Bài 5. Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Dũng |
Ngày 28/04/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
從 駕 還 京 師
TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ
Nguyen Tien Dung
Truong THCS Nghi Yen
NỘI DUNG BÀI HỌC
Chép văn bản, phiên âm
Một số hiện tượng ngữ pháp cần lưu ý
Giải thích từ vựng
Dịch nghĩa văn bản + Những bản dịch tham khảo
Sơ lược về tác giả tác phẩm và cách viết một số chữ Hán khó
Tổng kết
TÁC PHẨM “TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ” – TRẦN QUANG KHẢI
從駕還京師
奪槊章陽渡
擒胡鹹子關
太平須努力
萬古此江山
Tụng giá hoàn kinh sư
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.
Dịch thơ :
PHÒ GIÁ VỀ KINH
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
GHI CHÚ
Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu, sau khi đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long , Trần Quang Khải đưa hai
vua Trần về lại kinh đô, theo phò giá và làm bài thơ này.
Văn bản
從 駕 還 京 師
(陳 光 啟 )
奪 槊 章 陽 渡
擒 胡 鹹 子 關
太 平 須 致力
萬 古 此 江 山
Phiên âm
Tụng giá hoàn kinh sư
(Trần Quang Khải)
Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.
hình tượng con người thời Trần
Hình tượng con người thời Trần
Tác giả - tác phẩm
- Tác giả: Trần Quang Khải (1241 - 1294) là con thứ 3 vua Trần Thánh Tông, đảm nhiệm chức vụ Thượng tướng dưới triều Nhân Tông, lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống Nguyên xâm lược, được phong tước Chiêu Minh Vương, ông có để lại tập thơ Lạc đạo (vui với đạo của các bậc thánh hiền), nay chỉ còn lại vài bài.
- Tác phẩm: Tụng giá hoàn kinh sư được làm lúc Trần Quang Khải đi đón hai vua Trần trở về Thăng Long sau khi có chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô 1285. Bài thơ kể về những chiến công và kêu gọi nỗ lực xây dựng đất nước vững bền ngàn năm.
Tiêu đề
從 Tòng 1: Theo. Một âm là tụng 1: Theo hầu.
駕 Giá 1: đóng xe ngựa (đóng ngựa vào xe). 2: xe cộ.
還 Hoàn: trở lại, về. Đã đi rồi trở lại gọi là hoàn, như: hoàn gia 還 家 -trở về nhà.
京 師 Kinh sư: to. Chỗ vua đóng đô gọi là kinh sư 京 師: chỗ đất rộng nhiều người.
Giải thích từ mới
奪 Đoạt 1: cướp lấy, lấy của người ta gọi là đoạt. 2: quyết định, định đoạt 定 奪.
槊 Sóc: cái giáo dài. Ta quen đọc là chữ sáo.
章 陽 Chương Dương độ: bến Chương Dương, trên sông Hồng, thuộc địa phận Thường Tín, Hà Tây, Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy ở đây.
渡 Độ 1: bến đò, chỗ bến đò để chở người qua bên sông gọi là độ khẩu 渡 口; 2: qua, từ bờ này qua bờ kia gọi là độ;3: cứu vớt người qua cơn khổ ách gọi là tế độ 濟 渡.
`
擒 Cầm: Bắt, vội giữ.
胡 Hồ: Vốn chỉ những tộc người thiện chiến ở phía Bắc và tây Bắc, thường kéo quân vào xâm lấn, cướp phá Trung Hoa, sau dùng với nghĩa giặc cướp, quân xâm lược.
鹹子關 Hàm Tử Quan: cửa Hàm Tử, thuộc địa phận đất Khoái Châu (Hải Hưng), tướng nhà Trần là Trần Nhật Duật đánh tan quân Nguyên xâm lược do Toa Đô chỉ huy ở đây.
太平Thái bình: nền thái bình.
須 Tu: nên
致 trí: hết, đến cùng ; trí lực: hết sức
萬 Vạn 1: mười nghìn là một vạn; 2: nói ví dụ về số nhiều, như: vạn năng 萬 能 -nhiều tài lắm.
古 Cổ: ngày xưa. Sau dùng chỉ sự lâu dài nói chung.
此 Thử:1.này; 2.ấy,bên ấy
江 山 Giang san: núi sông nhưng cũng chính là chỉ đất nước
Ngữ pháp
- Hai câu đầu chủ ngữ ẩn.
- Về văn bản học có dị bản: Đương trí lực (當 致 力) với tu trí lực (須 致 力 ), Tu nỗ lực(須努力); cựu giang san (舊 江 山 ), với thử giang san (此 江 山 )
Hướng dẫn dịch:
Theo xa giá về kinh đô
Đoạt vũ khí của giặc ở bến Chương Dương
Bắt sống giặc ở cửa Hàm Tử,
Giành được hòa bình rồi lại càng nên dốc sức
Để cho non nước vững vàng đến muôn vạn đời.
Bản dịch tham khảo:
Phò giá về kinh
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.
Trần Trọng Kim dịch (Việt Nam sử lược)
Tổng kết toàn bài và bài tập về nhà
- Nội dung, nghệ thuật, các hiện tượng ngữ pháp cần chú ý.
- Học thuộc những chữ Hán trong bài thơ, sưu tầm các bản dịch.
- Tập dịch lại bài thơ.
TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ
Nguyen Tien Dung
Truong THCS Nghi Yen
NỘI DUNG BÀI HỌC
Chép văn bản, phiên âm
Một số hiện tượng ngữ pháp cần lưu ý
Giải thích từ vựng
Dịch nghĩa văn bản + Những bản dịch tham khảo
Sơ lược về tác giả tác phẩm và cách viết một số chữ Hán khó
Tổng kết
TÁC PHẨM “TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ” – TRẦN QUANG KHẢI
從駕還京師
奪槊章陽渡
擒胡鹹子關
太平須努力
萬古此江山
Tụng giá hoàn kinh sư
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.
Dịch thơ :
PHÒ GIÁ VỀ KINH
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
GHI CHÚ
Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu, sau khi đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long , Trần Quang Khải đưa hai
vua Trần về lại kinh đô, theo phò giá và làm bài thơ này.
Văn bản
從 駕 還 京 師
(陳 光 啟 )
奪 槊 章 陽 渡
擒 胡 鹹 子 關
太 平 須 致力
萬 古 此 江 山
Phiên âm
Tụng giá hoàn kinh sư
(Trần Quang Khải)
Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.
hình tượng con người thời Trần
Hình tượng con người thời Trần
Tác giả - tác phẩm
- Tác giả: Trần Quang Khải (1241 - 1294) là con thứ 3 vua Trần Thánh Tông, đảm nhiệm chức vụ Thượng tướng dưới triều Nhân Tông, lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống Nguyên xâm lược, được phong tước Chiêu Minh Vương, ông có để lại tập thơ Lạc đạo (vui với đạo của các bậc thánh hiền), nay chỉ còn lại vài bài.
- Tác phẩm: Tụng giá hoàn kinh sư được làm lúc Trần Quang Khải đi đón hai vua Trần trở về Thăng Long sau khi có chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô 1285. Bài thơ kể về những chiến công và kêu gọi nỗ lực xây dựng đất nước vững bền ngàn năm.
Tiêu đề
從 Tòng 1: Theo. Một âm là tụng 1: Theo hầu.
駕 Giá 1: đóng xe ngựa (đóng ngựa vào xe). 2: xe cộ.
還 Hoàn: trở lại, về. Đã đi rồi trở lại gọi là hoàn, như: hoàn gia 還 家 -trở về nhà.
京 師 Kinh sư: to. Chỗ vua đóng đô gọi là kinh sư 京 師: chỗ đất rộng nhiều người.
Giải thích từ mới
奪 Đoạt 1: cướp lấy, lấy của người ta gọi là đoạt. 2: quyết định, định đoạt 定 奪.
槊 Sóc: cái giáo dài. Ta quen đọc là chữ sáo.
章 陽 Chương Dương độ: bến Chương Dương, trên sông Hồng, thuộc địa phận Thường Tín, Hà Tây, Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy ở đây.
渡 Độ 1: bến đò, chỗ bến đò để chở người qua bên sông gọi là độ khẩu 渡 口; 2: qua, từ bờ này qua bờ kia gọi là độ;3: cứu vớt người qua cơn khổ ách gọi là tế độ 濟 渡.
`
擒 Cầm: Bắt, vội giữ.
胡 Hồ: Vốn chỉ những tộc người thiện chiến ở phía Bắc và tây Bắc, thường kéo quân vào xâm lấn, cướp phá Trung Hoa, sau dùng với nghĩa giặc cướp, quân xâm lược.
鹹子關 Hàm Tử Quan: cửa Hàm Tử, thuộc địa phận đất Khoái Châu (Hải Hưng), tướng nhà Trần là Trần Nhật Duật đánh tan quân Nguyên xâm lược do Toa Đô chỉ huy ở đây.
太平Thái bình: nền thái bình.
須 Tu: nên
致 trí: hết, đến cùng ; trí lực: hết sức
萬 Vạn 1: mười nghìn là một vạn; 2: nói ví dụ về số nhiều, như: vạn năng 萬 能 -nhiều tài lắm.
古 Cổ: ngày xưa. Sau dùng chỉ sự lâu dài nói chung.
此 Thử:1.này; 2.ấy,bên ấy
江 山 Giang san: núi sông nhưng cũng chính là chỉ đất nước
Ngữ pháp
- Hai câu đầu chủ ngữ ẩn.
- Về văn bản học có dị bản: Đương trí lực (當 致 力) với tu trí lực (須 致 力 ), Tu nỗ lực(須努力); cựu giang san (舊 江 山 ), với thử giang san (此 江 山 )
Hướng dẫn dịch:
Theo xa giá về kinh đô
Đoạt vũ khí của giặc ở bến Chương Dương
Bắt sống giặc ở cửa Hàm Tử,
Giành được hòa bình rồi lại càng nên dốc sức
Để cho non nước vững vàng đến muôn vạn đời.
Bản dịch tham khảo:
Phò giá về kinh
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.
Trần Trọng Kim dịch (Việt Nam sử lược)
Tổng kết toàn bài và bài tập về nhà
- Nội dung, nghệ thuật, các hiện tượng ngữ pháp cần chú ý.
- Học thuộc những chữ Hán trong bài thơ, sưu tầm các bản dịch.
- Tập dịch lại bài thơ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)