Bài 51. Thực hành: Hệ sinh thái

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Quốc | Ngày 04/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 51. Thực hành: Hệ sinh thái thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Kim Đồng
Lớp 9/1
Tổ 3:
Thực Hành
Bài 51-52:
Thực hành:
Hệ sinh thái
Địa điểm thực hành:sau trường
Phần I: Thực vật
Cúc dại là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi
1: Hoa cúc dại
2: Cây trinh nữ (mắc cỡ)
Trinh nữ là cây cỏ nhỏ có gai, mọc rà ở đất, lá bẹ có rìa lông. Khi bị đụng đến và lúc về đêm thì lá xếp lại. Hoa hình đầu tròn, có màu hồng, quả có lông, rụng thành từng đốt. Cây có tính an thần, giúp dễ ngủ. Cây trinh nữ có nguồn gốc ở Brazil.
3: Cây Dương Xỉ
Ngành Dương xỉ 
(danh pháp khoa học :  Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000 loài[3]thực vật có mạch, không có hạt, sinh sản thông qua các bào tử.
4: Cỏ hôi
Cây Cỏ hôi (còn gọi cây Bù xít, cây Cứt lợn, cỏ Cứt heo), tên khoa học Ageratum conyzoides L, thuộc họ Cúc, là một cây nhỏ mọc hoang cao khoảng 30 - 60cm. Thân cây có nhiều lông mềm. Lá mọc đối, hình trứng hay 3 cạnh, dài 2 - 6cm, rộng 1 - 3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt lá đều có lông (khi vò ra có mùi hăng hắc, nhưng khi đun nước lại có mùi thơm, nhân dân ta còn dùng cây Cỏ hôi phối hợp với bồ kết đun nước gội đầu giúp trị gàu và mượt tóc)
5: Cỏ gà
Cỏ gà hay còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ Bermuda..., danh pháp khoa học: Cynodon dactylon ((L.) Pers.), là một loài thực vật lưu niên thuộc họ Hòa thảo
Mô tả
Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng, có từ 8 đến 40 cọng, có khi cao tới 90 cm. Cỏ gà bò chằng chịt vào nhau thành thảm cỏ dày đặc. Lá phẳng hình dài hẹp, nhọn đầu, màu vàng lục, mềm, nhẵn hoặc có lông, mép hơi ráp. Lá có thể thay đổi màu sắc từ xanh đậm sang xanh nhạt, trắng khi thời tiết biến đổi. Cụm hoa thường dài từ 3 đến 6 cm gồm từ 3 đến 7 bông con (hiếm gặp hơn là 2 bông) dài khoảng 2-3 mm xếp hình ngón, đơn, mảnh. Các ngón hoa thường tạo thành một vòng nhưng cá biệt có thể thành 2 vòng với 10 cụm hoa.
II: Động Vật
1:Chuồn chuồn
Chuồn chuồn (Odonata) là một bộ chuồn chuồn với khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn:  chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và chuồn chuồn kim (Zygoptera), khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng
chuồn chuồn kim (Zygoptera)
chuồn chuồn ngô (Anisoptera)
2:Bướm Cải
Côn trùng họ Bướm cải (Pieridae), thân dài 15 - 20 mm; cánh trước màu trắng, xoè ra dài 40 - 50 mm, đỉnh cánh có vết đen hình tam giác và 2 chấm đen; cánh sau màu trắng, góc cánh màu xám đen. 
3:Bọ xít
Là Loại côn trùng biến thái không hoàn toàn, thuộc bộ Cánh nửa với rất nhiều loài khác nhau. Chúng đều có đôi cánh trước có phần gốc cứng, phần ngọn mềm. Cánh sau dạng màng, khi đậu phần cánh màng xếp lợp lên nhau. Bọ xít nói chung có miệng kiểu chích hút để hút nhựa cây. Mùi hôi của bọ xít do tuyến hôi ở ngực tiết ra. Tuyến nước bọt của bọ xít cũng giống như muỗi tiết ra dịch a-xít do đó gây ngứa ngáy, nhức nhối ở chỗ bị đốt. Bọ xít còn có các túi co bóp gọi là tim phụ ở gốc chân.
4: Con Chấu Chấu
Châu chấu là họ hàng gần với cào cào nhưng lớn hơn nhiều. Châu chấu đẻ nhiều trứng và trứng nở thành châu chấu con. Châu chấu con trưởng thành chỉ trong hai tuần, chúng lột xác và phát triển cánh, thân hình đổi từ màu nâu sang màu đỏ, và cuối cùng thành màu vàng. Chúng thích sống ở vùng sa mạc khô cằn như vùng Trung Đông, Bắc Phi Châu, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Trung Hoa Lục Địa v.v… 
5:Con Cào Cào lúa
Tên khoa học: Oxya spp 
Họ :Acrididae
Bộ :Orthoptera
Phân bố và ký chủ
Cào cào trưởng thành dài 40 – 45mm (con đực nhỏ hơn con cái) có màu xanh vàng hoặc nâu, râu hình sợi chỉ, 2 bên đỉnh đầu về phía mắt kép có 2 vệt sọc màu nâu kéo dài suốt 3 đốt ngực. Mảnh lưng của đốt bụng đặc biệt con cái có dạng gai, trứng đẻ dưới đất hơi cong ở giữa 1 đầu to, trứng luôn đẻ ở dạng túi.
Chân thành cảm ơn
vì đã xem
good bye
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung Quốc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)