Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Trần Thị Hải Huế | Ngày 04/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Tổ thực hiện: Tổ 3
Các Thành Viên Trong Tổ
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Thực trạng ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật:
Việt Nam là một quốc gia phát triển đi lên từ nông nghiệp. Trong suốt chiều dài phát triển của dân tộc, nông nghiệp luôn là ngành có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoá chất BVTV đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp đối với nước ta, hóa chất BVTV được sử dụng trong việc phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng, phòng chống sốt rét và quân đội... Trong những năm của thập kỷ 60 - 90 do sự hiểu biết về hóa chất BVTV còn hạn chế, chỉ coi trọng về mặt tích cực của nó là phòng và diệt dịch hại và xem nhẹ công tác môi trường, công tác quản lý còn lỏng lẻo nên để lại nhiều kho, nền kho, địa điểm lưu giữ hóa chất BVTV. Do lâu ngày không được chú ý đề phòng các bao bì đựng hoá chất BVTV bị vỡ hóa chất BVTV ngấm vào nền kho, ngấm vào đất hoặc do điều kiện mưa, lụt đã làm phát tán ra môi trường các loại hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, khi một số loại hóa chất BVTV bị cấm sử dụng vào đầu những năm 90, một số nơi đã chôn các loại hóa chất này xuống đất gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường xung quanh. Trong những năm gần đây đã có nhiều đơn thư của người dân và các địa phương về vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu vực này.
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào? Mô tả con đường phát tán các loại hoá chất đó. Tác hại của những chất độc này?

Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ trong đất, hồ
ao, nước ngọt, đại dương và phân tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể
sinh vật .
-Mô tả con đường phát tán của các loại hóa chất đó:
+ Theo nước mưa ngấm xuống đất -> Ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Theo nước chảy vào ao hồ -> hòa tan trong hơi nước, bốc hơi trong không khí
+ Theo nước chảy và đại dương -> hòa tan trong hơi nước, bốc hơi tron không khí
+ Các chất độc tron không khí theo nước mưa phân tán khắp nơi trên mặt đất
+ Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật
+ Sau khi ngấm xuống đất lại theo các mạch nhỏ trong đất ngấm ngược lên mặt đất.
=> Nguồn gốc chủ yếu: Lạm dụng thuốc trừ sau, diệt cỏ trên ruộng đồng
Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái , ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Chất độc hoá học làm rụng lá cây do quân đội Mĩ sử dụng trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam trước đây đã phá hủy môi trường và gây nhiều bệnh tật cho con người
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Vứt các vỏ chai lọ hóa chất bừa bãi
Phun hóa chất bừa bãi
Hóa chất bảo vệ thực vật làm thoái hóa đất, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Hóa chất gây ô nhiễm môi trường thông qua nhiều con đường khác nhau như nước thải từ kho chứa thuốc khi có sự cố đổ vỡ hóa chất, cháy nổ, sét đánh xảy ra, nước mưa chảy tràn qua các kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật đã bị xuống cấp, lượng thuốc còn dư đọng lại trong chai bị quăng xuống ao, hồ, sông hay lượng thuốc dư thừa trong quá trình sử dụng quá liều lượng ngấm vào đất cũng như mạch nước ngầm…
TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Thoái hóa đất do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
Ô nhiễm tầng nước mặt do hóa chất bảo vệ thực vật
TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Biểu hiện tác động gây bệnh của hóa chất BVTV trên người và động vật
Nhiễm độc
Mãn Tính
Bán cấp tính
Cấp tính
Di truyền
Độc bào thai
Độc sinh học
Độc đột biến
Dị ứng
U lành
U
ác
Di truyền
Một số hình ảnh về Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Quân Đội Mĩ Thải Chất độc hóa học
=> Hậu quả: ảnh hưởng bất lợi đến hệ sinh thái, sức khỏe của con người, tật và di
truyền, gây độc cho các sinh vật khác
Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm do hóa chất
bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:

- Xử lí các thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lí
- Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao
- Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh
- Trồng cây xanh để điều hòa khí hậu
- Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm
Một số ý thức của con người khi sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Sơ Đồ Tư Duy
Thực trạng
Hậu Quả
Cách khắc phục
Một số hình ảnh minh họa
Thank you for watching
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hải Huế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)