Bài 5. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Chia sẻ bởi Lương Thị Việt Hoa | Ngày 28/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

T? Van- S? - Ti?ng Anh
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về thăm lớp, dự giờ!
Các phương thức biểu đạt
1. Tự sự
2. Miêu tả
3. Biểu cảm
4. Nghị luận
5. Thuyết minh
6. Hành chính – công vụ
Tiết 20
TÌM HIỂU CHUNG
VỀ VĂN BIỂU CẢM
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Nhu cầu biểu cảm của con người - Khái niệm, vai trò
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm - Đặc điểm, hai cách biểu cảm trong văn biểu cảm
3. Luyện tập
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Nhu cầu biểu cảm của con người
Đọc hai bài ca dao và trả lời câu hỏi
* Bài 1:
- Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Nhu cầu biểu cảm của con người
* Bài 2:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Nhu cầu biểu cảm của con người
* Bài 1:
- Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Thổ lộ cảm xúc thương thân của người lao động. Thương cho thân phậnthấp cổ, bé họng, nỗi khổ đau, oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏcủa người lao động, đồng thời có ý nghĩa tố cáo chế độ phong kiến trước đây.
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Nhu cầu biểu cảm của con người
Bài 2: Đứng bên ni đồng…
Hai câu đầu: Cảm xúc về không gian rộng lớn, trù phú, đầy sức sống của cánh đồng.
Hai câu sau: Cảm xúc về hình ảnh cô gái trẻ trung phơi phới, , sức sống đang xuân để tạo ra cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát.
Tại sao
tác giả dân gian
lại sáng tác
hai bài ca dao trên?
Theo em, khi nào
thì con người cảm thấy
cần làm văn biểu cảm?
Trong thư từ gửi cho
người thân hay bạn bè,
em có thường
biểu lộ tình cảm không?
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Nhu cầu biểu cảm của con người
Bài 3: “ …Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mù che phủ Trường Sơn sớm chiều…
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Từ trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm bỏ xuống lại hiền như xưa
( Trích thơ trữ tình Bài thơ Hắc Hải)
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Nhu cầu biểu cảm của con người
Bài 4: “ …Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô- Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến những cánh rừng bên dòng sông ni-va hay miền xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nang” gọi đùa người yêu. Người xứ u-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh…( Tùy bút Lòng yêu nước- Ê-ren-bua)
Văn biểu cảm nảy sinh
do nhu cầu nào?
Em có hiểu biết gì
về loại văn này?
Thể loại văn học
văn biểu cảm
thường dùng?
Ki?n th?c c?n n?m
- Van bi?u c?m n?y sinh do nhu c?u bi?u c?m c?a con ngu?i.
Van bi?u c?m l� van b?n vi?t ra nh?m bi?u d?t tỡnh c?m, c?m xỳc, s? dỏnh giỏ c?a con ngu?i d?i v?i th? gi?i xung quanh v� khờu g?i lũng d?ng c?m noi ngu?i d?c.
Th? lo?i VH van bi?u c?m thu?ng dựng: Tho tr? tỡnh, ca dao tr? tỡnh, tựy bỳt.
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1: Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cùng chơi Thủ lệ, cùng tham quan ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép bài cho mình?
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Đoạn 2: Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ, tất cả đều im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một guiọng hát dân ca, ngân nga bát nhát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóa mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Đoạn 2 …nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng…Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưaquả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta từ thủa lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu. (Nguyên Ngọc)
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Đoạn 1: Thảo thương nhớ ơi! …
Biểu hiện tình cảm, cảm xúc của người viết thư với người nhận thư (Thảo). Kể về những kỉ niệm ngồi học chung với nhau một bàn, những ngày đi chơi ở hò Tây, Thủ lệ, Ao Vua, những lần chép bài cho bạn.
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Đoạn 2: Trên đài, một người con gái…
Đoạn văn thể hiện cảm xúc về tình yêu quê hương, đất nước. Kể về tâm trạng tác giả trong buổi tối nghe tiếng hát dân ca khiến tác giả nhớ cánh đồng lúa tràn đầy sức sống, từ tiếng hát T.giả liên tưởng hình ảnh góc vườn có đồi cây sầu đông, giàn bầu trĩu quả, cuối cùng t.giả khái quát thành âm thanh đất nước sau 1 ngày lao động và chiến đấu.
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Đoạn 1: Thảo thương nhớ ơi! …
Biểu hiện tình cảm, cảm xúc đẹp về tình bạn, tình yêu con người của người viết.
=> Tình cảm thấm nhuần tư tưởng nhân văn
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Đoạn 2: Trên đài, một người con gái…
Đoạn văn thể hiện cảm xúc về tình yêu quê hương, đất nước.
=> Tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Đoạn 1: Thảo thương nhớ ơi! …
Cách thể hiện tình cảm: Qua lời than, tiếng kêu:
thương nhớ ơi! thế mà…để cho…xiết bao mong nhớ…có nhớ…có nhớ
=> Biểu cảm trực tiếp.
I/- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
Đoạn 2: Trên đài, một người con gái…
Đoạn văn thể hiện cảm xúc về tình yêu quê hương, đất nước bằng biện pháp tự sự, miêu tả khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
=> Biểu cảm gián tiếp
Tình cảm trong
văn Biểu cảm
là những tình cảm
như thế nào?
Có mấy cách biểu cảm?
Ki?n th?c c?n n?m
Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
Có 2 cách biểu cảm:
+ Biểu cảm trực tiếp: Thể hiện trực tiếp cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của con người qua tiếng kêu, lời than
+ Biểu cảm gián tiếp: Thể hiện gián tiếp cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của con người thông qua các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm
Trình bày ghi nhớ theo
các đơn vị kiến thức sau:
1.Khái niệm văn biểu cảm
2. Tên gọi của văn biểu cảm,
các thể loại văn học văn biểu cảm
3. Tình cảm trong văn biểu cảm
4. Các cách biểu cảm
Ki?n th?c c?n n?m
- Van bi?u c?m n?y sinh do nhu c?u bi?u c?m c?a con ngu?i.
Van bi?u c?m l� van b?n vi?t ra nh?m bi?u d?t tỡnh c?m, c?m xỳc, s? dỏnh giỏ c?a con ngu?i d?i v?i th? gi?i xung quanh v� khờu g?i lũng d?ng c?m noi ngu?i d?c.
Th? lo?i VH van bi?u c?m thu?ng dựng: Tho tr? tỡnh, ca dao tr? tỡnh, tựy bỳt.
Ki?n th?c c?n n?m
Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
Có 2 cách biểu cảm:
+ Biểu cảm trực tiếp: Thể hiện trực tiếp cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của con người qua tiếng kêu, lời than
+ Biểu cảm gián tiếp: Thể hiện gián tiếp cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của con người thông qua các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm
II/- Luyện tập
Bài tập1:
a, Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp tết Âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.
II/- Luyện tập
Bài tập1:
b, Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đổ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta
II/- Luyện tập

b …hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhứ năm xưa,lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh
( Hoàng Phủ Ngọc Tường)
II/- Luyện tập
Bài tập1:
Đoạn văn b là loại văn biểu cảm. Thoạt đầu tác giả tả hai cây hải đường đang trổ hoa, từ hoa liên tưởng tới “lời chào hạnh phúc”. Tiếp đến tả màu sắc của hoa so sánh với những người đẹp vương giả của các nhà nho. Sau đó tả sức sống vươn lên của hoa. Cuối cùng là cảm xúc bâng khuâng của tác giả
=> Có cả 2 cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.
II/- Luyện tập
Bài tập 2:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
II/- Luyện tập
Bài tập 2:
Tụng giá hoàn kinh sư
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san
II/- Luyện tập
Bài tập 2:
Hai bài thơ Nam quốc sơn hà và Tụng giá hoàn kinh sư đều biểu cảm trực tiếp vì đều nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập của dân tộc, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, không thông qua một phương tiện trung gian như miêu tả hay tự sự.
II/- Luyện tập
Bài tập 3:
Một số văn bản biểu cảm trữ tình:
Đêm nay Bác không ngủ
Lượm
Cây tre Việt Nam
Mưa…
Giờ học kết thúc!
Chúc các thầy cô mạnh khỏe, các em chăm học!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Việt Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)