Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Phạm Gia Huy | Ngày 04/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

XIN CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN HỌC SINH LỚP 9/6
NHÓM THUYẾT TRÌNH:
Nguyễn Khang Vỹ
Trần Huỳnh Ánh Thy
Phạm Gia Huy
Bài 55: Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)
III-Hạn chế ô nhiễm môi trường
HẠN CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Ô nhiễm không khí là gì ?
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu gây bệnh cho con người và sinh vật.
Hoạt động gây ô nhiễm không khí là gì?
Tự nhiên:
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng.
Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Giao thông vận tải:
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.

Sinh hoạt:
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh.
Hình ảnh ô nhiễm không khí
BÀI 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)
III. HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
+ Trồng cây xanh.
+ Sử dụng nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm như gió, mặt trời…
+ Lắp đặt các thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại.
+ Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu không gây khói, bụi.
-HÃY CHO BIẾT BIỆN PHÁP HẠN CHẾ
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ?
Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí ?
-Năng lượng gió
Năng lượng mặt trời
Trồng cây xanh
Sử dụng nguồn năng lượng sạch
Sử dụng máy lọc bụi ở các nhà máy, công trường
HẠN CHẾ Ô NHIỄM
NGUỒN NƯỚC
Ô nhiễm nước là gì?
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước:

Nước bị ô nhiễm là do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể sống được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
-Ô nhiễm tự nhiên:
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
- Ô nhiễm nhân tạo:
Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt : là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Từ các hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp : là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.
f
Tác nhân gây ô nhiễm nước
Các ion vô cơ hòa tan:
Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, (SO4)2-, (PO4)3, Na+, K+. Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao
Clorua (cl-)
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông,... Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt.
sulfat –(SO4)2
Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng.
hjgjhvnbvnvnbnbbmbnmnmnmnmm
Các kim loại
Pb, Hg, Cr, Mn,...thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác. Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng.
Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Do đó, dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ thuộc vào loại dầu mỡ.
Các vi sinh vật gây bệnh

Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người. Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán. Ngoài ra còn có một số tác nhân như các chất có màu, các chất gây mùi vị….
Hậu quả của ô nhiễm nước đối với con người

Do kim loại nặng:
-Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến.
Do các hợp chất hữu cơ

Trên thế giới hàng năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có đọ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbnon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Vi khuẩn trong nước thải

Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt.
Hình ảnh ô nhiễm nước
Hãy cho biết biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước?

+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải. Cải tiến công nghệ sản xuất
+ Lọc nước qua màng lọc.
+ Dùng chất diệt khuẩn.
Biện pháp hạn chế ô nhiễm nước
-Lắp đặt hệ thống xử lí nước thải
-Nạo vét rác trên kênh, rạch,ao,hồ,biển
Sử dụng máy lọc nước
HẠN CHẾ Ô NHIỄM DO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
-Nguyên nhân nào làm ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật?
-Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật là gì?

* Nguyên nhân: Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, vứt các vỏ thuốc trên các ao hồ, kênh rạch…
* Biện pháp hạn chế: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hạn chế, đúng liều lượng.
Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn
Sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại cây trồng
Trồng rau sạch
HẠN CHẾ Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI RẮN
Chất thải rắn là gì ?
Chất thải rắn  là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải rắn được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
Hình ảnh ô nhiễm do chất thải rắn
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI RẮN
Biện pháp hạn chế:
+ Xây dựng nhà máy xử lí chất thải và tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng
+ Phân loại rác thải
+ Đốt hoặc chôn lấp rác một cách khoa học. Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học
Biện pháp khắc phục
PHÂN LOẠI RÁC
XỬ LÍ RÁC
CÁCH HỌAT ĐỘNG CỦA LÒ ĐỐT RÁC THẢI
Quan sát các hình trong sách giáo khoa và liên hệ thực tế cuộc sống, sau đó chọn một số biện pháp hạn chế ô nhiễm ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c…) ứng với mỗi tác dụng ở cột bên trái(kí hiệu 1, 2, 3…) và ghi vào cột ghi kết quả ở bảng 55, SGK trang 168.
1.a,b,d,e,g,i,k,l,m,o
2.c,d,e,g,i,k,l,m,o
3.g,k,l,n
4.d,e,g,h,k,l
5.g,k,l
6.c,d,e,g,k,l,m,n
7.g,k
8.g,i,k,o,p.
Những hiểu biết và ý thức của con người đối với bảo vệ môi trường có vai trò rất lớn trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường. Mỗi con người đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.
LƯU Ý:
Tổng kết
Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật. Con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm.
Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm như xử lí chất thải công nghiệp như xử lí chất thải sinh hoạt
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Gia Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)