Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Lê Thị Phương Anh | Ngày 04/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô và các bạn đến phần thuyết trình của nhóm:
CHÓ CHÍN ĐUÔI
Giải thích tên nhóm
Chắc hẳn cô và các bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hình ảnh một con chó có đến 9 cái đuôi. Thật đặc biệt phải không ạ?
Do đột biến GEN từ ô nhiễm phóng xạ đó. Và ô nhiễm môi trường do chất phóng xạ và chất thải rắn cũng chính là đề tài mà nhóm em phụ trách ngày hôm nay
Danh sách nhóm
Phan Trung Tín ( NHÓM TRƯỞNG )
Tô Thanh Phong
Nguyễn Anh Tuấn
Huỳnh Duy Thuận
Đoàn Nguyễn Minh Tiến
Nguyễn Khánh Duy
Trần Ngọc Quỳnh Dao
Trần Anh Như
Lê’s Xuân’s Tùng’s
Huỳnh Thị Thu Dung
Nguyễn Trần Châu Quế
Thái Hiền Vy
BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I.Ô nhiễm môi trường là gì?
II.Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
Ô nhiễm do chất khí thải từ hoạt động cộng nghiệp và sinh hoạt
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Ô nhiễm do các chất thải rắn
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người.
Thế nào là ô nhiễm Môi Trường?
Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Thực trạng
Nguồn gốc
Tác hại
Biện pháp
THỰC TRẠNG
Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ Urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl v.v hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể.
THỰC TRẠNG
NGUỒN GỐC
Các nhà máy điện nguyên tử
Các trung tâm nghiên cứu hạt nhân
Các kho vũ khí hạt nhân
Các vụ rò rỉ, nổ lò phản ứng hạt nhân
Thảm họa hạt nhân Chernobyl
Phần ghi bài
NGUỒN GỐC
Bom nguyên tử
NGUỒN GỐC
Viện nghiên cứu hạt nhân nguyên tử
TÁC HẠI
Ảnh hưởng tới hệ sinh thái , gây độc cho con người và các sinh vật khác.
Gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra các bệnh di truyền và ung thư…
Phần ghi bài
Da, tóc: Rụng tóc, ung thư da.
Mắt: Đục thủy tinh thể.
Tuyến giáp: Cường giáp, ung thư tuyến giáp.
Phổi: Ung thư phổi.
Huyết học và miễn dịch: Số lượng tế bào lympho của máu sẽ giảm đi, dễ bị nhiễm trùng hơn.
Tiêu hóa: Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
Thần kinh: Bức xạ giết chết các tế bào thần kinh và mạch máu nhỏ, có thể gây co giật và chết ngay lập tức.
Tim mạch: Làm hủy hoại trực tiếp đến các mạch máu nhỏ, có thể gây suy tim và tử vong.
Sinh dục: Suy thoái tiền liệt tuyến, tinh hoàn, buồng trứng, ung thư vú.
Tủy xương: Ảnh hưởng trực tiếp tới tủy xương nơi sản xuất ra các tế bào máu dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như máu trắng, ung thư máu.
TÁC HẠI
BIỆN PHÁP
Trong hơn một thập niên qua, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Columbia (Hoa Kỳ) nghiên cứu đã tìm ra loại vi khuẩn có khả năng giúp con người thu gom được các nguyên tử phóng xạ urani. Tên khoa học của loài vi khuẩn đó là Tshewanella Oneidensis thuộc chi Tshewanella.
Ô nhiễm do các chất thải rắn
Thực trạng
Nguồn gốc
Tác hại
Biện pháp
Chất thải rắn được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là những vật đã bỏ đi, thường ít được sử dụng, không có lợi hoặc có lợi rất ít cho con người.

Ví dụ: giấy báo, chai nhựa, túi ni lông, rác y tế, …
THỰC TRẠNG
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm. Theo dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%.
THỰC TRẠNG
Lượng chất thải rắn y tế nguy hại (theo địa bàn) 35% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh, thành khác. Ước tính, trong tổng lượng khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh hàng năm thì chất thải y tế nguy hại vào khoảng 21.000 tấn. Dự báo đến năm 2010 thì lượng chất thải rắn y tế nguy hại vào khoảng 25.000 tấn/năm.
Nguồn gốc
Rác thải sinh ra từ mọi người và mọi nơi như: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò... 
NGUỒN GỐC
Phần ghi bài
NGUỒN GỐC
RÁC ĐÔ THỊ
NGUỒN GỐC
RÁC ĐÔ THỊ
RÁC ĐÔ THỊ
RÁC ĐÔ THỊ
1. Các chất thải công nghiệp
(đồ cao su, đồ nhựa, dụng cụ kim loại, đồ thủy tinh, tro xỉ...)
Các chất thải công nghiệp
(đồ cao su, đồ nhựa, dụng cụ kim loại, đồ thủy tinh, tro xỉ...)
2. Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,...
3. Các chất thải từ hoạt động khai thác khoáng sản gồm đất đá...
4. Các chất thải từ hoạt động xây dựng gồm đất đá...
5. Hoạt động y tế thải ra bông băng bẩn, kim tiêm,...
6. Các gia đình thải ra nhiều loại rác thải như túi nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn, thức ăn thừa...
Các gia đình thải ra nhiều loại rác thải như túi nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn, thức ăn thừa...

TÁC HẠI
Ảnh hưởng tới hệ sinh thái , gây ảnh hưởng đến mội trường sống cho con người và các sinh vật khác.
Một số chất thải rắn gây cản trở giao thông, gây tai nạn cho người
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do các loại chất thải rắn gây ra.
Phần ghi bài
BIỆN PHÁP
Để khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, phải vừa kiểm soát được mọi nguồn phát sinh chất thải, vừa khuyến khích và tập trung mọi nguồn lực cho việc tham gia xử lý các loại chất thải:
Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh.
Phát triển công nghệ tái chế, xử lý chất thải, giảm lượng chất thải chôn lấp.
Tuyên truyền thay đổi thói quen tiêu dùng, phân loại chất thải tại nguồn, tăng dần mức phí thu gom, xử lý rác thải.
Phần ghi bài
Là một phần tử của Trái đất, mỗi con người chúng ta hãy
Các hoạt động
bảo vệ môi trường
Bạn có biết ?
Năm 2013, chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” lần thứ 21 là một sự kiện ấn tượng và có ý nghĩa với hoạt động bảo vệ môi trường. Chiến dịch đã hình thành, phát triển và thu hút được sự tham gia của rất nhiều quốc gia, cộng đồng trên toàn thế giới. Để sự lan tỏa của chiến dịch ngày càng rộng lớn, hãy tham gia cùng chúng tôi!”. Do đó, tùy vào khả năng, điều kiện của mỗi người mà chúng ta có thể tham gia chiến dịch thật ý nghĩa và hiệu quả. Dưới đây là 7 cách làm đơn giản bạn có thể tham khảo:
1. Vứt rác đúng nơi quy định:
Nên nhớ không quăng rác ra đường phố, các cánh rừng, con sông, bãi biển… Bởi nếu ném chúng đi, rác không bao giờ biến mất mà sẽ quay trở lại bằng nhiều con đường. Khi đó, phần lớn trong số đó không còn trong tình trạng có thể tái sử dụng.

2. Phân loại chất thải:
Trong chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, tất cả mọi loại rác thải thường được phân chia trước khi bỏ đi. Đó là cách chúng ta có thể giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường và tái sử dụng được tài nguyên. Chiến dịch mong mỏi rằng có thể loại bỏ, hạn chế các bãi chôn lấp rác và xem rác như một nguồn tài nguyên mới.

3. Không vứt bỏ cái gì:
Khi một đồ vật bị hỏng, bạn hãy cố gắng sửa chữa hoặc tái chế nó. Nếu không cần một thứ đồ vật nào đó nữa, hãy suy nghĩ đến một công dụng mới hoặc chia sẻ cho người khác có nhu cầu sử dụng. Chúng ta cần biết rằng những thứ không còn cần đến vẫn có thể có giá trị ở những nơi khác.

4. Không đốt rác:
Đốt rác dường như là một lựa chọn dễ dàng. Tuy nhiên, trong quá trình đốt rác, nhiều khí thải độc hại sẽ phát thải ra môi trường. Do vậy, thay vì đốt, chúng ta hãy cân nhắc giải pháp tái chế rác thải.
5.Mua các sản phẩm giảm thiểu rác thải ra môi trường:
Bạn nên tránh tiêu thụ các sản phẩm được đóng gói quá kỹ lưỡng. Nên chọn mua sản phẩm có thể sử dụng lâu bền hoặc có thể tái chế.
6.Hỗ trợ phát triển hệ thống pháp lý và hành động thân thiện với môi trường:
Với vai trò của mình, bạn có thể ủng hộ các đạo luật hỗ trợ những sản phẩm thân thiện với môi trường; giảm thiểu tối đa quá trình đóng gói và tiếp thị.
7. Phối hợp tìm các giải pháp lựa chọn thay thế:
Trong chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, các công dân đều được khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm. Do vậy, mỗi chúng ta đều có thể tự phối hợp với nhau đưa ra các giải pháp phù hợp với bản thân. Bạn và cộng đồng có thể chia sẻ các giải pháp lựa chọn thay thế để cùng nhau hướng đến một tương lai xanh cho hành tinh.

CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH CỦA TỔ 3 CHÚNG EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phương Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)