Bài 54. Ô nhiễm môi trường

Chia sẻ bởi Loc Thi Thuy | Ngày 04/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 54. Ô nhiễm môi trường thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
SV: Phạm Thị Tuyết Mai
3. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
3.1: Khái niệm

3.2: Các tác nhân gây ô nhiễm không khí

3.3: Các nguồn gây ô nhiễm không khí

3.4: Tác hại của ô nhiễm không khí

3.5: Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

3.6: Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí

3. Ô nhiễm không khí
3.1. Khái niệm: Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn…
3.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí
Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm:
+ Các loại oxyt như: CO2, SO2, H2 S,N2O, CFC…
+ Các phân tử lơ lửng như hạt bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật, nitrat, phân tử cacbon, khói, sương mù…
+ Các hạt bụi nặng như bụi đất đá, bụi kim loại…
+ Các khí quang hóa như ôzôn, FAN, etylen...
+ Các khí thải có tính phóng xạ.
+ Nhiệt.
+ Tiếng ồn.
3.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí












NGUỒN GÂY Ô NHIỄM
TỰ NHIÊN
NHÂN TẠO
NÚI
CHÁY
LỬA
RỪNG
BÃO
BỤI
XÁC
ĐV, TV
GIAO
THÔNG
CÔNG
NGHIÊP
SINH
HOẠT
3.3.1. Nguồn tự nhiên:
- Núi lửa
- Bão bụi


- Cháy rừng
- Các quá trình phân giải xác động, thực vật
3.3.2. Nguồn nhân tạo:
Hoạt động của các khu công nghiệp, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch























Hoạt động của các phương tiện giao thông




Sinh hoạt hằng ngày của con người
3.4: Tác hại của ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới:
* Sức khỏe con người: Mỗi năm có khoảng 4triệu trẻ em tử vong vì ô nhiễm môi trường, nước bẩn và các chất độc hại. Trong đó có tới 2.4triệu người chết vì ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí làm Máu vón cục
Gia tăng bệnh phổi
Hen suyễn, viêm mũi
Ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tim mạch
* Đời sống sinh vật:
+ Thực vật: ô nhiễm không khí làm rối loạn các quá trình sống của thực vật như quang hợp, hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, có khi còn gây chết.
+ Động vật:
ĐV nuôi cũng như động vật hoang dã đều chịu ảnh hưởng từ môi trường. Ở một số nước công nghiệp lớn, một số loài ĐV đã bị diệt vong vì ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí.
Người ta dựa vào độ nhạy cảm của động vật để phát hiện và đánh giá mức độ ô nhiễm không khí. VD: dùng chim bạch yến để phát hiện khí độc trong mỏ than.
* Ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu và các quá trình xảy ra trong khí quyển:
+ Mưa axit: gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên
Mưa axit làm đất bị chua hóa mất khả năng tái tạo và giảm độ màu mỡ. Ngoài ra mưa axit còn làm kim loại chóng bị rỉ mòn ảnh hưởng tới các công trình xây dựng…






Mưa axit ăn mòn bức tường sa thạch
+ Gia tăng hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính là một quá trình tự nhiên, trong đó các chất có khả năng hấp thụ sóng dài ngăn cản một phần năng lượng này phát tán trở lại khoảng không vũ trụ.

Gia tăng hiệu ứng nhà kính làm:
- Biến đổi khí hậu toàn cầu, thay đổi ranh giới các đới khí hậu. Các quy luật thời tiết biến đổi thất thường.



LŨ LỤT HẠN HÁN
Băng tan nước biển dâng nhấn chìm các vùng đất thấp suy giảm, mất đa dạng sinh học
+ Đảo nhiệt, khói sương:
- Trong điều kiện bình thường có dòng khí đối lưu từ dưới lên trên làm phát tán chất gây ô nhiễm.

- Khi sự đốt nóng khí sát mặt đất bị cản trở, xuất hiện cơ chế đốt nóng, các vùng khí cao hơn tạo ra đảo nhiệt khí thải dưới mặt đất không thoát được mà tích lũy ngày càng nhiều chất độc ngày càng nhiều.

- Đồng thời xảy ra quá trình tạo khói sương hóa độc hại hiện tượng khói sương.
+ Sự cố môi trường:

Rò khí Metyl Iso Cyanate Sự cố nhà máy điện hạt
Ấn Độ - 1984 nhân Trecnobun
Cháy rừng
3.5. Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam:

Theo số liệu điều tra của viện quy hoạch đô thị nông thôn thì cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí xảy ra tại hầu hết các đô thị trong vùng và các tuyến quốc lộ, những nơi có mật độ xây dựng va giao thông cao ở Việt Nam.


+ Hiện trạng chất lượng không khí tại một số đô thị:
- Đô thị loại 1 đã bắt đầu bị ô nhiễm. Các thông số CO, NO2, SO2, Pb nhìn chung đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bụi tổng số và tiếng ồn hầu hết đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép.

- Đô thị loại 2 đều có dấu hiệu ô nhiễm ở mức độ khác nhau và phụ thuộc vào sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn, đặc trưng nhất là vấn đề ô nhiễm bụi. Các thành phần khí độc khác như CO, NO2, SO2 vẫn trong giới hạn cho phép, nhưng cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ.
+ Hiện trạng chất lượng không khí ở Hà Nội:
Trung bình trong 1m3 không khí ở HN thì có 80µg bụi khí PM10 ( vượt quá tiêu chuẩn 50µg/m3 ), bụi khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn 20µg/m3.

- Hằng năm các cơ sở công nghiệp VN tiêu thụ khoảng 240.000 tấn than, 250.000 tấn xăng dầu và thải vào không khí 80.000 tấn bụi than, 10.000 tấn NOx , 46.000 tấn CO2 gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Số lượng các phương tiện giao thông ở HN tăng nhanh.
Năm 2001: xe máy 1triệu, ô tô 100.000
Năm 2007: xe máy 1,9 triệu, ô tô 200.000
Lượng khí thải ra môi trường rất lớn ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

3.6: Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí

- Giảm xả thải vào không khí bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng, dùng công nghệ sạch.

- Phân tán chất thải từ nguồn bằng cách: tăng chiều cao ống khói, thiết lập các vùng đệm…

- Quy hoạch điểm thải hợp lý, kiểm soát thải theo vùng xung quanh.

- Trồng rừng để lọc chất ô nhiễm.
Xây dựng và sử dụng các công cụ luật pháp, kinh tế trong quản lý môi trường.

Kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường bằng máy móc thiết bị và các dấu hiệu chỉ thỉ.

Giáo dục môi trường các cấp để thiết lập nền tảng đạo đức môi trường và các hành vi thân thiện môi trường một cách tự giác, khoa học.

- Giải quyết đồng bộ các vấn đề ô nhiễm môi trường nước và đất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Loc Thi Thuy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)