Bài 5. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

Chia sẻ bởi Phạm Thị Vân Anh | Ngày 28/04/2019 | 16

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
- Em hãy đọc bài ca dao than thân số 1 và cho biết nội dung của bài ca dao đó ?
Sông núi nước Nam
( Lý Thường Kiệt)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích

1.Đọc
-Khác với thơ hiện đại thường thiên về miêu tả cảm xúc, thơ trung đại chủ yếu là thơ tỏ ý, tỏ lòng, thiên về miêu tả thái độ, ý chí của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, với bài thơ này, chúng ta cần đọc với giọng mạnh mẽ, dõng dạc, nhịp thơ 4/3, để thấy rõ được ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc trước mọi kẻ thù xâm lược.
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả
Em biết gì về tác giả Lý Thường Kiệt?
- Từ trước, bài thơ được cho là sáng tác của Lý Thường Kiệt trong lần chống quân xâm lược Tống tại Sông Cầu (Như Nguyệt) năm 1077. Tuy nhiên mới đây, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bài thơ này ra đời từ thời Tiền Lê và cũng được sử dụng trong trận đánh chống quân Tống, nhưng là lần đầu vào năm 981.
-Ông tên thật là Ngô Tuấn (1019-1105) ,Thường Kiệt là tên tự, sau được ban quốc tính họ Lý bèn lấy tên tự làm tên thành Lý Thường Kiệt. Ông là người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).
Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Làm quan dưới 3 triều vua nhà Lý: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông.
Đền thờ
Lý Thường Kiệt
tại Thanh Hoá
b. Hoàn cảnh sáng tác.
Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Di tích
phòng tuyến
sông Cầu
(Như Nguyệt)
Bài thơ
bằng
chữ Hán
Năm 1077, 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang Việt Nam ta. Lý Thường Kiệt cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn giặc rồi cho thủy quân đánh bại giặc ở vùng biển Quảng Ninh.
Quân bộ của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt bị chặn đứng. Nhiều trận chiến đấu quyết liệt xảy ra. Giặc Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh.
Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ.
2. Tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu bài thơ
1.Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn (bảy chữ) tứ tuyệt (bốn câu), một trong hai thể thơ rất phổ biến đời Đường (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú), được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại.
Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1, 2 và 4 (cũng có khi chỉ cần hiệp vần ở chữ thứ bảy trong câu 2 và 4). Trong bài thơ này, vần "ư" được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4).

2. Phân tích nội dung bài thơ
a. Nội dung
Hai câu đầu
Khẳng định chủ quyền dân tộc.
+ Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời.
+ Lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Từ “đế” chứng tỏ rằng nước Nam đã có vua, có chủ
Hai câu thơ cuối



Quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
+ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời.
+ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, + Đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng.
=>Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên tiêu diệt kẻ thù.

Lời cảnh cáo đánh thép, kiên quyết của ta
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Tiểu kết
- Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước:
+ Nước Nam là của người Nam.
+ Sự phân định địa phận, lãnh thổ nước Nam trong “thiên thư”.
- Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ độc lập dân tộc:
+ Thái độ rõ ràng, quyết liệt: coi kẻ xâm lược là “nghịch lỗ”.
+ Chỉ rõ: bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.
s
“Nam quốc sơn hà” là bài ca yêu nước chống xâm lăng. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền dân tộc, ca ngợi sức mạnh chiến đấu để bảo vệ đất nước Đại Việt. Với nội dung ấy, bài thơ Nam quốc sơn hà mang ý nghĩa lịch sử như một Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

- Tuyên ngôn Độc lập: là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. 


Ba bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta.
b. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích đề tuyên bố nền độc lập của đất nước.

-Bài thơ mang màu sắc chính luận sâu sắc.
Ý thơ được thể hiện trực tiếp, rõ ràng, mạch lạc.
Giọng thơ hùng hồn, đanh thép, sắc nhọn, cô đọng như khắc sâu vào đá núi và tâm hồn của mỗi gười dân Việt Nam.
c. Ý nghĩa văn bản:
-Với lời thơ đanh thép, ý thơ hào
hùng, bài Nam quốc sơn hà đã có tác
dụng rất lớn trong việc động viên
khích lệ tướng sĩ đương thời, được
truyền tụng rộng rãi trong nhân dân.
“Nam quốc sơn hà” được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
III. Tổng kết
-(Ghi nhớ sgk-65)
CỦNG CỐ
Câu 1: Nêu nội dung Tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua bài thơ?
+ Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
+ Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.


Dặn dò
Trả lời các câu hỏi trong SGK
Soạn bài “Phò giá về kinh” của Trần Tuấn Khải
Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)