết cho con người.
Các thành tựu khoa học được áp dụng vào việc khai thác và xử lý các nguồn lợi từ biển.
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẬU QUẢ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN KHÔNG KẾ HOẠCH
PHẦN 3:
NGUYÊN NHÂN GÂY
Ô NHIỄM
1/ Tràn dầu trên biển:
Biển là một trong những địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất.. Các hoạt động thông thường kèm theo việc khai thác và vận chuyển dầu gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do dầu.
Hình ảnh biển bị ô nhiễm
Các vụ rò rỉ và tràn dầu đã được cục môi trường thống kê bằng dữ liệu kể từ năm 1989. Vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào đầu tháng 4 năm 1994: làm tràn ra 1700 tấn dầu gasoil ảnh hưởng đến vùng cảng và 30000 ha ruộng lúa, trại cá và trại vịt.
Các vụ tràn dầu xảy ra vì nhiều nguyên nhân:
+ Gia tăng mật độ đi lại, thiếu sự kiểm soát giao thông và các biện pháp an toàn không phù hợp trên một số tàu chở dầu.
+ Do vệ sinh tàu chở dầu bằng nước biển .
+ Do quá trình khai thác và chế biến dầu tại các dàn khoan và cơ sở ven biển.
2/ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC
Hiện nay, các ngành công nghiệp đều đo trực tiếp chất thải chưa được xử lí, kim loại nặng và độc tố vào môi trường
3/ ĐỔ VÀ XẢ CHẤT THẢI
XUỐNG SÔNG
Chất thải không được xử lí đang được đổ xuống sông của Việt Nam. Kim loại và nhiều thuốc trừ sâu (DDT) tích luỹ sinh học trong cá và các dộng vật khác. Tình trạng này có hại cho sức khoẻ các động vật biển và có thể gây tử vong. Con người sử dụng chúng làm thức ăn sẽ chịu ảnh hưởng của sự tích luỹ sinh học này và có nguy cơ gặp rủi ro nguy hại đến sức khoẻ.
Nước cống rãnh không được xử lí và các chất ô nhiễm từ công nghiệp và nông nghiệp đang đổ vào sông của Việt Nam . Các con sông này đổ ra biển, là ô nhiễm môi trường biển và đới bờ.
4/ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
+ Nước thải đô thị thải xuống cống hoặc rãnh lộ thiên ? ao, hồ, sông, suối ? biển.
ô nhiễm môi trường biển ở Đà Nẵng:
ô nhiễm môi trường biển ở khu du lịch Cổ Thạch(Bình Thạnh):
Ô NHIỄM NƯỚC Ở KÊNH THỊ NGHÈ
RÁC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN
Ô NHIỄM BIỂN
+ Các bể phốt có chất lượng kém, không được tu sửa thường xuyên ? nước thải chưa được xử lí thải ra môi trường trong các đợt mưa bão.
+ Hệ thống thoát nước khi có bão không đủ và không phù hợp ? nước tràn trong các cơn bão cùng nước cống và rác rưởi lan rộng đe doạ sức khoẻ của nhân dân.
4/ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH
THUỶ SẢN:
+ Nuôi trồng thuỷ sản là một hướng phát triển mạnh mang tính đột pha của ngành thuỷ sản vì vậy rất nhiều diện tích rừng ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang chuyển đổi sang đầm nuôi tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã trở thành nguy cơ gây ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng cho các vùng ven biển.
+ Nước ta, chất thải từ nuôi tôm là vấn đề lớn cần được quan tâm. Việc xả nước thải chưa qua xử lý còn tuỳ tiện, đa số được thải trực tiếp ra bên ngoài. Nếu ở quy mô nhỏ thì trong một vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. Nhưng nếu diện tích nuôi lớn, tập trung và việc phát thải diễn ra trong thời gian dài thì sẽ gây ô nhiễm môi trường biển ven bờ, gây phú dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên
5/ Công nghiệp phá dỡ tàu:
+ Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp phá dỡ tàu cũ thô sơ lạc hậu, không quan tâm đến đầu tư công nghệ xử lí, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.(phá dỡ một con tàu đem lại 90 - 95% nguồn thép nhưng "đẻ" ra cả một núi chất độc có hại chiếm 15 _ 20% trọng lượng tàu gồm: nước bẩn ở đáy tàu, dầu và nghiên liệu gây ra do sự cố tràn dầu, đặc biệt là sơn và lớp sơn bảo vệ thân tàu, các mảnh kim loại,.)
+ Các tàu đóng từ năm 70 khi phá dỡ sẽ có nhiều chất độc hại : PBC, thuỷ ngân, thạch tín, kim loại nặng,.
6/ Nguyên nhân khác
Quá trình đô thị hoá đã tác động đến vùng ven bờ và vùng biển. Các hoạt động khai thác nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động qua lại của các loại tàu ra vào cảng cũng tác động mạnh mẽ tới môi trường biển. Hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp cũng tạo nên những bất cập cho môi trường ven biển. Du lịch phát triển số du khách ngày càng tăng cao cũng là tác nhân đối với môi trường biển.
Biển bị nhiễm bẩn do các luồng tàu đi và tại các cảng, nên ô nhiễm Hydrocacbon là khá cao.
Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ đến môi trường biển. Nồng độ CO2 trong không khí cao làm cho lượng CO2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều bụi và kim loại nặng được không khí mang ra biển. Hiệu ứng nhà kính kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển
- Phá huỷ nơi cư trú: Phá rừng ngập mặn bừa bãi để nuôi tôm với tốc độ 2,3% năm, phá huỷ các rạn san hô, các thảm cỏ biển, các vùng triều lầy...
- Khai thác quá mức và không hợp lý:
Việc buôn bán các hàng mỹ nghệ từ hải sản, phát triển ở các trung tâm du lịch là nguyên nhân dẫn đến làm cạn kiệt một số loài san hô cảnh, trai ốc, tôm hùm và đồi mồi. Việc buôn bán cá cảnh biển phát triển mạnh kéo theo việc đánh bắt quá mức cá trên các rạn san hô
Đánh cá huỷ diệt:
Và cá Heo phải chết “tập thể”trên bãi biển:
Ngoài các nguồn ô nhiễm nhân tạo, biển còn bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên,.
Ô nhiễm môi trường biển đã và đang là vấn đề bức xúc
Thêm vào đó, các thiên tai như bão lũ, xâm nhập mặn có tác động lớn đến môi trường biển và đới bờ. Các hoạt động của thiên tai có thể trầm xúc, nó đã dẫn tới những hậu quả cho môi trường biển và đới bờ của nước ta như sau:
II. HẬU QUẢ
-Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại
-Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tu trong trầm tích biển vùng ven bờ
Suy thoái hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển,.
-Cạn kiệt nguồn tôm giống và các đàn cá gần bờ.
Kết quả làm cho nhiều loài sv biển bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng:
Loài Rồng biển có nguy cơ bị tuyệt chủng:
Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật tính đa dạng sinh vật biển.
Xuất hiện các hiện tượng thuỷ triều đỏ, tích tụ chất ô nhiễm trong thực phẩm lấy từ biển .
Hiện tượng triều đỏ
Xói lở đất ven biển: Nam Định hiện có hơn 25 km đê bao đang bị đe dọa do xói lở. Các đụn cát ở phá Tam Giang và Quảng Nam, Quảng Bình cũng đang mất đi, làm thay đổi địa mạo của vùng ven biển.
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
1. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ.
Cần xác định được mức độ khai thác phù hợp, tránh khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Lựa chọn hình thức khai thác phù hợp vối từng vùng từng quốc gia. Hiện nay có 2 hình thức: Khai thác quy mô nhỏ và quy mô lớn.
Phần 4:
Thiết lập các vùng bảo vệ tài nguyên sinh vật biển đó là những vùng sinh sống tập trung sinh sản của các loài sinh vật biển.
Xác định mức độ khai thác, chọn vùng khai thác, hình thức, kỹ thuật khai thác phù hợp.
- Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ đây là nơi sinh sống, sinh sản, cung cấp thức ăn của sinh vật biển.
2. Chống bồi lấp biển do khai thác tài nguyên khoáng sản.
Cần bảo vệ rừng ven biển và tích cực trồng cây để hạn chế quá trình rửa trôi lớp đất ra biển nhất là những bãi thải của các mỏ khai thác khoáng sản.
3. Chống ô nhiễm môi trường biển
Hạn chế và khắc phục những hậu quả do tràn dầu: Đắm tàu, vết dầu loang do tràn từ các tàu chở dầu, rò rỉ ống dẫn dầu.
Hạn chế tới mức thấp nhất các hoạt động gây ô nhiễm do xây dựng các khu công nghiệp, đô thị bến cảng, rác thải sinh hoạt, công nghiệp.
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
Cần hết sức thận trọng khi sử dụng đất ven biển vào sản xuất nông nghiệp cũng như hạn chế các rác thải từ nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Không nên phá các rừng ngập mặn để lấy đất trồng cây nông nghiệp
3. Chống ô nhiễm môi trường biển
Tiến hành cải tạo các vùng đất bị hoang hoá ven bờ như đào kênh dẫn nước biển vào, trồng lại rừng ngập mặn.
- Nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển
3. Chống ô nhiễm môi trường biển
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
4. Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và giáo dục về bảo vệ môi trường biển.
Thực hiện nghiêm ngặt các điều khoản của luật môi trường, nghiêm cấm việc khai thác các loài đang bị đe dọa.
Có kế hoạch đánh bắt phù hợp
4. Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và giáo dục về bảo vệ môi trường biển.
Giáo dục và phổ biến kiến thức về sử dụng hợp lý về sử dụng môi trường biển.
Tổ chức tuyên truyền, vận động, mở các lớp tập huấn đến các tầng lớp nhân dân.
Tài liệu tham khảo:
http://www.google.com.vn
http://www.thiennhien.net
http://www.ebook.edu.vn
http://www.baigiang.bachkim.vn
The end
Nhóm thực hiện:
Tr`n Ghi
Thi`u Van Quang
Nguy~n Ta`i Nang
Nguy?n Ng?c Tru?ng
Ph?m Minh Quy?n
Tr?n Quang Thi
MỤC LỤC
Đặc điểm, vai trò
Tình hình sử dụng
Ô nhiễm môi trường biển
Biện pháp khắc phục
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Biển và đại Dương chiếm 71%diện tích trên hành tinh với độ sâu trung bình là 3710 m, tổng khối nứơc là 1,37tỉ km3.Gồm 4 Đại Dương lớn và hàng chục nghìn đảo ,quần đảo lớn nhỏ.. Biển Việt Nam chúng ta với chiều dài khoảng 3260 km, gần 3000 đảo lớn nhỏ,nằm rải rác , vùng biển rộng gấp vài lần diện tích đất liền
Phần 1:
VAI TRÒ
1. Là nguồn gen ,nguồn thực phẩm quý giá cho con người.Nhiều loài được coi là hoá thạch sống:ốc anh vũ, thú mỏ vịt..
2. Là điểm du lịch, nghỉ mát lí tưởng cho du khách quốc tế cũng như trong nước
3.Là con đường lưu thông hàng hoá trên biển
4. Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thuỷ sản
5. Biển cung cấp nhiên liệu, khí đốt cho nhiều ngành công nghiệp
6. Là kho muối, khổng lồ, với nồng độ muối biển khá cao 35 %
7. Vùng gần bờ là nơi nuôi trồng thuỷ sản
8. Là kho cát lớn với chất lượng cao ,cung cấp vật liệu cho nhiều ngành: xây dựng, công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, pha lê..
Phần 2:
Tình hình sử dụng
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
Diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản được mở rộng
Các hoạt động kinh tế : cảng biển hàng hải, du lịch, giải trí. ngày càng đa dạng.
Với diện tích gấp nhiều lần so với đất liền, cùng với nguồn lợi mà biển đem lại, biển ngày càng được tận dụng triệt để , nhằm phục vụ lợi ích của con người .
Lượng tàu lớn đi biển ngày càng tăng cường đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao.Cá biển cung cấp 24% lượng đạm cần thiết cho con người.
Các thành tựu khoa học được áp dụng vào việc khai thác và xử lý các nguồn lợi từ biển.
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẬU QUẢ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN KHÔNG KẾ HOẠCH
PHẦN 3:
NGUYÊN NHÂN GÂY
Ô NHIỄM
1/ Tràn dầu trên biển:
Biển là một trong những địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất.. Các hoạt động thông thường kèm theo việc khai thác và vận chuyển dầu gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do dầu.
Hình ảnh biển bị ô nhiễm
Các vụ rò rỉ và tràn dầu đã được cục môi trường thống kê bằng dữ liệu kể từ năm 1989. Vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào đầu tháng 4 năm 1994: làm tràn ra 1700 tấn dầu gasoil ảnh hưởng đến vùng cảng và 30000 ha ruộng lúa, trại cá và trại vịt.
Các vụ tràn dầu xảy ra vì nhiều nguyên nhân:
+ Gia tăng mật độ đi lại, thiếu sự kiểm soát giao thông và các biện pháp an toàn không phù hợp trên một số tàu chở dầu.
+ Do vệ sinh tàu chở dầu bằng nước biển .
+ Do quá trình khai thác và chế biến dầu tại các dàn khoan và cơ sở ven biển.
2/ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC
Hiện nay, các ngành công nghiệp đều đo trực tiếp chất thải chưa được xử lí, kim loại nặng và độc tố vào môi trường
3/ ĐỔ VÀ XẢ CHẤT THẢI
XUỐNG SÔNG
Chất thải không được xử lí đang được đổ xuống sông của Việt Nam. Kim loại và nhiều thuốc trừ sâu (DDT) tích luỹ sinh học trong cá và các dộng vật khác. Tình trạng này có hại cho sức khoẻ các động vật biển và có thể gây tử vong. Con người sử dụng chúng làm thức ăn sẽ chịu ảnh hưởng của sự tích luỹ sinh học này và có nguy cơ gặp rủi ro nguy hại đến sức khoẻ.
Nước cống rãnh không được xử lí và các chất ô nhiễm từ công nghiệp và nông nghiệp đang đổ vào sông của Việt Nam . Các con sông này đổ ra biển, là ô nhiễm môi trường biển và đới bờ.
4/ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
+ Nước thải đô thị thải xuống cống hoặc rãnh lộ thiên ? ao, hồ, sông, suối ? biển.
ô nhiễm môi trường biển ở Đà Nẵng:
ô nhiễm môi trường biển ở khu du lịch Cổ Thạch(Bình Thạnh):
Ô NHIỄM NƯỚC Ở KÊNH THỊ NGHÈ
RÁC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN
Ô NHIỄM BIỂN
+ Các bể phốt có chất lượng kém, không được tu sửa thường xuyên ? nước thải chưa được xử lí thải ra môi trường trong các đợt mưa bão.
+ Hệ thống thoát nước khi có bão không đủ và không phù hợp ? nước tràn trong các cơn bão cùng nước cống và rác rưởi lan rộng đe doạ sức khoẻ của nhân dân.
4/ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH
THUỶ SẢN:
+ Nuôi trồng thuỷ sản là một hướng phát triển mạnh mang tính đột pha của ngành thuỷ sản vì vậy rất nhiều diện tích rừng ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang chuyển đổi sang đầm nuôi tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã trở thành nguy cơ gây ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng cho các vùng ven biển.
+ Nước ta, chất thải từ nuôi tôm là vấn đề lớn cần được quan tâm. Việc xả nước thải chưa qua xử lý còn tuỳ tiện, đa số được thải trực tiếp ra bên ngoài. Nếu ở quy mô nhỏ thì trong một vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. Nhưng nếu diện tích nuôi lớn, tập trung và việc phát thải diễn ra trong thời gian dài thì sẽ gây ô nhiễm môi trường biển ven bờ, gây phú dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên
5/ Công nghiệp phá dỡ tàu:
+ Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp phá dỡ tàu cũ thô sơ lạc hậu, không quan tâm đến đầu tư công nghệ xử lí, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.(phá dỡ một con tàu đem lại 90 - 95% nguồn thép nhưng "đẻ" ra cả một núi chất độc có hại chiếm 15 _ 20% trọng lượng tàu gồm: nước bẩn ở đáy tàu, dầu và nghiên liệu gây ra do sự cố tràn dầu, đặc biệt là sơn và lớp sơn bảo vệ thân tàu, các mảnh kim loại,.)
+ Các tàu đóng từ năm 70 khi phá dỡ sẽ có nhiều chất độc hại : PBC, thuỷ ngân, thạch tín, kim loại nặng,.
6/ Nguyên nhân khác
Quá trình đô thị hoá đã tác động đến vùng ven bờ và vùng biển. Các hoạt động khai thác nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động qua lại của các loại tàu ra vào cảng cũng tác động mạnh mẽ tới môi trường biển. Hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp cũng tạo nên những bất cập cho môi trường ven biển. Du lịch phát triển số du khách ngày càng tăng cao cũng là tác nhân đối với môi trường biển.
Biển bị nhiễm bẩn do các luồng tàu đi và tại các cảng, nên ô nhiễm Hydrocacbon là khá cao.
Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ đến môi trường biển. Nồng độ CO2 trong không khí cao làm cho lượng CO2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều bụi và kim loại nặng được không khí mang ra biển. Hiệu ứng nhà kính kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển
- Phá huỷ nơi cư trú: Phá rừng ngập mặn bừa bãi để nuôi tôm với tốc độ 2,3% năm, phá huỷ các rạn san hô, các thảm cỏ biển, các vùng triều lầy...
- Khai thác quá mức và không hợp lý:
Việc buôn bán các hàng mỹ nghệ từ hải sản, phát triển ở các trung tâm du lịch là nguyên nhân dẫn đến làm cạn kiệt một số loài san hô cảnh, trai ốc, tôm hùm và đồi mồi. Việc buôn bán cá cảnh biển phát triển mạnh kéo theo việc đánh bắt quá mức cá trên các rạn san hô
Đánh cá huỷ diệt:
Và cá Heo phải chết “tập thể”trên bãi biển:
Ngoài các nguồn ô nhiễm nhân tạo, biển còn bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên,.
Ô nhiễm môi trường biển đã và đang là vấn đề bức xúc
Thêm vào đó, các thiên tai như bão lũ, xâm nhập mặn có tác động lớn đến môi trường biển và đới bờ. Các hoạt động của thiên tai có thể trầm xúc, nó đã dẫn tới những hậu quả cho môi trường biển và đới bờ của nước ta như sau:
II. HẬU QUẢ
-Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại
-Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tu trong trầm tích biển vùng ven bờ
Suy thoái hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển,.
-Cạn kiệt nguồn tôm giống và các đàn cá gần bờ.
Kết quả làm cho nhiều loài sv biển bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng:
Loài Rồng biển có nguy cơ bị tuyệt chủng:
Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật tính đa dạng sinh vật biển.
Xuất hiện các hiện tượng thuỷ triều đỏ, tích tụ chất ô nhiễm trong thực phẩm lấy từ biển .
Hiện tượng triều đỏ
Xói lở đất ven biển: Nam Định hiện có hơn 25 km đê bao đang bị đe dọa do xói lở. Các đụn cát ở phá Tam Giang và Quảng Nam, Quảng Bình cũng đang mất đi, làm thay đổi địa mạo của vùng ven biển.
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
1. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ.
Cần xác định được mức độ khai thác phù hợp, tránh khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Lựa chọn hình thức khai thác phù hợp vối từng vùng từng quốc gia. Hiện nay có 2 hình thức: Khai thác quy mô nhỏ và quy mô lớn.
Phần 4:
Thiết lập các vùng bảo vệ tài nguyên sinh vật biển đó là những vùng sinh sống tập trung sinh sản của các loài sinh vật biển.
Xác định mức độ khai thác, chọn vùng khai thác, hình thức, kỹ thuật khai thác phù hợp.
- Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ đây là nơi sinh sống, sinh sản, cung cấp thức ăn của sinh vật biển.
2. Chống bồi lấp biển do khai thác tài nguyên khoáng sản.
Cần bảo vệ rừng ven biển và tích cực trồng cây để hạn chế quá trình rửa trôi lớp đất ra biển nhất là những bãi thải của các mỏ khai thác khoáng sản.
3. Chống ô nhiễm môi trường biển
Hạn chế và khắc phục những hậu quả do tràn dầu: Đắm tàu, vết dầu loang do tràn từ các tàu chở dầu, rò rỉ ống dẫn dầu.
Hạn chế tới mức thấp nhất các hoạt động gây ô nhiễm do xây dựng các khu công nghiệp, đô thị bến cảng, rác thải sinh hoạt, công nghiệp.
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
Cần hết sức thận trọng khi sử dụng đất ven biển vào sản xuất nông nghiệp cũng như hạn chế các rác thải từ nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Không nên phá các rừng ngập mặn để lấy đất trồng cây nông nghiệp
3. Chống ô nhiễm môi trường biển
Tiến hành cải tạo các vùng đất bị hoang hoá ven bờ như đào kênh dẫn nước biển vào, trồng lại rừng ngập mặn.
- Nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển
3. Chống ô nhiễm môi trường biển
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
4. Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và giáo dục về bảo vệ môi trường biển.
Thực hiện nghiêm ngặt các điều khoản của luật môi trường, nghiêm cấm việc khai thác các loài đang bị đe dọa.
Có kế hoạch đánh bắt phù hợp
4. Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và giáo dục về bảo vệ môi trường biển.
Giáo dục và phổ biến kiến thức về sử dụng hợp lý về sử dụng môi trường biển.
Tổ chức tuyên truyền, vận động, mở các lớp tập huấn đến các tầng lớp nhân dân.
Tài liệu tham khảo:
http://www.google.com.vn
http://www.thiennhien.net
http://www.ebook.edu.vn
http://www.baigiang.bachkim.vn
The end
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Đạm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)