Bài 5. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Huyền | Ngày 28/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 5 ; tiết 17:
Văn bản:
Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
NAM QUỐC SƠN HÀ
Lí Thường Kiệt
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Ngay từ thời trung đại, nước ta đã có một nền thơ ca phong phú và đặc sắc.
Thơ ca trung đại chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và bằng nhiều thể loại đa dạng.
1/ Đọc bản phiêm âm, bản dịch nghĩa, bản dịch thơ.
2/ Tìm hiểu chú thích.
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

NAM QUỐC SƠN

là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
-là một nhân danh tướng đời vua Lí Nhân Tông.
2. Tác phẩm:
-thơ trung đại viết bằng chữ Hán, chữ Nôm với nhiều thể loại như: song thất lục bát, Đường luật, lục bát có từ đời Đường.
-thể loại: thất ngôn tứ tuyệt
-xuất xứ: tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi Lí Thường Kiệt và trận chiến chống Tống ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
II. Đọc – hiểu văn bản:
Đọc - hiểu từ khó:
Tìm hiểu văn bản:
a. Hai câu đầu:
-khẳng định chủ quyền của đất nước.
*nghệ thuật:
-giọng dứt khoát, mạnh mẽ, từ láy.
*nội dung ý nghĩa:
-khẳng định nước Nam là của người Nam, điều này đã được sách trời định sẵn.

i. đọc,Tìm hiểu chú thích
ii. đọc, Tìm hiểu văn bản

Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
a. Khai: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
Mở ra bài thơ, tác giả tuyên cáo một sự thật hiển nhiên: "Sông núi nước Nam vua Nam ở"
Cặp từ "Nam" nằm song song tương ứng với nhau trên cùng một câu thơ: "Nước Nam" ? "vua Nam"
? Như muốn ngầm cảnh cáo với kẻ địch rằng không thể nào có chuyện nghịch lý "Nước Nam" ? "vua Bắc"
ở đây, tác giả cố ý sử dụng từ "đế" để chỉ "vua" có tác dụng:
+ Khẳng định "vua Nam" không phải là bề tôi của "vua Bắc"
+ Khẳng định "nước Nam" không phải là chư hầu của "nước Bắc"
Một cách rất đỗi tự hào, câu thơ khẳng định nước ta bình đẳng và độc lập tuyệt đối với phương Bắc:
? Vua Nam = Vua Bắc
? Nước Nam = Nước Bắc
Chính vì độc lập với phương Bắc nên hai quốc gia có chủ quyền lãnh thổ riêng biệt.
Lời tuyên cáo vang vọng từ gần một ngàn năm trước đến nay vẫn có giá trị thời sự.
Tuần 5, Tiết 17: sông núi nước nam Lí Thường Kiệt
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
b. Hai câu sau:
-ý chí kiên quyết, bảo vệ Tổ quốc, nền độc lập dân tộc.
*nghệ thuật:
-giọng rất chắc chắn, đầy kiêu hãnh, dứt khoát, mạnh mẽ.
*nội dung ý nghĩa:
-khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
3. Tổng kết:
a.Nghệ thuật:
-Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
-cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
-lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
b. Ý nghĩa:
-Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)