Bài 50. Hệ sinh thái

Chia sẻ bởi Phan Huu Khoa Huan | Ngày 04/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 50. Hệ sinh thái thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC BẠN
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY !
�Kiểm tra bài cũ:
Câu 1:Em hãy nêu định nghĩa diễn thế sinh thái(DTST) và các nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái?
Trả lời:(Định nghĩa)DTST là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu, được thay thế lần lượt bởi các quần xã tiếp theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã tương đối ổn định


Kiểm tra bài cũ:
Nguyên nhân gây ra DTST:
Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
Chính tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế.
Tác động vô ý thức(đốt, chặt, phá rừng.) hay có ý thức(cải tạo thiên nhiên, khai thác rừng, lấp hồ.)

Kiểm tra bài cũ:
Câu 2:Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học?Mối quan hệ giữa khống chế sinh học và cân bằng sinh học?
Trả lời:
Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm gọi là hiện tượng khống chế sinh học.
Sự khống chế sinh học này làm cho số lượng cá thể của quần thể dao động trong một thế cân bằng, từ đó làm toàn bộ quần xã sinh vật cũng dao động trong thế cân bằng tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
?Ở Chương 2 chúng ta đã học về quần thể, quần xã sinh vật, DTST. Bài Hệ Sinh Thái chúng ta đã học khái niệm, các thành phần của HST và các kiểu HST(cho học sinh nhắc lại) gồm:
1. HST trên cạn.
2. HST nước mặn.
3. HST nước ngọt:

Chúng ta xem lại một số hình ảnh của các HST:

Trong bài hôm nay, chúng ta đi sâu hơn về HST. Có câu chuyện như sau:Ở Trung Quốc, sau khi giành độc lập, việc đầu tiên phải làm là phát triển nông nghiệp, chính phủ đã đề ra biện pháp cụ thể đó là diệt chim sẻ vì nó là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến nông nghiệp. Người dân hưởng ứng rất nhiều và mùa đó bội thu. Tuy nhiên những mùa tiếp theo sản lượng không những không tăng mà còn giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân vì sao lại như vậy? Qua tìm hiểu người ta tìm ra nguyên nhân chính của sự việc này. Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu giải đáp thắc mắc mắc trên.
BÀI 8:HỆ SINH THÁI.
I. KHÁI NIỆM
II.CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI.
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
Các thành phần của quần xã sinh vật gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó mối quan hệ về dinh dưỡng có vai trò cực kì quan trọng được thực hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
BÀI 8:HỆ SINH THÁI.
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
A. CHUỖI THỨC ĂN:
Ví dụ: Cỏ Chuột Rắn Đại bàng.
Trong ví dụ trên ta thấy các sinh vật đứng sau ăn thịt các sinh vật đứng trước nó.Qua ví dụ trên bạn nào có thể nêu khái niệm chuỗi thức ăn?
BÀI 8: HỆ SINH THÁI.
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
A. CHUỖI THỨC ĂN:
Định nghĩa.
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.(Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.)
Em hãy nêu một ví dụ cụ thể:
Tảo hiển vi Ấu trùng ăn mùn Cá nhỏ ăn thịt Cá lớn ăn thịt Vi khuẩn.
BÀI 8: HỆ SINH THÁI.
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
A. CHUỖI THỨC ĂN:
1.Định nghĩa.
Trở lại câu chuyện trên, chúng ta có thể tìm được câu trả lời.Khi tiêu diệt hết chim sẻ, các loài côn trùng và sâu bệnh có hại không còn bị khống chế nên phát triển mạnh phá hại mùa màng.Chuỗi thức ăn tự nhiên đã bị phá vỡ cân bằng.

BÀI 8: HỆ SINH THÁI.
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
A. CHUỖI THỨC ĂN:
2. Phân loại sinh vật trong chuỗi thức ăn.
a.Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng trong quần xã, có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
b.Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật dị dưỡ�ng ăn thực vật và cả những sinh vật dị dưỡng khác.(Chúng không có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ mà phải sử dụng các chất hữu cơ của nhóm sinh vật sản xuất).
Thường thì một chuỗi thức ăn có một số mắt xích tiêu thụ:

BÀI 8: HỆ SINH THÁI.
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
A. CHUỖI THỨC ĂN:
2. Phân loại sinh vật trong chuỗi thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc một: có thể là động vật ăn thực vật, hay kí sinh vật ăn thực vật.
Sinh vật tiêu thụ bậc hai: là sinh vật ăn thịt hay kí sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc một.(trong một chuỗi có thể có sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4.)
Tuy nhiên, việc chia bậc cho sinh vật tiêu thụ chỉ có tính tương đối. Tuỳ chuỗi thức ăn mà cùng một sinh vật co �thể có các bậc dinh dưỡng khác nhau khác nhau.Ví dụ như:
BÀI 8: HỆ SINH THÁI.
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
A. CHUỖI THỨC ĂN:
2. Phân loại sinh vật trong chuỗi thức ăn.
Chuỗi một:
Cỏ Thỏ Đại bàng Người.
Chuỗi hai:
Cỏ Thỏ Người.
Ở chuỗi một, Người là sinh vật tiêu thụ bậc 3 nhưng ở chuỗi hai, Người là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

BÀI 8: HỆ SINH THÁI
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
A. CHUỖI THỨC ĂN:
2. Phân loại sinh vật trong chuỗi thức ăn.
c. Sinh vật phân giải:là những vi khuẩn dị dưỡng và nấm, có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Sinh vật phân giải có vai trò hết sức quan trọng, vì nếu xét trên toàn bộ HST nó là mắt xích của chu trình tuần hoàn vật chất mà chúng ta sẽ học ở bài tiếp theo.
BÀI 8: HỆ SINH THÁI
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
B. LƯỚI THỨC ĂN.
Nhiều sinh vật là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuổi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
BÀI 8: HỆ SINH THÁI
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
B. LƯỚI THỨC ĂN.
Ví dụ:Lưới thức ăn của HST ao hồ:
Tảo hiển vi Động vật nổi.

Ấu trùng ăn mùn. Cá nhỏ. Sâu bọ ăn thịt.

Cá lớn.
Vi khuẩn.


BÀI 8: HỆ SINH THÁI
III.CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN.
B. LƯỚI THỨC ĂN.
Ví dụ:Lưới thức ăn trong hệ sinh thái nước mặn:
Sv phù du Đv nổi
Cá trích, cá mồi
Mùn Mực Cá thu
Cá mập

CON NGƯỜI,
BÀI 8: HỆ SINH THÁI
Hiện nay , sự mất cân bằng sinh thái ngày càng trở nên nghiêm trọng.Việc dùng các chất hoá học trong nông nghiệp, săn bắn bừa bãi các sinh vật như rắn , chim thú. làm cho lưới thức ăn và chuổi thức ăn tự nhiên bi mất cân đối mà trực tiếp hay gián tiếp con người phải hứng chịu. Vì vậy bảo vệ môi trường đi đôi với sự phát triển là vấn đề hết sức quan trọng được đặt ra hiện nay.
BÀI 8: HỆ SINH THÁI
Chúng ta quan sát hình ảnh về một số loài động vật:
Củng cố:
Các em về nhà học bài , trả lời các câu hỏi trong Sgk, tìm các ví dụ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
Đọc và tìm hiểu bài mới.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THAM GIA TIẾT HỌC HÔM NAY!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Huu Khoa Huan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)