Bài 5. Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)

Chia sẻ bởi Lê Thị The | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh!
GIÁO VIÊN : LÊ THỊ THE
LỚP 7D


Đọc thuộc lòng và nêu nội dung,
nghệ thuật của bài thơ
Sông núi nước Nam
KIỂM TRA BÀI CŨ
Chủ đề 7: Thơ trung đại Việt Nam
chữ Hán
Văn bản:
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
從 駕 還 京 師
TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ

VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả - Tác phẩm

VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả - Tác phẩm
- Trần Quang Khải (1241- 1294), con thứ ba của Trần Thái Tông, là đại tướng đời nhà Trần, làm đến chức Tướng quốc coi cả mọi việc trong nước. Sang đời Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ tư, khi quân Nguyên xâm lăng bờ cõi nước Nam, ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An, lập công lớn tại Chương Dương. Khi dẹp tan quân Nguyên, triều đình xét công, ông đứng vào bậc nhất.
- ễng được người dân Việt Nam lập đền thờ ở một số nơi như tại đình làng Phương Bộng, ngoại thành thành phố Nam Định.

VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
- Trần Quang Khải (1242 – 1294)
Có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Là võ tướng kiệt xuất, có tài thơ ca.
b. Tác phẩm

Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long(Hà Nội) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô (1285)
Hoàn cảnh:
+Sau chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, kinh đô được giải phóng (1285).
+ Ông đi đón hai vua về kinh đô
- Hoàn cảnh:
2. Đọc – giải thích từ khó
a. Đọc




Văn bản
從 駕 還 京 師
(陳 光 啟 )
奪 槊 章 陽 渡
擒 胡 鹹 子 關
太 平 須 致力
萬 古 此 江 山
VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
Tụng Giá Hoàn Kinh Sư
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san
PHÒ GIÁ VỀ KINH
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
Dịch nghĩa:

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử,
Thái bình rồi nên dốc sức lực
Muôn đời vẫn có non sông này.

Bản dịch tham khảo:
Phò giá về kinh
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.
Trần Trọng Kim dịch (Việt Nam sử lược)

VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
- Trần Quang Khải (1242 – 1294)
Có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Là võ tướng kiệt xuất, có tài thơ ca.
b. Tác phẩm
Hoàn cảnh:
+Sau chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, kinh đô được giải phóng.
+ Ông đi đón hai vua về kinh đô
2. Đọc – giải thích từ khó
a. Đọc
b.Từ khó (SGK)
3. Thể thơ – Bố cục
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt
+ 5 chữ/1 câu, 4 câu/bài.
+ Nhịp: 2/3 hoặc 3/2.
+ Vần: cuối câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4.
- Bố cục: Hai phần
+ 2 câu đầu: Hào khí chiến thắng
+ 2 câu sau: Khát vọng xây dựng nền thái bình thịnh trị
- Thể thơ:
- Bố cục: Hai phần

VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng
- Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương.
- Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù

+ Động từ mạnh.
+ Câu trên đối xứng câu dưới.
+ Giọng khoẻ, hùng tráng.
 Không khí chiến thắng oanh liệt, hào khí hào hùng của quân dân nhà Trần và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
 Thể hiện tình cảm phấn chấn, tự hào của tác giả.

VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng
2. Hai câu sau: Ước nguyện khi hòa bình
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.

- Khi đất nước thái bình, không nên say sưa với chiến thắng mà cần phải tập trung hết sức xây dựng đất nước  Hy vọng tương lai tươi sáng, khát vọng xây dựng đất nước bền vững muôn đời .
→ Thể hiện niềm tin, lòng yêu nước của tác giả.
→ Tác giả là người có tầm nhìn xa trông rộng.
- Thái bình: nên gắng sức, dốc hết sức lực
- Non nước: ngàn thu, tồn tại muôn đời
Thảo luận nhóm: 4 nhóm
So sánh bài thơ này và bài Sông núi nước Nam để tìm ra sự giống nhau về hình thức biểu ý và biểu cảm của chúng.
Sự giống nhau của hai bài thơ :
+ Giọng thơ khỏe, hùng hồn
+ Lời thơ rõ ràng, mạch lạc
+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc ta và diễn đạt ý tưởng cô đúc, dồn nén bên trong.

VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng
2. Hai câu sau: Ước nguyện khi hòa bình
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Khi đất nước thái bình, không nên say sưa với chiến thắng mà cần phải tập trung hết sức xây dựng đất nước  Hy vọng tương lai tươi sáng, khát vọng xây dựng đất nước bền vững muôn đời .
→ Thể hiện niềm tin, lòng yêu nước của tác giả.
→ Tác giả là người có tầm nhìn xa trông rộng.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật.
- Diễn đạt cô đọng, hàm súc.
2. Nội dung;
- Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị.
- Nghệ thuật.
- Nội dung;
 Ghi nhớ (sgk/68)
IV. LUYỆN TẬP
- Giọng điệu hào hùng
- Cách nói giản dị, cô đúc, y tưởng dồn nén trong cảm xúc
Bài 1 (sgk/68)
Bài 2 : Vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học
CỦNG CỐ
1/ Nội dung của văn bản Phò giá về kinh
là gì ?
A. Ca ngợi chiến thắng của dân tộc ta.
B. Động viên, nhắc nhở, xây dựng đất
nước khi hòa bình.
C. Say sưa với hai trận thắng Chương
Dương và Hàm Tử.
D. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát
vọng thái bình thịnh trị của đất nước.
D
2/ Van b?n Phũ giỏ v? kinh du?c l�m
theo th? tho n�o ?
A. Th?t ngụn t? tuy?t
B. Th?t ngụn bỏt cỳ
C. Ngu ngụn t? tuy?t
D. Song th?t l?c bỏt
C
- Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
- Làm bài tập phần luyện tập SGK.
- Soạn bài “Côn Sơn ca” và “Thiên trường vãn vọng”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị The
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)