Bài 51. Thực hành: Hệ sinh thái

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Dung | Ngày 04/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 51. Thực hành: Hệ sinh thái thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Thông tin về loài chó
Tổ tiên của chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40.000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy
THỨC ĂN
Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.
PHÂN LOẠI
Năm 1758, nhà phân loại học Carl Linnaeus đã công bố trong cuốn Systema Naturae về việc phân loại loài, trong đó Canis (chi chó) là một từ tiếng Latin nghĩa là chó.[15] Ông phân loại loài chó nuôi là Canis familiaris (Linnaeus, 1758) và trong trang kế tiếp về một loài riêng biệt, ông phân loại chó sói là Canis lupus (Linnaeus, 1758)
CHÓ LAI
Chó còn được con người lai tạo ra nhiều giống chó khác nhau, rất đa dạng. Giống chó lai là giống chó vốn được ghép bởi 2 loài chó bố, mẹ khác nhau (về màu sắc, hình dạng,...). Hai con bố, mẹ này sau khi giao phối sẽ tạo ra một giống chó mới mang thuộc tính của bố mẹ.
ĐẶC ĐIỂM
Các giác quan như thị giác, thính giác và khứu giác phát triển mạnh: Chó có mắt to, tai dựng và mũi nhạy, nhờ đó chúng có thể theo dấu con mồi thành công, dù là săn đơn độc hay theo bầy. Tất cả các loài chó trừ chó bụi rậm Nam Mỹ đều có chân dài thích nghi với chạy nhanh khi săn đuổi mồi. Chó là loài "đi bằng đầu ngón chân" và có các bàn chân đặc trưng, năm ngón ở chân trước và bốn ngón ở chân sau
Các đặc điểm khác
Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Giống như tất cả các động vật có vú, sau khi con non được sinh ra con mẹ cho con non bú và chăm sóc con non vài tháng, với sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình, lúc này con mẹ sẽ trở nên hung dữ. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.
BỘ PHẬN MẮT
Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém, chó có thể nhìn thấy màu lam, màu vàng, nhưng không phân biệt được đỏ và lục. Cụ thể thì bên trong mắt của chó có hai loại tế bào hình nón có thể cảm nhận màu sắc, trong khi ở người là ba. Bù lại, chúng có thể quan sát khá rõ trong đêm tối.


BỘ PHẬN TAI
Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận biết được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi khác nhau. Với mỗi con chó, sống mũi và nếp nhăn trên mũi sẽ tạo ra những đường vân độc nhất - gọi là vân mũi, là thứ giúp nhận định danh tính của chúng.
BỘ NÃO
Não chó rất phát triển. Trí tuệ của loài chó có thể tương đương với một đứa trẻ 2 tuổi. Não bộ của chó có tiết ra oxytocin khi tương tác với con người và đồng loại. Điều này cũng giống như phản ứng của não người khi được ôm hoặc hôn. Có thể thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cơ thể cho mình. Thân nhiệt của chó là 38°C. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài dễ thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ "hạ nhiệt" trong những ngày oi bức.
SỨC KHOẺ
Về sức khỏe, người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi - người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người. Một số thức ăn thông thường của con người và hộ gia đình có thể gây độc cho chó, như Sô-cô-la,[17] hành và tỏi,[18] nho và nho khô,[18] mắc ca,[18] xylitol[19] cũng như nhiều loài thực vật và chất liệu có thể gây ngộ độc khác.[20][18][21] Các dấu hiệu ngộ độc có thể là nôn mửa nhiều (ví dụ như ăn cơm xì gà), ngất hoặc thậm chí tử vong.[22].
TRONG VĂN HOÁ
Trong văn hóa tâm linh của một số dân tộc, chó là con vật thân thiết gắn bó thủy chung với người chủ nói riêng và con người nói chung, những đức tính của chó được tôn vinh, thậm chí có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo.[23]. Theo một nhà dân tộc học người Nga, tục thờ chó khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, và có ở hầu khắp thần thoại các dân tộc ở Đông Nam Á lục địa.
 Ban đầu tục này xuất phát từ các dân tộc chăn nuôi gia súc khu vực Tây Nam Á, với vai trò canh giữ đàn gia súc. Sau đó có thể người Ấn–Âu từ thời đồng thau đã mang vào Đông Á truyền thống chăn nuôi cùng với tín ngưỡng thờ chó. Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, hình tượng chó, kẻ canh giữ gia súc đã sớm chuyển thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ.[24]
CHÓ NỔI TIẾNG
Con chó đầu tiên được đưa vào không gian là con Laika của Liên Xô trong chuyến bay năm 1957. Laika cuối cùng đã bị bốc cháy khi rơi vào bầu khí quyển.[30]. Ngoài Laika đã nói ở trên, chú chó Hachiko (1924 - 1935) của Nhật Bản cũng là một biểu tượng của sự trung thành
THỊT CHÓ
Thịt chó là một món ăn thông thường tại một số nước châu Á như Hàn Quốc, nó vừa có tính cách bình dân lại vừa được xếp vào hàng đặc sản.Theo quan niệm của người Việt Nam thì thịt chó còn là món ăn giải xui.Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia Tây phương và Hồi giáo, việc giết chó làm thịt và ăn thịt chó (và mèo) được coi là tàn bạo và bị cấm.[31]
TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, chó dùng làm thịt thường là chó cỏ không phải là "chó cảnh", "chó Tây", vì theo đánh giá thì hai loại đó vừa đắt vừa không ngon. Thịt chó ngoài việc cung cấp thực phẩm còn có một giá trị y học nhất định theo quan niệm người Á Đông (trừ Nhật Bản). Thịt chó theo Trung y có vị mặn, tính ấm và có rất nhiều chất đạm. Theo công văn Cục Thú y ban hành vào ngày 23.1.2014, chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu cá thể chó bị giết phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thịt.[32]


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÌNH TRẠNG ĂN THỊT CHÓ NGÀY NAY
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÓ NGAO TÂY TẠNG
CHÓ LÀ BẠN
Không phải là thức ăn Hãy nói không với thịt chó
Hãy học cách bảo vệ và nuôi dưỡng chó giống như cách mà người phương Tây làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)