Bài 5. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Anh | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ii. đọc, Tìm hiểu văn bản

Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
a. Khai: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
Mở ra bài thơ, tác giả tuyên cáo một sự thật hiển nhiên: "Sông núi nước Nam vua Nam ở"
Cặp từ "Nam" nằm song song tương ứng với nhau trên cùng một câu thơ: "Nước Nam" ? "vua Nam"
? Như muốn ngầm cảnh cáo với kẻ địch rằng không thể nào có chuyện nghịch lý "Nước Nam" ? "vua Bắc"
ở đây, tác giả cố ý sử dụng từ "đế" để chỉ "vua" có tác dụng:
+ Khẳng định "vua Nam" không phải là bề tôi của "vua Bắc"
+ Khẳng định "nước Nam" không phải là chư hầu của "nước Bắc"
1. Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
b. Thừa: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
Nếu câu "khai" là một lời tuyên cáo thì câu "thừa" có nhiệm vụ chỉ ra những cơ sở để có được lời tuyên cáo ấy:
+ "Tiệt nhiên" có nhiều cách dịch như "rõ ràng", "rành rành", "hiển nhiên". nhưng dù dịch thế nào thì đây cũng là một từ biểu thị thái độ tự tin, chắc chắn của người nói.
+ "Thiên thư": "sách trời" (ý nói tạo hóa).
Lời tuyên cáo vững chắc không chỉ bởi sự tự tin của tác giả mà còn được tuyên bố dựa vào "tài liệu" có một không hai: "thiên thư".

Và nếu như "Bắc đế" có tự xưng là thiên tử (con trời) thì lại càng không thể nghịch lại "thiên thư" (sách trời, ý trời) mà tự ý phân định lại lãnh thổ của Nam quốc hay Bắc quốc và cũng không được gây chiến tranh xâm lược vào lãnh thổ của Nam quốc chúng ta.

ii. đọc, Tìm hiểu văn bản

Hai câu sau: Bản cáo trạng và hình phạt giành cho kẻ thù
a. Chuyển: "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
Chỉ ra tội trạng của kẻ thù:
+ Nghịch : phản lại ý trời, không tuân theo sự sắp đặt của tạo hóa
+ Lai xâm phạm: đến xâm lược để thỏa lòng tham khôn cùng chứ không phải vì những mục đích tốt đẹp.
Thái độ của người nói: căm phẫn, tức giận trước lòng tham ngu xuẩn của loài xâm lăng:
+ Lỗ: tác giả gọi chúng một cách khinh bỉ "quân địch mọi rợ".
+ Nhịp thơ chậm, giọng thơ mạnh, gay gắt với các âm nặng "nghịch", "lỗ", "phạm" càng góp phần biểu hiện tâm trạng phẫn nộ khi Tổ quốc tươi đẹp bị "loài mọi rợ" xâm lăng.
? Câu thơ bắt đầu bằng từ "cớ sao" nhưng lại không nhằm để hỏi mà lại dùng để kể. Chỉ một câu nhưng đã vạch trần đầy đủ tội trạng của kẻ thù.

ii. đọc, Tìm hiểu văn bản

1. Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
2. Hai câu sau: Bản cáo trạng và hình phạt giành cho kẻ thù
a. Chuyển:
b. Hợp: "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Viện ra luật trời
Tố cáo tội trạng của kẻ vi phạm luật trời
? Tác giả đã có đầy đủ cơ sở để bắt kẻ thù nhận lấy hậu quả:
"Bọn chúng mày sẽ phải chuốc lấy bại vong."
? Đây đồng thời là lời khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
Bài thơ được trình bày một cách chặt chẽ như bài văn nghị luận:
- Câu 1: Lời tuyên cáo.
- Câu 2: Cơ sở chứng minh.
- Câu 3: Bản cáo trạng.
- Câu 4: Hình phạt.
Nhưng qua từng câu chữ ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả: Đó là một niềm tự hào, một sự tự tin, một nỗi tức giận và hơn tất cả là một tình yêu nước sâu sắc, rất Việt Nam.
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
ii. đọc, Tìm hiểu văn bản

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)