Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Trần Thị Hải Huế | Ngày 04/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI THỰC HÀNH:
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Nhóm thực hiên: Nhóm 1
Thực trạng ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng:
Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. 
Các hoạt động xây dựng như  đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển,thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh,đặc biệt là ô nhiễm bụi nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh công trường không sạch sẽ ảnh hưởng tới việc tắc ngẽn cầu cóng,hố ga
Nguyên nhân ô nhiễm không khí từ hoạt động đun nấu sinh hoạt của người dân:
trong cuộc sống hàng ngày, mọi người nấu nướng sinh hoạt bằng than, dầu hỏa,củi, khí ga. Phổ biến ở vùng nông thôn sử dụng cành cây khô, rơm, cỏ...gây lên tình trạng ô nhiễm không khí . Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả.
Bếp gas gây ô nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do giá dầu hoả và giá điện tăng lên đáng kể, rất nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn, bình quân mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than.
Nguồn ô nhiễm không khí từ nhà máy xí nghiệp hoạt động công nghiệp:

Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệp cũ và ô nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất khác.
Nguyên nhân ô nhiễm không khí do phương tiện tham gia giao thông:
Do số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không những làm tăng nhanh nguồn thải gây ô nhiễm không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô thị lớn. Ở Hà Nội có khoảng 40 điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông, ở thành phố Hồ Chí Minh là 80 điểm. Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so với lúc bình thường.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
tác động đến sức khỏe con người:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố một báo cáo mới, trong đó cảnh báo rằng mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân và đe dọa sẽ làm chao đảo các dịch vụ y tế trên phạm vi toàn cầu.
TSP, CO, SO2, NOx là những chất ô nhiễm không khí phổ biến, thường phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, lượng chất ô nhiễm độc hại thải vào môi trường không khí ngày càng tăng.
Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm thường gặp tại các đô thị lớn, chủ yếu là khí TSP, hoặc các chất độc hại được thải trực tiếp không thông qua xử lý chiếm tỉ lệ cao. Riêng ở Hà Nội, theo khảo sát của sở Y tế thành phố thì hơn 70% có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí gây ra. Hàm lượng khí thải độc hại như CO, SO2… trong không khí cao. Có nơi gấp 9 lần so với mức độ ô nhiễm thông thường. 
CÁC HÌNH ẢNH Ô NHIỄM TÁC ĐỘNG LÊN CON NGƯỜI
- Ảnh hưởng đến não
Theo Boldsky, ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. Theo kết quả nghiên cứu 20.000 phụ nữ ở Chicago, những người sống trong khu vực bị ô nhiễm bị suy giảm trí nhớ và kỹ năng tư duy so với những người sống ở nơi không khí sạch sẽ.
- Gây vô sinh ở nam giới
Một nghiên cứu năm 2008 đánh giá tỷ lệ thụ tinh của đàn ông tại Upper Silesia, khu vực ô nhiễm nhất ở Ba Lan, cho thấy tỷ lệ vô sinh ở đây là cao hơn so với những vùng khác. Theo kết quả của nghiên cứu khác ở Cộng hòa Séc, ADN trong tinh trùng đàn ông trẻ tuổi bị loãng ra vào mùa đông, thời điểm không khí bị ô nhiễm cao hơn do đốt than sưởi.
- Làm tăng nguy cơ ung thư
Hít phải quá nhiều chất độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Đây là một trong những nguy cơ sức khỏe do ô nhiễm không khí.
- Ảnh hưởng đến phổi
Hít phải khói bụi ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến phổi dễ bị hư hỏng. Nó cũng có thể làm trầm trọng các triệu chứng ở những người bị bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản. Một nghiên cứu cũng kết luận tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao hơn nhiều so với những vùng khác.
Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người:
HẬU QUẢ DO HẬU QUẢ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ GÂY RA
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH SẠCH ĐẸP
Để giảm tình trạng ô nhiễm không khí này nhiều hoạt động hưởng ứng giảm thiểu ô nhiễm đã được  đặt ra như  thông điệp tắt xe máy khi dừng đèn đỏ để giảm lượng khói xe thải ra môi trường.Tuy là một hành động nhỏ nhưng nó góp phần giảm thiểu nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng  và chúng ta cần chung tay bảo vệ từ những hành động nhỏ này.
Có thể nói ô nhiễm môi trường đang ngày càng nhiều và mở rộng ,nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho sau này.Ô nhiễm ở đây có thế kể đến ô nhiễm nước như ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nước ở các ao hồ sông ngòi mà phần lớn ô nhiễm này là do con người tác động mà ra như tình trạng xả rác thải bừa bãi gây ra tắc cống ngầm hố ga,chất thải sinh hoạt như bồn cầu hay nước thải sản xuất công nghiệp gây ra,mặc dù đã được xử lý thông cống nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều không xử lý kịp.Ngoài ô nhiễm nước ra chúng ta có ô nhiễm nguồn đất và đặc biệt là ô nhiễm không khí vì đây là môi trường mà con người sử dụng từng giây từng phút.Ô nhiễm không khí xảy ra thì không loại trừ một ai cả
Ô nhiễm không khí xảy ra ở rất nhiều nơi đặc biệt là các thành phố lớn.Cứ mỗi khi ra đường nhiều người dân đều phải trang bị cho mình một khẩu trang chống bụi phủ kín mặt để tránh bụi đường và khói.Sự khó chịu và ngột ngạt  ô nhiễm không khí thường được biểu hiện trên các tuyến đường đông xe hay các ngã tư ,giao lộ nơi có nhiều phương tiện giao thông lớn đi qua.Ở đây lượng khói xe thải ra và khói bụi đường làm cho không khí ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng và rất khó chịu trong thời gian chờ đèn.
BẢNG TỔNG KẾT
CÁM ƠN CÁC BẠN VÀ CÔ GIÁO ĐÃ THEO DÕI PHẦN TRÌNH BÀY CỦA TỔ EM KÍNH CHÚC CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN SỨC KHỎE


CHÚNG TA HÃY XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH SẠCH ĐẸP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hải Huế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)