Bài 54. Ô nhiễm môi trường
Chia sẻ bởi Đinh Hữu Trường |
Ngày 04/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 54. Ô nhiễm môi trường thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK
CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN
CHỦ ĐỀ:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN: SINH HỌC 9
Giáo viên : LÊ THỊ HỒNG LOAN
Email: [email protected]
Trường : THCS Đinh Tiên Hoàng
Huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
Email: [email protected]
Trân trọng kính chào quý thầy, cô
và các em đến với buổi học hôm nay
KIỂM TRA BÀI CŨ
* CÂU HỎI:
Trình bày những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên?
* ĐÁP ÁN:
Nhiều hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, đô thị hóa, sản xuất công nghiệp… gây hậu quả xấu, làm suy thoái môi trường tự nhiên.
Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét…
Quan sát các hình ảnh sau:
Những hình ảnh trên đang đề cập đến vấn đề gì?
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Quan sát các hình ảnh sau và dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân, hãy cho biết: ô nhiễm môi trường là gì?
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân nào làm môi trường bị ô nhiễm?
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
+ Do hoạt động của con người
+ Do hoạt động của tự nhiên
EM CÓ BIẾT:
Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loan, cao 4.171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4.171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9.000 mét. Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đỉnh núi Everest.
Hiện tại (2014) Việt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên, ngày 15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Đến ngày 20 tháng 3 cùng năm, động đất và núi lửa phun lại xảy ra lần nữa.
Ngoài ra, những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần. Động đất có thể làm dịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa.
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn
5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
Trao đổi cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau:
1. Từ kiến thức Hóa học: Hãy kể tên các chất khí thải gây độc?
2. Nêu tác hại của mỗi khí?
3. Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào?
1. Các khí thải độc hại: CO2; NO2; SO2; CO; các khí CFC, khói, bụi…
2.
CO2: gây ngộ độc ở liều cao, tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính:
SO2: Ngộ độc, viêm đường hô hấp, tác nhân gây mưa axit,…
- CFC: gây tủng tầng ôzôn…
CO: khí độc với con người và các sinh vật khác.
…
Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Các phương tiện giao thông
Cháy rừng - sinh hoạt
Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Hoạt đông sản xuất công nghiệp
EM CÓ BIẾT:
Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Diezel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức làn gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại...
Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Nguyên nhân - Hậu quả
Đất bạc mầu
Ung thư phổi
Mưa axit
Thủng tầng ÔZôn
Hiệu ứng nhà kính
Băng tan
- Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
- Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính.
Bảng 51.1 Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Hoạt động
Nhiên liệu bị đốt cháy
1. Giao thông vận tải:
- Ô tô
- Xe máy
- Tàu hỏa
2. Sản xuất công nghiệp:
- Máy cày, bừa, gặt
- Máy dệt
- Xăng, dầu
3. Sinh hoạt:
- Đun nấu
- Chế biến thực phẩm
- Than, củi, gỗ, khí đốt
- Rác thải, bã lên men
- Xăng, dầu
- Xăng, dầu
- Xăng, dầu
- Than đá
- Liên hệ: Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu ở gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
+ Đun than, củi, bếp dầu, bếp gas, lò sản xuất gạch ngói…
+ Bản thân em cùng đại diện khu dân cư sẽ tuyên truyền để mọi người dân hiểu biết và có biện pháp giảm bớt ô nhiễm.
- Lưu ý: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như: than, củi, gas…sinh ra lượng CO2 chất này tích tụ sẽ gây ô nhiễm.Vậy trong từng gia đình phải có biện pháp thông thoáng khí để tránh khí độc.
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
Các khí thải độc hại như CO, SO2, CO2, NO2… do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường không khí.
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
? Vận dụng kiến thức hóa học và thực tế kể tên những loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường?
Hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, bảo quản nông sản…), thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng, thuốc bảo quản nông sản, các chất độc hóa học…
Nguyên nhân - Hậu quả
Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Nguyên nhân - Hậu quả
Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Ung thư da
Con đường phát tán các hoá chất bảo vệ thực vật
và chất độc hoá học.
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
- Các loại thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ, diệt nấm…dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
- Các hóa chất độc hại được phát tán và tích tụ:
+ Hóa chất (dạng hơi): nước mưa đất tích tụ trong đất ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hóa chất (dạng hơi): nước mưa ao, hồ, sông, suối, biển tích tụ trong nước.
+Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
Liên hệ kiến thức Lịch sử: Ngoài thuốc bảo vệ thực vật, trong chiến tranh chống Mĩ, nhân dân Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của loại chất độc hóa học nào?
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
Liên hệ kiến thức Lịch sử, thông tin thời sự: Hãy nêu những vụ thảm họa phóng xạ mà em biết trong lịch sử loài người?
* Thảm họa Chernobyl: Xảy ra vào ngày 26/04/1986, khi một nhà máy hạt nhân phát nổ tại Chernobyl - Ukraine. Vụ nổ này được coi là một thảm họa để lại nhiều hậu quả đau lòng và là tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Vụ nổ nhà máy hạt nhân tại Chernobyl đã làm phát tán một lượng lớn chất phóng xạ với hàm lượng cao hơn tới 400 lần nồng độ phóng xạ do bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Chất phóng xạ rò rỉ từ Nhà máy Chernobyl đã ảnh hưởng tới sự sống trên một khu vực rộng lớn trải rộng hơn 200.000km2 của châu Âu. Có khoảng 9000 người bị chết; 600.000 người dân đã bị nhiễm nồng độ cao chất phóng xạ và hơn 350.000 người đã phải di dời khỏi vùng do nồng độ phóng xạ quá cao.
Ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom đầu tiên mang tên “Little Boy” xuống Hiroshima. 80.000 - là số người chết ngay lập tức tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản sau khi quả bom “Little Boy” phát nổ. 192.020 - là số người thiệt mạng tại Hiroshima do nhiệt, bức xạ và những hậu quả khác của bom hạt nhân “Little Boy”.
Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” xuống Nagasaki. 70.000 - là số người thiệt mạng vì quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nagasaki.
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
Chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
Các tia phóng xạ có khả năng xuyên qua tế bào và mô phá vỡ cấu trúc bộ máy di truyền gây đột biến, gây bệnh di truyền, bệnh ung thư.
Con đường phát tán chất phóng xạ vào cơ thể người?
Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ từ các công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, những vụ thử và sử dụng vũ khí hạt nhân…có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành bảng sau:
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Trả lời các câu hỏi sau:
Thế nào là chất thải rắn? Chất thải rắn có những loại nào? Có gây tác hại tới con người như khí thải, hóa chất, chất phóng xạ hay không?
2. Thử nêu những hiểu biết của em về chất thải rắn?
Chất thải rắn
Chất thải rắn
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: đồ nhựa, giấy vun, bông kim y tế, vôi, gạch vụn…Có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động xây dựng, y tế, sinh hoạt gia đình…
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu ?
Từ các chất thải
không được thu gom
và không được xử
lý đúng cách
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: đồ nhựa, giấy vun, bông kim y tế, vôi, gạch vụn…Có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động xây dựng, y tế, sinh hoạt gia đình…
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
Từ kiến thức Sinh học 7, cho biết:
1. Nguyên nhân của bệnh giun, sán?
2. Cách phòng tránh bệnh sốt rét?
3. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tả, lị?
1. Nguyên nhân của bệnh giun, sán?
* Do ăn thức ăn không nấu chín, không rửa sạch có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán ...
2. Cách phòng tránh bệnh sốt rét?
* Tiêu diệt muỗi mang ký sinh trùng sốt rét: diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở thoáng đãng sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước để muỗi không sinh sản, ngủ phải mắc màn ...
3. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tả, lị?
* Do ăn thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm các sinh vật gây bệnh như trùng kiết lị, vi khuẩn E.coli ...
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải (phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật…).
- Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị: do các thói quen sinh hoạt của con người: ăn gỏi, ăn tái, ngủ không màn…
Bản thân em cần phải làm gì để góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường?
- Thu gom và bỏ rác thải đúng nơi quy định, không vức rác bừa bãi ở khắp nơi.
Vệ sinh nhà ở, trường lớp, đường thôn xóm ...sạch sẽ
- Trồng và chăm sóc cây xanh...
Tuyên truyền với mọi người về tác hại
của ô nhiễm môi trường
EM CÓ BIẾT
Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải là vụ gây ô nhiễm môi trường được Cục Cảnh sát môi trường – Bộ công an Việt Nam phối hợp với Bộ tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13 tháng 9 năm 2008 tại Công ty VeDan Việt Nam. Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty VeDan Việt Nam đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông.
Ngày 6 tháng 10, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỷ đồng.
Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke để luyện gang). Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục. Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường tới hàng chục nghìn m 3/ngày.
CÂU HỎI :
Chọn câu trả lời đúng :
Câu 1: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây:
Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất.
Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ.
Sự suy giảm sức khoẻ và mức sống của con người
Cả a; b; c đều đúng
d
a
b
c
KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ
CÂU HỎI :
Chọn câu trả lời đúng :
Câu 2 : Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu ?
Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật
Đất, nước
Nước, không khí
Không khí, đất
c
a
b
d
KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ
CÂU HỎI :
Chọn câu trả lời đúng :
Câu 3 : Biện pháp nào sau đây được xem là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ?
Bảo quản và sử dụng hợp lý hóa chất bảo vệ thực vật
Trồng nhiều cây xanh
Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường
b
a
d
c
KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ
DẶN DÒ
- Học thuộc bài cũ.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập: 1, 2, 3, 4 trang 165 SGK.
- Chuẩn bị tiết 57, bài Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (t.t.) phần III – Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
CHÚC CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM SỨC KHỎE
CHÀO TẠM BIỆT
CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN
CHỦ ĐỀ:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN: SINH HỌC 9
Giáo viên : LÊ THỊ HỒNG LOAN
Email: [email protected]
Trường : THCS Đinh Tiên Hoàng
Huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
Email: [email protected]
Trân trọng kính chào quý thầy, cô
và các em đến với buổi học hôm nay
KIỂM TRA BÀI CŨ
* CÂU HỎI:
Trình bày những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên?
* ĐÁP ÁN:
Nhiều hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, đô thị hóa, sản xuất công nghiệp… gây hậu quả xấu, làm suy thoái môi trường tự nhiên.
Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét…
Quan sát các hình ảnh sau:
Những hình ảnh trên đang đề cập đến vấn đề gì?
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Quan sát các hình ảnh sau và dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân, hãy cho biết: ô nhiễm môi trường là gì?
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân nào làm môi trường bị ô nhiễm?
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
+ Do hoạt động của con người
+ Do hoạt động của tự nhiên
EM CÓ BIẾT:
Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loan, cao 4.171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4.171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9.000 mét. Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đỉnh núi Everest.
Hiện tại (2014) Việt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên, ngày 15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Đến ngày 20 tháng 3 cùng năm, động đất và núi lửa phun lại xảy ra lần nữa.
Ngoài ra, những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần. Động đất có thể làm dịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa.
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn
5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
Trao đổi cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau:
1. Từ kiến thức Hóa học: Hãy kể tên các chất khí thải gây độc?
2. Nêu tác hại của mỗi khí?
3. Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào?
1. Các khí thải độc hại: CO2; NO2; SO2; CO; các khí CFC, khói, bụi…
2.
CO2: gây ngộ độc ở liều cao, tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính:
SO2: Ngộ độc, viêm đường hô hấp, tác nhân gây mưa axit,…
- CFC: gây tủng tầng ôzôn…
CO: khí độc với con người và các sinh vật khác.
…
Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Các phương tiện giao thông
Cháy rừng - sinh hoạt
Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Hoạt đông sản xuất công nghiệp
EM CÓ BIẾT:
Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Diezel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức làn gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại...
Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Nguyên nhân - Hậu quả
Đất bạc mầu
Ung thư phổi
Mưa axit
Thủng tầng ÔZôn
Hiệu ứng nhà kính
Băng tan
- Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
- Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính.
Bảng 51.1 Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Hoạt động
Nhiên liệu bị đốt cháy
1. Giao thông vận tải:
- Ô tô
- Xe máy
- Tàu hỏa
2. Sản xuất công nghiệp:
- Máy cày, bừa, gặt
- Máy dệt
- Xăng, dầu
3. Sinh hoạt:
- Đun nấu
- Chế biến thực phẩm
- Than, củi, gỗ, khí đốt
- Rác thải, bã lên men
- Xăng, dầu
- Xăng, dầu
- Xăng, dầu
- Than đá
- Liên hệ: Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu ở gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
+ Đun than, củi, bếp dầu, bếp gas, lò sản xuất gạch ngói…
+ Bản thân em cùng đại diện khu dân cư sẽ tuyên truyền để mọi người dân hiểu biết và có biện pháp giảm bớt ô nhiễm.
- Lưu ý: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như: than, củi, gas…sinh ra lượng CO2 chất này tích tụ sẽ gây ô nhiễm.Vậy trong từng gia đình phải có biện pháp thông thoáng khí để tránh khí độc.
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
Các khí thải độc hại như CO, SO2, CO2, NO2… do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường không khí.
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
? Vận dụng kiến thức hóa học và thực tế kể tên những loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường?
Hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, bảo quản nông sản…), thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng, thuốc bảo quản nông sản, các chất độc hóa học…
Nguyên nhân - Hậu quả
Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Nguyên nhân - Hậu quả
Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Ung thư da
Con đường phát tán các hoá chất bảo vệ thực vật
và chất độc hoá học.
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
- Các loại thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ, diệt nấm…dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
- Các hóa chất độc hại được phát tán và tích tụ:
+ Hóa chất (dạng hơi): nước mưa đất tích tụ trong đất ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hóa chất (dạng hơi): nước mưa ao, hồ, sông, suối, biển tích tụ trong nước.
+Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
Liên hệ kiến thức Lịch sử: Ngoài thuốc bảo vệ thực vật, trong chiến tranh chống Mĩ, nhân dân Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của loại chất độc hóa học nào?
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
Liên hệ kiến thức Lịch sử, thông tin thời sự: Hãy nêu những vụ thảm họa phóng xạ mà em biết trong lịch sử loài người?
* Thảm họa Chernobyl: Xảy ra vào ngày 26/04/1986, khi một nhà máy hạt nhân phát nổ tại Chernobyl - Ukraine. Vụ nổ này được coi là một thảm họa để lại nhiều hậu quả đau lòng và là tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Vụ nổ nhà máy hạt nhân tại Chernobyl đã làm phát tán một lượng lớn chất phóng xạ với hàm lượng cao hơn tới 400 lần nồng độ phóng xạ do bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Chất phóng xạ rò rỉ từ Nhà máy Chernobyl đã ảnh hưởng tới sự sống trên một khu vực rộng lớn trải rộng hơn 200.000km2 của châu Âu. Có khoảng 9000 người bị chết; 600.000 người dân đã bị nhiễm nồng độ cao chất phóng xạ và hơn 350.000 người đã phải di dời khỏi vùng do nồng độ phóng xạ quá cao.
Ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom đầu tiên mang tên “Little Boy” xuống Hiroshima. 80.000 - là số người chết ngay lập tức tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản sau khi quả bom “Little Boy” phát nổ. 192.020 - là số người thiệt mạng tại Hiroshima do nhiệt, bức xạ và những hậu quả khác của bom hạt nhân “Little Boy”.
Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” xuống Nagasaki. 70.000 - là số người thiệt mạng vì quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nagasaki.
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
Chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
Các tia phóng xạ có khả năng xuyên qua tế bào và mô phá vỡ cấu trúc bộ máy di truyền gây đột biến, gây bệnh di truyền, bệnh ung thư.
Con đường phát tán chất phóng xạ vào cơ thể người?
Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ từ các công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, những vụ thử và sử dụng vũ khí hạt nhân…có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành bảng sau:
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Trả lời các câu hỏi sau:
Thế nào là chất thải rắn? Chất thải rắn có những loại nào? Có gây tác hại tới con người như khí thải, hóa chất, chất phóng xạ hay không?
2. Thử nêu những hiểu biết của em về chất thải rắn?
Chất thải rắn
Chất thải rắn
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: đồ nhựa, giấy vun, bông kim y tế, vôi, gạch vụn…Có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động xây dựng, y tế, sinh hoạt gia đình…
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu ?
Từ các chất thải
không được thu gom
và không được xử
lý đúng cách
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: đồ nhựa, giấy vun, bông kim y tế, vôi, gạch vụn…Có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động xây dựng, y tế, sinh hoạt gia đình…
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
Từ kiến thức Sinh học 7, cho biết:
1. Nguyên nhân của bệnh giun, sán?
2. Cách phòng tránh bệnh sốt rét?
3. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tả, lị?
1. Nguyên nhân của bệnh giun, sán?
* Do ăn thức ăn không nấu chín, không rửa sạch có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán ...
2. Cách phòng tránh bệnh sốt rét?
* Tiêu diệt muỗi mang ký sinh trùng sốt rét: diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở thoáng đãng sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước để muỗi không sinh sản, ngủ phải mắc màn ...
3. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tả, lị?
* Do ăn thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm các sinh vật gây bệnh như trùng kiết lị, vi khuẩn E.coli ...
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Tiết 56 - BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải (phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật…).
- Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị: do các thói quen sinh hoạt của con người: ăn gỏi, ăn tái, ngủ không màn…
Bản thân em cần phải làm gì để góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường?
- Thu gom và bỏ rác thải đúng nơi quy định, không vức rác bừa bãi ở khắp nơi.
Vệ sinh nhà ở, trường lớp, đường thôn xóm ...sạch sẽ
- Trồng và chăm sóc cây xanh...
Tuyên truyền với mọi người về tác hại
của ô nhiễm môi trường
EM CÓ BIẾT
Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải là vụ gây ô nhiễm môi trường được Cục Cảnh sát môi trường – Bộ công an Việt Nam phối hợp với Bộ tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13 tháng 9 năm 2008 tại Công ty VeDan Việt Nam. Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty VeDan Việt Nam đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông.
Ngày 6 tháng 10, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỷ đồng.
Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke để luyện gang). Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục. Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường tới hàng chục nghìn m 3/ngày.
CÂU HỎI :
Chọn câu trả lời đúng :
Câu 1: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây:
Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất.
Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ.
Sự suy giảm sức khoẻ và mức sống của con người
Cả a; b; c đều đúng
d
a
b
c
KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ
CÂU HỎI :
Chọn câu trả lời đúng :
Câu 2 : Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu ?
Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật
Đất, nước
Nước, không khí
Không khí, đất
c
a
b
d
KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ
CÂU HỎI :
Chọn câu trả lời đúng :
Câu 3 : Biện pháp nào sau đây được xem là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ?
Bảo quản và sử dụng hợp lý hóa chất bảo vệ thực vật
Trồng nhiều cây xanh
Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường
b
a
d
c
KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ
DẶN DÒ
- Học thuộc bài cũ.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập: 1, 2, 3, 4 trang 165 SGK.
- Chuẩn bị tiết 57, bài Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (t.t.) phần III – Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
CHÚC CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM SỨC KHỎE
CHÀO TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Hữu Trường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)