Bài 54. Ô nhiễm môi trường

Chia sẻ bởi Võ Thị Liên | Ngày 04/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 54. Ô nhiễm môi trường thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

chuyên đế sinh học
Trường th&thcs
minh cầm
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học Sinh học 9 trường TH&THCS Minh Cầm
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề môi trường đang là vấn đề nóng bỏng trên phạm vi toàn cầu. Vậy môi trường là gì và giáo dục bảo vệ môi môi trường là gì. Môi trường bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. Môi trường của con người bao gồm cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ kinh tế - chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử...
I/ Phần mở đầu
Môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường sống ngày càng thoái hoá, ô nhiễm. Mà hậu quả của nó chính bản thân con người phải gánh chịu là vô cùng to lớn. Đó là sự xói mòn đất đai, thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên... Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên đó là sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người.
I/ Phần mở đầu
Đồi trọc bị xói mòn Ngập lụt
Cháy rừng Hạn hán
Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đối với học sinh THCS cần giáo dục cho các em có ý thức quan tâm đến môi trường, trang bị cho các em những hiểu biết và kĩ năng cần thiết để các em có khả năng xử lí một số vấn đề về môi trường cụ thể.
I/ Phần mở đầu
Môn Sinh học THCS là một môn học giúp học sinh có hiểu biết khoa học về thế giới sống, thực vật, động vật, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường có tác động tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
I/ Phần mở đầu
Vì vậy môn Sinh học trong trường phổ thông là một bộ môn có nhiều khả năng tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy. Đặc biệt môn Sinh học 9 đề cập rất cơ bản và mang tính hệ thống, cập nhật kiến thức về sinh vật và môi trường.
Chúng ta đã biết suốt thời niên thiếu các học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy trường học chính là ngôi nhà của các em, nơi các em học tập, vui chơi, giải trí và lớn lên.
Ngôi nhà đó phải do chính bàn tay vun đắp của các em để trở thành xanh - sạch - đẹp. Nếu mỗi HS không có ý thức giữ gìn vệ sinh thì môi trường sẽ bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, học tập của HS; nhưng nếu em HS nào cũng có ý thức và tham gia xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp thì góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng tươi đẹp.
I/ Phần mở đầu
Trái đất là ngôi nhà chung của mọi sinh vật, xây dựng trường học xanh- sạch - đẹp cũng là góp phần bảo vệ môi trường Trái đất.
Từ những lí do trên theo tôi tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Sinh học là rất cần thiết.
I/ Phần mở đầu
2. Mục đích nghiên cứu
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 tru?ng THCS nhằm phát triển ở người học sinh sự hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề về môi trường bao gồm cả kiến thức về môi trường, thái độ, hành vi ứng xử với môi trường, trách nhiệm và kĩ năng giải quyết các vấn đề về môi trường và khả năng vận động những người khác cùng thực hiện.
I/ Phần mở đầu
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đọc và nghiên cứu tài liệu, sách báo, tìm hiểu thông tin
Phương pháp điều tra, quan sát, tìm hiểu thực tế địa phương
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.

I/ Phần mở đầu
4. Thời gian và địa điểm
a, Thời gian
áp dụng trong quá trình giảng dạy Sinh học 9 (năm học 2008-2009)
b, Địa điểm
Trường THCS Đạp Thanh-Ba Chẽ-Quảng Ninh
I/ Phần mở đầu
c, Phạm vi đề tài
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Tích hợp giáo dục bảo vệ Môi trường trong giảng dạy Sinh học 9
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu:Trường THCS Đạp Thanh-Ba Chẽ - Quảng Ninh
- Giới hạn về khách thể: Học sinh lớp 9
I/ Phần mở đầu
II/ Phần nội dung
Chương 1: Tổng quan
Cơ sở lí luận.
Nội dung giáo dục môi trường
+
15
Các kiểu tích hợp
Quan niệm về tích hợp
Phương pháp tích hợp
1
2
Nguyên tắc tích hợp
3
16
Quan niệm về tích hợp
Khoa học
môi trường
Sinh học
Địa lí
Hoá học
Văn học

17
Quan niệm về tích hợp
Tích hợp dạy học
18
Tích hợp kiến thức
Tích hợp dạy học
+
Tích hợp kiến thức
Kiểu lồng ghép
PPDH
Tích hợp
dạy học
GV
GV
Tích hợp kiến thức
Kiểu liên hệ
GV
GV
Phươngthức tích hợp
II/ Phần nội dung
Các kiến thức GDMT trong môn Sinh học có thể phân biệt thành 2 nhóm:
Hình thành kiến thức môi trường:
Các nguyên lí sinh thái áp dụng cho môi trường: môi trường và các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật, quần thể và đặc trưng của quần thể, quần xã và đặc trưng của quần xã, hệ sinh thái và đặc trưng của các hệ sinh thái.
Môi trường và con người
Tài nguyên và môi trường
Bảo vệ môi trường mà cốt lõi là bảo vệ cân bằng sinh thái.
Hình thành thái độ, hành vi về môi trường
Hình thành thái độ, hành vi bảo vệ môi trường
Hình thành thái độ, hành vi sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường.
Hình thành thái độ, hành vi chống ô nhiễm môi trường
II/ Phần nội dung
Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép, làm phương hại đến khả năng lĩnh hội của học sinh cả về kiến thức khoa học của bộ môn lẫn nội dung và ý nghĩa GDBVMT.
Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội dung GDBVMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. Tránh sự lồng ghép, liên hệ gượng ép làm mất tác dụng giáo dục.
.Phải đảm bào nguyên tắc vừa sức





























Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
" Tích hợp GDBVMT trong dạy học sinh học 9 trU?ng THCS D?p Thanh"
1. Thực trạng
a, Cơ sở vật chất: Mặc dù được trang bị tương đối về trang thiết bị dạy học những hiệu quả sử dụng vẫn còn thấp, chưa cao. Do kiến thức về môi trường cần có nhiều tranh ảnh, phương tiện CNTT hỗ trợ.
Do địa bàn trường học những vấn đề về môi trường vẫn còn tồn tại như vấn đề vệ sinh môi trường, nước sạch trong sinh hoạt của GV và HS...
b, Về phía GV: Vì tích hợp GDBVMT trong dạy học yêu cầu người GV phải nắm vững kiến thức về môi trường trong SGK, đồng thời phải hiểu biết rộng vấn đề này trên cơ sở đọc sách báo, ti vi, thông tin đại chúng, thực tế cuộc sống nên có số ít GV giảng dạy vấn đề này còn đại khái. Do MT và các vấn đề về môi trường có tính chất đa dạng và phức tạp chúng liên quan đến mọi lĩnh vực của cuộc sống nên việc dạy và học tập sẽ gặp khó khăn. Mặc khác một số ít GV chưa nắm được tầm quan trọng của môi trường và việc tích hợp GDBVMT trong dạy học.
II/ Phần nội dung
c, Về phía HS: địa bàn trường là một xã vùng cao miền rừng núi nên các em rất gần gũi với thiên nhiên, dễ nắm bắt điều kiện thực tế địa phương song vấn đề về môi trường là vấn đề phức tạp; lứa tuổi các em còn nhỏ chưa ý thức được vấn đề vệ sinh môi trường và vai trò của BVMT .
2. đánh giá thực trạng.
Nhin chung các tiết dạy sinh học nói chung và các tiết dạy có tích hợp nội dung GD BVMT chưa thật sự hoàn chỉnh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
II/ Phần nội dung
Song có lẽ nguyên nhân lớn ở đây là ta chưa nắm rõ thế nào là tích hợp GDBVMT trong giảng dạy sinh học. Vì thế ta chưa có được phương pháp giảng tối ưu trong quá trình tích hợp kiến thức về môi trường trong giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Do đó với đề tài này bản thân tôi cần giải quyết tốt vấn đề lí luận trên và khắc phục tình trạng hiện tại.
II/ Phần nội dung
Chương 3: "Tích hợp GDBVMT trong dạy học Sinh học 9 "
Các biện pháp.
Biện pháp 1: Xác định mục tiêu GDBVMT qua bộ môn mình phụ trách.
Nghiên cứu mục tiêu GDBVMT trong chương trình THCS
Xác định mục tiêu của môn Sinh học
Tôi suy nghĩ xem môn mình phụ trách có thể góp phần thực hiện những mục tiêu nào trong mục tiêu GDBVMT của cả cấp học về:
Về kiến thức
Về kĩ năng - hành vi bảo vệ môi trường.
Về tình cảm - thái độ
- Tôi nghiên cứu chương trình Sinh học lớp 9 và xác định các bài dạy có khả năng tích hợp GDBVMT như: Bài 21, 22, 23, 24, 29, 30, 33, 41- 46, 48 - 62.
Trong quá trình giảng dạy, sau khi đã xác định địa chỉ cần tích hợp GDBVMT trong Sinh học 9 tôi cần tuân thủ đúng nguyên tắc khi tích hợp, hình thức tích hợp cho từng bài, xác định kiến thức trọng tâm của bài học và nội dung GDBV
MT cần tích hợp.
Môi trường là lĩnh vực liên ngành, nên khi tích hợp GDBVMT tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như thảo luận nhóm, PP trò chơi, kể chuyện, phương pháp học tập thực nghiệm, điều tra khảo sát môi trường thực tế, nghiên cứu học tập ngoài thiên nhiên, PP thực hành...
Biện pháp 2: Thiết kế bài học có nội dung tích hợp GDBVMT
Bước 1: GV nghiên cứu kĩ bài học để xác định kiến thức, kĩ năng, hành vi-thái độ cơ bản của bài .
Bước 2: GV xác định mục tiêu, nội dung GDBVMT được tích hợp trong bài học.
Bước 3: GV xác định phương pháp và phương thức GDBVMT trong từng bài
II/ Phần nội dung
Ví dụ 1: Mức độ tích hợp toàn phần
Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
Bài 54: Ô nhiễm môi trường
Bài 61: Luật Bảo vệ môi trường
Bài 56-57:Thực hành
Bài 62: Thực hành
....
Ví dụ 2: Mức độ tích hợp một phần
Bài 30: Di truyền học với con người
I/ Mục tiêu bài:
1. Kiến thức: - HS hiểu rõ được Di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này.
- Nêu được cơ sơ di tuyền học của vấn đề hôn nhân 1 vợ 1 chồng , cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời.
- Giải thích được tại sao phụ nữ không nên sinh con tuổi ngoài 35 và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với con người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy phân tích tổng hợp
3. Thái độ:
- GD có ý thức chấp hành luật hôn nhân và chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Có ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch,đẹp.

II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV-HS:
-GV: Hai bảng số liệu 30.1 và 30.2 SGK, tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiêm môi trường.
- HS: Nghiên cứu bài học và sưu tầm tranh ảnh về ô nhiêm môi trường.
2. PPDH: hỏi đáp, hoạt động nhóm, giảng giải
III/ Các hoạt động dạy và học
Mở bài: GV có thể sử dụng PP hỏi đáp để vầo bài
- Dựa trên cơ sở khoa học nào mà luật hôn nhân và chính sách dân số và KHHGĐ quy định: Hôn nhân 1 vợ 1 chồng; Cấm những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn....
Qua nghiên cứu SGK, làm việc cá nhân, làm việc nhóm chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này.
Hoạt động 3: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường
GV cho HS quan sát tranh ảnh về hoạt động gây ô nhiễm môi trường
yêu cầu HS sau khi quan sát, nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau:
? Nêu tác nhân gây ô nhiễm môi trường
? Ô nhiễm môi trường gây nên những hậu quả gì
GV cho HS quan sát tranh về bệnh tật di truyền ở người và lồng ghép nội dung GDBVMT cho HS
? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi truờng
GV tổng kết lại kiến thức.
Ví dụ 1: Mức độ tích hợp: Liên hệ
Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
I/ Mục tiêu bài
1, Kiến thức:
- HS nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái
Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế chúng phát sinh
2, Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
3, Hành vi-thái độ: GD HS có thái độ ủng hộ các biện pháp phòng ngừa sự phát sinh các bệnh tật di truyền
II/ Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV-HS
GV: Tranh vẽ về bộ NST của người bình thường và bộ NST của người bệnh Đao, bệnh Tơcnơ
- Tranh ảnh về các bệnh và tật di truyền
- Tranh ảnh về một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường
HS: Nghiên cứu kĩ bài học và sưu tầm tranh ảnh về bệnh tật di truyền ở người
2. PPDH: Quan sát kết hợp hỏi đáp
III/ Các hoạt động dạy và học
Mở bài: GV cho hs quan sát tranh ảnh về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Đó là trong những nguyên nhân gây nên các bệnh tật di truyền ở người
Hoạt động 3: Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
GV: ở hoạt động 1, 2 ta đã biết đột biến gen, đột biến NST gây ra các bệnh , tật di truyền
? Nguyên nhân nào gây ra đột biến gen , đột biến NST
GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về các tác nhân gây gây nên đột biến gen và đột biến NST.
-Từ đó HS nêu nguyên nhân gây ra các tật bệnh
và các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền.
- Từ biện pháp hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, GV cho Hs liên hệ thực tế địa phương GD HS BVMT trong trường học, ở địa phương.
- GV chốt lại kiến thức bài
MÁY BAY MỸ RẢI CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
III. Phần kết luận
Do môi trường và vấn đề về môi trường có tính chất đa dạng và phức tạp, chúng liên quan đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học trong trường học. Nên tích hợp GDBVMT thông qua các môn học chỉ phản ánh một khía cạnh của môi trường. Với mục đích này trong khuôn khổ giới hạn của đề tài này không thể đáp ứng hết nội dung GD BVMT đang nằm rải rác trong tất cả các môn học, mỗi môn học có một vai trò nhất định tuy nhiên cũng có góp một phần nhỏ những hướng đi, những gợi ý cần thiết để chúng ta tham khảo.
Nội dung đề tài có giới hạn "Tích hợp GD BVMT trong dạy học Sinh học 9 tru?ng THCS D?p Thanh." chỉ đưa ra được một số biện pháp giải quyết vấn đề trên và 1số ví dụ chưa hoàn chỉnh, nội dung bài viết chưa đầy đủ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vậy tôi mong sự đóng góp của tất cả các đồng chí đồng nghiệp và sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn và áp dụng có hiệu quả.

Xin chân thành cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)