Bài 5. Nguyên tố hoá học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương Thảo | Ngày 23/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Nguyên tố hoá học thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 20/8/2009
Ngày dạy: 26/8/2009
I. Muc tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được định nghĩa nguyên tố hóa học, biết được kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn nguyên tố và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.
- HS biết ghi kí hiệu hóa học của các nguyên tố thông dụng, biết được tỉ lệ thành phần % khối lượng các nguyên tố trong vo Trái đất.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết KHHH của các nguyên tố.
3. Thái độ:
- Hứng thú về sự khám phá ra các nguyên tố hóa học, yêu thích môn học
II.Chuẩn bị
- HS đoc trước thông tin bài học
Tiết: 6 Bài 5 NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (T1)
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nguyên tử là gì, nguyên tử được cấu tạo bỡi những loại hạt nào.
- Vì sao nói khối lượng hạt nhân chính bằng khối lượng nguyên tử
- Cho sơ đồ cấu tạo nguyên tử Mg. Hãy xác định số e, số p, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Mg.
?
Khi chúng ta ra chợ gặp các hộp, thực phẩm hoặc đồ hộp thường có các trường hợp sau:
Chúng ta thường nói trong sữa có chất canxi, nhưng thực tế trong sữa có chứa nguyên tố canxi
Canxi
Tiết: 6 Bài 5 NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (T1)
Các nguyên tử cùng loại
Các nguyên tử cùng loại
I- Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa
1 gam nước
3 vạn tỉ tỉ nguyên tử oxi
6 vạn tỉ tỉ nguyên tử hidro
Các nguyên tử cùng loại
Nguyên tố hóa học
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
 Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học.
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học có cùng số p  cùng số e nên có tính chất hoá học giống nhau.
Thí dụ
Tập hợp tất cả các nguyên tử có số p = 8 đều là nguyên tố oxi.
Các nguyên tử oxi đều có tính oxi hoá mạnh.
Trong khoa học để trao đổi với nhau về nguyên tố cần có những biểu diễn ngắn gọn thống nhất trên toàn thế giới. Vì vậy người ta đưa ra kí hiệu hoá học để biểu diễn nguyên tố.
Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có tính chất hoá học giống nhau hay không?
2. Kí hiệu hoá học
Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hoá học
Cách viết
Chữ cái đầu viết in hoa
Chữ cái sau viết thường và nhỏ hơn chữ đầu.
Thí dụ
Nguyên tố hiđro là H
Nguyên tố canxi là Ca
Nguyên tố clo là Cl
Nguyên tố nhôm là Al
Nguyên tố sắt là Fe
Chú ý
Kí hiệu hoá học lấy chữ cái đầu của tên nguyên tố theo tiếng Latinh
*Quy ước:
Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử nguyên tố đó
*Quy ước:
Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử nguyên tố đó
Thí dụ
- Muốn chỉ hai nguyên tử hydro viết
- Muốn chỉ 6 nguyên tử hydro viết
- Muốn chỉ 20 nguyên tử hydro viết
Thí dụ
- Cách viết 10Ca có ý nghĩa 10 nguyên tử canxi
2H
6H
20H
- Cách viết 3Ca có ý nghĩa 3 nguyên tử canxi
Trong tự nhiên tất cả mọi nơi điều có chất. Tất cả các vật thể được tạo ra từ chất. Và ta cũng đã biết chất được tạo nên từ các nguyên tử. Các nguyên tử tập hợp lại thành các nguyên tố hóa học. Vậy thì trong tự nhiên có bao nhiêu nguyên tố?
II- Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
Trên 110 nguyên tố hóa học
92 nguyên tố tự nhiên
Trên 18 nguyên tố nhân tạo
Biểu đồ về tỉ lệ thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất.
4 nguyên tố nhiều nhất trong vỏ trái đất
- Oxi chiếm : 49.4%
- Silic chiếm : 25.8 %
- Nhôm chiếm : 7.5 %
- Sắt chiếm : 4.7 %
II. 1 Trạng thái tự nhiên của nguyên tố hóa học:
* Trong tự nhiên, các nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở 3 trạng thái:
- Trạng thái rắn: Nhôm (Al), Sắt (Fe), đồng (Cu), lưu huỳnh (S), cacbon(C), photpho(P)…
- Ở trạng thái lỏng: Thủy ngân(Hg), Brom(Br), …
- Ở trạng thái khí: Oxi(O), Hidro(H), nitơ(N),….
II. 2 Phân loại các nguyên tố hóa học
* Các nguyên tố được phân thành 2 nhóm chính là kim loại và phi kim
- Kim loại: Nhôm(Al), sắt (Fe), kẽm(Zn), …
- Phi kim: Lưu huỳnh (S), cacbon(C), hidro(H), oxi(O), ….
Tính chất của kim loại và phi kim:
- Kim loại: dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, có ánh kim.
- Phi kim: không dẫn nhiệt, không dẫn điện (trừ than chì), giòn, không có ánh kim.
II. 3 Các dạng tồn tại của nguyên tố hóa học:
* Có 2 dạng tồn tại.
- Dạng tự do: không kết hợp với nguyên tố khác
+ Ví dụ: khí oxi, khí hydro…..
- Dạng hóa hợp: kết hợp với nguyên tố khác
+Thí dụ: nước do hai nguyên tố là oxi và hydro kết hợp với nhau.


Read more: http://www.hoahocvietnam.com/Home/Hoa-hoc-vui/Vai-tro-cac-nguyen-to-hoa-hoc-trong-co-the.html#ixzz0PFOmMbuq

Chúng ta được biết hơn 100 nguyên tố hoá học, trong cơ thể con người có nhiều nguyên tố hoá học, chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của con người? Sau đây là một vài nguyên tố và vai trò của chúng.
1. Natri (Na)
Natri là kim loại kiềm có rất nhiều và quan trọng trong cơ thể, Natri tồn tại trong cơ thể chủ yếu dưới dạng hòa hợp với clorua, bicacbonat và photphat, một phần kết hợp với axit hữu cơ và protein. Na còn tồn tại ở các gian bào và ở các dịch thể như: máu, bạch huyết… Na được thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới dang muối NaCl. Thường mỗi ngày mỗi người trưởng thành thì cần khoảng 4-5 gram Na tương ứng với 10-12,5 gram muối ăn được đưa vào cơ thể. Đưa nhiều muối Na vào cơ thể là không có lợi. Ở trẻ em trong trường hợp này thân nhiệt bị tăng lên cao người ta gọi là sốt muối. Na được thải ra ngoài theo nước tiểu. Na thải ra theo đường mồ hôi thì không nhiều. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của môi trường tăng lên cao thì lượng Na sẽ mất đi theo mồ hôi là rất lớn. Vì vậy, ta nên sử dụng dung dịch NaCl cao hơn để giảm bớt sự bài tiết mồ hôi.
2. Sắt (Fe)
Hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng 0,004% được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu nhất là phụ nữ có thai và trẻ em.

Trong cơ thể Fe được hấp thu ở ống tiêu hoá dưới dạng vô cơ nhưng phần lớn dưới dạng hữu cơ với các chất dinh dưỡng của thức ăn. Nhu cầu hằng ngày của mỗi người là từ khoảng 10-30 miligram. Nguồn Fe có nhiều trong thịt, rau, quả, lòng đỏ trứng, đậu đũa, mận…
3. Iot (I)
Hàm lượng Iot trong cơ thể là rất ít. Iot chủ yếu là trong tuyến giáp tràng của cơ thể. Iot được hấp thu vào cơ thể chủ yếu ở ruột non và màng nhầy của cơ quan hấp thu. Iot có chức năng sinh lý chủ yếu là tham gia vào cấu tạo hoocmon thyroxin của tuyến giáp trạng. Nếu cơ thể thiếu Iot có thể dẫn đến bệnh bướu cổ (nhược năng tuyến giáp)… Nguyên nhân của bệnh bướu cổ là do thiếu Iot trong thức ăn và nước uống hằng ngày. Vì vậy, cần phải bổ sung Iôt hằng ngày qua muối, rong biển, cá biển…
Phiếu học tập số 2
Câu 1 : Hãy cho biết trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai:

A. Tất cả những nguyên tử có số nơtron bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
B. Tất cả những nguyên tử có số e bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
C. Trong hạt nhân nguyên tử : số proton luôn luôn bằng số nơtron.
D. Trong nguyên tử, số proton luôn luôn bằng số electron. Vì vậy nguyên tử trung hoà về điện.
S
Đ
Đ
S
Bài tập
Bài 1: Cho biết ý nghĩa các cách viết sau đây:
- 4F, 2S, O, 3Cu, 5N, 3Fe.
Bài 2: Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau:
- 5 Nguyên tử hydro.
- 6 Nguyên tử Nhôm.
- 2 Nguyên tử sắt.
Câu 2 : Hãy điền những thông tin còn thiếu vào ô trống trong bảng sau:
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Nguyên tử khối là gì?
2. Lấy bao nhiêu phần khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị
3. 1 đvC = ? gam
1. Bài vừa học:
- Học vở ghi kết hợp SGK.
- Làm các bài tập SGK.
2. Bài sắp học: Chuẩn bị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)