Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Bùi Thanh Nga | Ngày 04/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Ô nhiễm môi trường là : Hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn , đồng thời các tính chất vật lí,hóa học,sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là :
- Ô nhiễm do các chất thải khí
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Ô nhiễm do chất thải rắn
- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Câu hỏi: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
III- Hạn chế ô nhiễm môi trường
1. Hạn chế ô nhiễm không khí.
TIẾT 58: BÀI 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
( tiếp theo)
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)
Khí thải từ các phương tiện giao thông
Lốc xoáy
Khói thải ở khu công nghiệp
Núi lửa phun trào
- Nguyên nhân nào gây ô nhiễm nguồn không khí?

III. Hạn chế ô nhiễm môi trường
1.Hạn chế ô nhiễm không khí
Hãy quan sát hình và nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí ?
Công viên cây xanh
Sử dụng năng lượng mặt trời
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)
1. Hạn chế ô nhiễm không khí.
Lắp đặt thiết bị lọc khí
Tiết kiệm năng lượng sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất
ĐỐI VỚI SẢN XUẤT , SINH HOẠT

Lắp đặt bộ lọc xử lý khói bụi
cho bếp , nhà máy ,lò nung
Xe có khói thải đạt
tiêu chuẩn môi trường
Sử dụng công nghệ mới , năng lượng sạch
Xe sử dụng
năng lượng mặt trời
Xe điện
Xe đạp
1. Hạn chế ô nhiễm không khí
PHÁT TRIỂN NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH
Năng lượng gió
Năng lượng sóng
Thuỷ điện
Năng lượng mặt trời
Năng lượng sét
* Biện pháp hạn chế: Trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng, sử dụng năng lượng sạch như gió, năng lượng mặt trời…

Tiết 58 Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)
1. Hạn chế ô nhiễm không khí.
2. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước:
Nước thải từ các nhà máy
Nước thải sinh hoạt
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
Những biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước:
Sơ đồ xử lý nước thải từ nhà máy trước khi đổ ra sông, biển.
* Biện pháp: Xây dựng hệ thống xử lí nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư thông qua các hệ thống xử lí cơ học, hoá học và sinh học.
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)
2. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý nước thải dệt nhuộm
Công Ty TNHH Môi Trường Ngọc Lân
Địa chỉ: 66A/3D Bình Dương 3, P. An Bình, TX. Dĩ An,Bình Dương
Xử lý nước thải chế biến cà phê
Xử lý nước rỉ rác
Công Ty TNHH MTV Môi Trường Hải Hoàn Cầu
84/7 Huỳnh Văn Lũy, Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một,Bình Dương
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)

Nguyên nhân nào làm ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật?

Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách,
vứt các vỏ thuốc trên các ao hồ, kênh rạch…
3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật.
Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật.
3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật.
? Nêu các biện pháp làm hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật ?
Trồng rau sạch.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hạn chế, đúng liều lượng.
Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn
Sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại cây trồng
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)

3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật.
- Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật.
Biện pháp:
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hạn chế, đúng liều lượng.
- Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn
- Sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại cây trồng
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)
4. Hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn?
Xây dựng nhà máy xử lí rác
Chôn lấp và đốt rác một cách khoa học
?
Hoạt động thu gom rác thải
Hình 55.4 Rác được thu gom và xử lý tại nhà máy xử lý rác.
Tái chế chất thải
Tái sử dụng
Tạo sao chúng ta cần phân loại chất thải rắn trước khi xử lý?

*Biện pháp:
Thu gom chất thải rắn.
Phân loại các rác thải rắn để xử lí như để tái chế, đốt ... một cách hợp lí.
Chôn lấp, đốt cháy rác một cách khoa học để tránh ô nhiễm môi trường.
4. Hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

Hạn chế ô nhiễm môi trường do thiên tai và chiến tranh:
Trồng rừng và ra sức bảo vệ rừng.
Xây dựng các trạm cảnh báo thiên tai, dự báo thiên tai: Bão, động đất, núi lửa phun trào…
Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người..
Quan sát các hình trong sách giáo khoa và liên hệ thực tế cuộc sống, sau đó chọn một số biện pháp hạn chế ô nhiễm ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c…) ứng với mỗi tác dụng ở cột bên trái(kí hiệu 1, 2, 3…) và ghi vào cột ghi kết quả ở bảng 55, SGK trang 168.
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)
nhóm 1,2 thảo luận các tác dụng (1,2,3,4), nhóm 3,4 thảo luận các tác dụng (5,6,7,8).
1.a,b,d,e,g,i,k,l,m,o
2.c,d,e,g,i,k,l,m,o
3.g,k,l,n,o
4.d,e,g,h,k,l
5.g,k,l…
6.c,d,e,g,k,l,m,n
7.g,k…
8.g,i,k,o,p.
- Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
- Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải(năng lượng gió, mặt trời).
- Tạo bể lắng và lọc nước thải.
- Xây dựng nhà máy xử lí rác.
- Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
- Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng.
- Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người.
- Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây ô nhiễm cao.
- Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.
- Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.
- Xây dựng nhà máy, xí nghiệp…ở xa khu dân cư.
- Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông.
III. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
Em hãy kể tên thêm một số biện pháp khác mà em biết?
Xõy bỡnh biogas d? h?n ch? ụ nhi?m
Sử dụng thiên địch thay thế cho sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Ủ phân động vật
Là học sinh các em cần phải làm gì để góp phần phòng chống ô nhiễm?
Bác Hồ với tết trồng cây năm 1961

Vì lợi ích mười năm trồng cây.
Vì lợi ích trăm năm trồng người
CỦNG CỐ
1/ Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường đó phải làm bằng cách nào?
2/ Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
* Yếu tố nào sau đây không phải là tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường?
A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong việc bảo vệ cây trồng.
B. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
C. Dùng quá liều thuốc trừ sâu trên ruộng.
D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ.
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK/169
Chuẩn bị trước bài mới: Thực hành-Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương (tiết 1).
Kẻ các bảng 56.1, 56.2 vào vở và điều tra trước tình hình ô nhiễm ở địa phương mình đang sinh sống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thanh Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)