Bài 5. Cộc cách tùng cheng

Chia sẻ bởi Đoàn Minh Diệu Hằng | Ngày 09/10/2018 | 327

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Cộc cách tùng cheng thuộc Âm nhạc 2

Nội dung tài liệu:

Môn âm nhạc
Chào mừng quý thầy cô về dự giờ lớp 2A
Tru?ng ti?u h?c s? 1 H?i Chỏnh
Giáo viên: Đoàn Minh Diệu Hằng
Năm học: 2012-2013
Thứ 4 ngày 15 tháng 11 năm 2012
Âm Nhạc

Tiết 12: Ôn tập bài hát:
Cộc cách tùng cheng
Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc




I.Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng
I.Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng
Cộc cách tùng cheng
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
N1: Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách
N2: Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng

N3: Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc

N4: Trống kêu rộn rã tưng bừng tùng tùng tùng tùng tùng tùng
Cả lớp: Nghe sênh thanh la mõ trống cùng kêu lên vang vang vang cùng kêu lên vang vang vang
Nói: Cộc cách tùng cheng

Cộc cách tùng cheng
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
N1: Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách
N2: Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng

N3: Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc

N4: Trống kêu rộn rã tưng bừng tùng tùng tùng tùng tùng tùng
Cả lớp: Nghe sênh thanh la mõ trống cùng kêu lên vang vang vang cùng kêu lên vang vang vang
Nói: Cộc cách tùng cheng

I.Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng
II.Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc
1. Sênh tiền
Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền cũng có tên khác là sinh tiền.
- Sênh tiền gồm có 3 thanh gỗ cứng . Thanh gỗ thứ nhất và thanh gỗ thứ hai được nối liền bằng một sợi dây da ngắn. Thanh thứ nhất trên đầu có 2 cây đinh nhỏ, mỗi đinh xuyên qua lỗ 3 đồng tiền, đầu đinh có núm để giữ các đồng chinh không rớt ra khi đánh. Thanh thứ hai giống như thanh thứ nhất nhưng chỉ có 1 cây đinh gắn các đồng tiền. Thanh thứ ba ngắn hơn một ít, có khứa răng cưa bên cạnh, cạnh trái khứa từ đầu đến giữa là răng cưa, còn cạnh trái có răng cưa từ gốc đến ngữa. Mỗi cạnh có 10 răng cưa. Thanh này gọi là con dao.
Khi diễn người ta dùng 2 đến 3 ngón tay phải kẹp vào giữa 2 mặt của con dao, tay trái cầm 2 thanh có dây nối. Ngón cái đặt trên mặt thanh trên, bốn ngón còn lại đỡ thanh dưới. Khi rập và mở 2 thanh này âm thanh phách và đồng tiền sẽ phát ra.
- Sênh tiền được dùng trong dàn nhạc cung đình, chầu văn, ca Huế, bát âm, hát sắc bùa và hát ả đào... Người ta dùng nó để hòa tấu, giữ nhịp hoặc làm đạo cụ múa.


2. Thanh La

Thanh la là một nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, chi gõ của dân tộc Kinh. Ở miền Nam được gọi là Đẩu, miền Trung gọi là Tang

Được làm bằng đồng hợp kim với thiếc có pha chì, hình tròn. Thanh la có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, ở cạnh thanh la người ta dùi hai lỗ thủng để xỏ một sợi dây quai. Mặt là trung tâm phát âm, thành là trung tâm nhân to tiếng

- Khi diễn tấu nhạc công cầm dây quai dơ lên, còn một tay cầm dùi gõ vào mặt thau tạo ra tiếng. Âm thanh cao, vang, vui, trong trẻo, đánh mạnh nghe chói tai.
- Thanh la có hai thứ tiếng
- Tiếng Vang : nghệ nhân chỉ cầm sợi dây quai giữ Thanh la và để Thanh la được tự do rung động
Tiếng Nặng: nghệ nhân cầm sợi dây quai của Thanh la và dùng các ngón tay nắm giữ lấy cạnh Thanh la khiến sức rung động của Thanh la giảm bớt.

- Tiếng Thanh la bao giờ cũng đi sát với tiếng trống đế: tiếng "vang" của Thanh la hòa nhịp với tiếng da của trống đế và tiếng "nặng" của Thanh la đi cùng với tiếng đanh của tang trống đế trong dàn nhạc Chèo cổ.
 - Thanh la được sử dụng trong dàn đại nhạc, dàn nhạc lễ Nam Bộ, trong ban nhạc chèo, chầu văn và dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

3. Song loan


- Song loan, là một loại nhạc cụ họ tự thân vang chi gõ đặc trưng của người Việt.
-Là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt, Song loan có hình dáng bé nhỏ nhất so với các nhạc cụ khác, một mảnh gỗ tròn chưa bằng miệng chén, đường kính 7 cm, cao 4 cm, được xẻ miệng sâu vào thân khoảng 1/3 để thoát âm . Có một cần gõ bằng sừng trâu uốn mỏng hoặc lá thép có độ đàn hồi cao, trên đầu cần có gắn miếng gỗ nhỏ để gõ xuống thân của nó, tạo ra âm thanh đều đặn "Cốp ! Cốp !" 
- Song loan vốn dùng để giữ nhịp không để độc tấu. Từ khi nhạc tài tử xuất hiện, thì song loan được cơ cấu trong dàn nhạc tài tử, cải lương . Nó là một nhạc cụ có chức năng và vai trò rất quan trọng, nhưng về nhân sự trực tiếp gắn kết với nó thì lại không được biên chế chính thức. Có nghĩa là, mỗi nhạc cụ trong dàn nhạc là do một nhạc công đảm trách, còn song loan thì không cố định, bất cứ nhạc công nào cũng có thể sử dụng nó, nhưng phải là người có năng lực chỉ huy dàn nhạc, tức là nhạc trưởng .
4. mõ
Mõ được xếp là một nhạc khí tự thân vang, phổ biến ở Việt Nam. Trên thực tế mõ đươc sử dụng vào các môi trường khác nhau và có những chức nǎng khác nhau.

- Mõ thuộc bộ gõ, không định âm, tham gia hòa tấu trong các dàn nhạc sân khấu và nhiều loại hình ca hát khác. Cấu tạo của mõ loại này thường làm bằng tre già, hình trǎng khuyết như mõ làng, ở một số dàn nhạc tuồng, chèo còn dùng mõ gỗ như mõ chùa, kích cỡ vừa phải, đường kính từ 10 - 25 cm. Ngày nay mõ còn được dùng trong các tốp nhạc dân tộc mới và trong dàn nhạc dân tộc tổng hợp. Đặc biệt tham gia vào dàn Đại nhạc Huế hiện nay có loại mõ làm bằng sừng trâu. Mõ này làm từ sừng trâu cong, cắt bỏ phần đầu nhọn, lấy phần gốc dài chừng 10 - 15 cm. Âm thanh của mõ sừng trâu vang, khoẻ.
5. Trống
Trống là một nhạc cụ quan trọng trong bộ gõ, nó quyết định khá nhiều về nhịp nhạc, làm cho nhạc sinh động hơn cũng như giữ nhịp cho nhạc. Nhiều bài nhạc chỉ cần trống thôi cũng đủ tạo nên bản nhạc. Trống được chia làm ba phần: mặt trống, thân trống và đế trống.

Một bộ trống hoàn chỉnh thường có những dụng cụ sau như: 
+ Trống cái: có nhiệm vụ âm chính trong bộ.
+ Những cái trống khác được gọi là trống con và chúng được cấu tạo khác nhau về bên ngoài cũng như âm vực thấp và vừa vừa, còn tuỳ các tay trống muốn đánh cái nào mà mình cảm thấy hoàn hảo để thực hiện một bài hát hoàn chỉnh với sự giúp đỡ các nhạc cụ khác. Một dụng khác nữa là cymbol mà ta hay gọi là não bạt phát ra những tiếng "xèng" để đa dạng hơn.
6. Thanh phách
- Phách là nhạc khí tự thân vang , xuất hiện trong nhiều thể loại ca, múa nhạc ở Việt Nam từ rất lâu đời.
- Bộ phách ả đào gồm có bàn phách, tay ba và hai lá phách. Bàn phách là miếng tre dài khoảng 30cm, bản rộng chừng khoảng 4cm. Nó có 2 đầu mấu tre dùng làm chân cho mặt bàn phách cao lên. Hai lá phách là dùi gõ kép. Người ta cầm 2 lá phách chập vào nhau để gõ vào mặt bàn phách. Tay ba là dùi gõ làm bằng gỗ mít, dài như 2 lá phách, được người sử dụng cầm bằng tay trái.
- khi nghe 2 tiếng phách thính giả nhận thấy rằng có một tiếng trong và một tiếng đục, một tiếng mạnh và một tiếng nhẹ, một tiếng cao và một tiếng thấp, một tiếng dương và một tiếng âm. Tiếng phách Ca trù Việt Nam rất độc đáo và trong âm nhạc thế giới không có nước nào khác có cách gõ như thế.
- Nhịp của phách đơn giản trong cải lương, nhưng phức tạp và biến tấu trong những dàn nhạc sân khấu. phách thường dùng trong hát ả đào.
Nội dung bài học:
Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng
Biết và làm quen với một số nhạc cụ gõ
Dặn dò:
Học thuộc bài hát, nghe và phân biệt được các loại âm thanh của một số nhạc cụ gõ đã được học.
Giờ học kết thúc
Chúc các thầy cô cùng các em
có một ngày an lành và tràn đầy hạnh phúc
26
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Minh Diệu Hằng
Dung lượng: 2,92MB| Lượt tài: 1
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)