Bài 5. Từ Hán Việt

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Trang | Ngày 28/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Từ Hán Việt thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Từ Hán Việt
Mục tiêu:
Giúp HS hiểu được từ Hán Việt , cách vay mượn từ Hán Việt làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.
Luyện kĩ năng sử dụng từ Hán Việt trong nói và viết cho phù hợp.

Trong ví dụ dưới đây, em hãy cho biết đâu là từ Hán Việt, em thử giải thích nghĩa những từ Hán Việt đó:

" .Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng, trong tay Lê Lợi thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa làm cho quân Minh bạt vía."
(Sự tích Hồ Gươm- Truyền thuyết)
Từ Hán Việt:
Nhuệ khí: khí thế hăng hái quả quyết
Tung hoành: (tung: dọc; hoành: ngang) thỏa chí hoạt động không gì cản trở được.
Trong cuộc sống em có hay gặp từ Hán Việt không? Em có suy nghĩ gì về vai trò của từ Hán Việt ?
*Vai trò của từ Hán Việt:

Trong vốn từ vựng Tiếng Việt có khoảng 70% từ ngữ Hán Việt. Từ Hán Việt được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, pháp luật, quân sự.
Bài tập nhanh:
Em hãy tìm những từ ghép Hán Việt có yếu tố "sĩ" đứng sau. Bạn nào tìm được nhanh và nhiều từ nhất nào?
Nếu ta thay các từ "nhuệ khí, tung hoành" bằng các từ thuần Việt thì câu văn sẽ như sau:
"Từ đó (nhuệ khí) khí thế hăng hái của nghĩa quân. trong tay Lê Lợi thanh gươm thần (tung hoành) thỏa chí hoạt động."
Sử dụng từ Hán Việt có tác dụng như thế nào?
*Từ Hán Việt là những từ ngữ vay mượn tiếng Hán của Trung Quốc.
*Sử dụng từ Hán Việt đem đến sự cô đọng, súc tích và sắc thái trang trọng trong diễn đạt.
Em có suy nghĩ gì về các trường hợp dùng từ Hán Việt sau đây?
Con cái phải vâng lời phụ mẫu.
(cha mẹ)
Lớp em hiện diện 30 bạn.
(có mặt)
Cứ cá tam nguyệt lại ra một tờ báo.
(ba tháng)
Lan vừa thuyết trình cho Hoa nghe về bộ phim tối qua. (kể)
Sử dụng từ Hán Việt phải phù hợp với ngữ cảnh, không nên lạm dụng gây nên tình trạng khó hiểu hay đáng cười.

Trường hợp cần thiết mới sử dụng từ Hán Việt, không sử dụng tùy tiện.
Các em hãy cùng gìn giữ và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt!

Luyện tập

Bài 1/ Đặt câu với từng từ trong các cặp từ sau để thấy sự khác nhau trong sắc thái của từng từ:

-Phu nhân/ vợ


-Phụ nữ/đàn bà
+Phu nhân: Sắc thái trang trọng chỉ người có chồng.
VD: Tổng thống Mỹ và Phu nhân đến thăm nước Nhật.

+Vợ: Chỉ người có chồng với sắc thái dân dã, thông tục.
"Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa"

+Phụ nữ: chỉ giới nữ với sắc thái trân trọng.
VD: Báo Phụ nữ Việt Nam.

+Đàn bà: chỉ giới nữ với sắc thái thông tục.
VD: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
Bài 2/ Chọn từ phù hợp nhất điền vào các câu sau:
a, Sau ba mươi năm bị chiến tranh tàn phá, đất nước ta đã (tái sinh/ hồi sinh) từng ngày từng giờ.
b, Bạn Nam có một (yếu điểm, điểm yếu) cần khắc phục- đó là tính nhút nhát.
c, Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng.
Rất hiên ngang mà (nhân ái / thương yêu) chan hòa
(Huy Cận)
d, Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một (chàng trai/ tráng sĩ) mình cao hơn mười trượng, oai phong, lẫm liệt.
(Thánh Gióng)
Trò chơi ô chữ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Câu 1: Hành vi mờ ám, âm mưu độc ác gọi là.
Câu 2: ủng hộ tiền cho người nghèo gọi là làm.
Câu 3: Dấn mình vào áng can qua/ Vào . ra tử họa là thấy nhau
Câu 4: Sách được xuất bản lần nữa gọi là .
Câu 5: Người xem gọi là.
Câu 6: Người dạy Đại học, Cao đẳng gọi là.
Câu 7: Đất nước còn được gọi là .
Câu 8: Tổn thất, mất mát được gọi là.
Câu 9: Thư đề..../ Sợ chi hiểm nghèo (Lượm- Tố Hữu)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)