Bài 49. Quần xã sinh vật

Chia sẻ bởi Phan Huu Khoa Huan | Ngày 04/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 49. Quần xã sinh vật thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


GV hướng dẫn: Dương Thị Bạch Tuyết
SV thực hiện: Lê Hồng Phương
MS: 0210492
Lớp: SHK26
Bài: Quần Xã Sinh Vật
Kiểm tra bài cũ:

Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể? Ví dụ?
Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể?


Trả lời

1/Coù 3 daïng ñoù laø:
- Bieán ñoäng do söï coá baát thöôøng.
- Bieán ñoäng theo muøa
- Bieán ñoäng theo chu kì nhieàu naêm
2/ Moãi quaàn theå sinh vaät soáng trong moät moâi tröôøng xaùc ñònh ñeàu coù xu höôùng ñöôïc ñieàu chænh ôû moät traïng thaùi soá löôïng caù theå oån ñònh goïi laø traïng thaùi caân baèng.


3/ Điền từ thích hợp vào dấu hỏi:

?
Đáp án:

Quần thể
Bài mới:
Các em quan sát hình rừng Cúc Phương, hình này có những quần thể nào?
Quần thể cây cỏ, quần thể
cây bụi, quần thể cây gỗ lớn....

=> Tập hợp nhiều quần thể như
vậy sống trong rừng tạo thành
quần xã rừng cúc phương

Đây là hình ảnh Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt của chúng ta, em nào phát biểu cho cả lớp biết có những quần thể nào sống trong hồ?
* Quần thể cá, quần thể rong, quần thể trai, quần thể ốc, quần thể cua, quần thể tôm.

* Tập hợp nhiều quần thể sống trong hồ tạo thành quần xã Hồ Xuân Hương.

* Để hiểu rỏ hơn về Quần Xã Sinh Vật, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài tiếp theo.
Bài 6: QUẦN XÃ SINH VẬT
( Tiết 1)
* Thành phần sinh vật trong quần xã Hồ Xuân Hương?
Tập hợp quần thể sinh vật của các loài khác nhau: cá, cua,ốc,rong,rêu.



ốc
Rong,rêu
Cua
Các quần thể sống trong Hồ Xuân Hương có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
Quan hệ sinh thái tương hổ:quan hệ cùng loài, quan hệ khác loài.

Từ những ví dụ trên em nào phát biểu cho cả lớp biết thế nào là quần xã sinh vật?
I/ Định nghĩa:
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hổ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.


Đây là hình ảnh một vài quần xã:
Quần xã rừng ôn đới
Quần xã sinh vật ở ao sen
II/ Đặc điểm của quần xã sinh vật:
1)Tính ổn định của quần xã:

Các em hiểu thế nào là tính ổn định của quần xã?

Là sự tồn tại của quần xã sinh vật trong một thời gian nhất định nào đó.

Thời gian tồn tại của rừng cúc phương?
Tồn tại hàng trăm năm.
Đây là hình ảnh vườn sú :


Thời gian tồn tại của quần xã này?
Thời gian tồn tại ngắn: chỉ vài tháng.

=> Dựa vào thời gian tồn tại của quần xã dài hay ngắn mà chia làm hai loại quần xã:
Quần xã có thời gian tồn tại dài gọi là quần xã ổn định.
Quần xã có thời gian tồn tại ngắn gọi là quần xã nhất thời.
Em nào nêu ví dụ về 2 loại quần xã này?

Ví dụ quần xã ổn định:


Quần xã rừng cát tiên
Quần xã sinh vật ở biển
Quần xã nhất thời:
Quần xã trên xác động vật
2) Cấu trúc động của quần xã:
Bò bizông
Đồng cỏ
Cây thân gỗ
Hệ động vật khác
* Giải thích:
Khi bò rừng bizông hoạt động dinh dưỡng mạnh, làm rừng tàn lụi và đồng cỏ phát triển, thu hút nhiều loài chim thú, sâu bọ.

Khi bizông bị tiêu diệt các cây thân gỗ nhỏ phát triển, ứng với mội trường này là một hệ động vật khác.
Vậy thế nào là cấu trúc động của quần xã?
Các loài trong quần xã làm biến đổi môi trường, rồi môi trường bị biến đổi này lại tác động đến cấu trúc của quần xã.
3) Vùng đệm:
Quần xã rừng
Quần xã đầm lầy
Bãi lầy
Giải thích: Quần xã rừng và quần xã đầm có biên giới tiếp giáp nhau là bãi lầy, đây được gọi là vùng đệm.
Thế nào là vùng đệm?
Vùng đệm là vùng chuyển tiếp giữa các quần xã sinh vật.



Tại sao số lượngloài của vùng đệm lại phong phú hơn số lượng loài của quần xã?


?Vì ở vùng đệm có một số
loài của cả hai quần xã.


Nhân tố nào dẫn đến số lượng loài của vùng đệm phong phú hơn?
4)Tác động rìa:
? Là tác động làm cho số lượng cá thể, loài ở vùng đệm nhiều hơn so với chính ngay trong quần xã.
II/ Những tính chất cơ bản của quần xã:


Rừng Lâm Đồng
Rừng lâm đồng, thực vật có hạt chiếm nhiều về số lượng, độ lớn, tính chất hoạt động của nó.
Quần thể sinh vật ở nước có cá, tôm, sinh vật nổi chiếm vai trò quan trọng.
=> Quần thể ưu thế là gì?

1) Quần thể ưu thế :
Là quần thể đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
? Một quần xã có một hoặc vài quần thể ưu thế.

? Em hãy nêu một vài ví dụ về quần thể ưu thế?


Ví dụ: Quần xã sinh vật đồng cỏ có quần thể ưu thế là thú và động vật ăn cỏ
Rừng thông là quần thể đặc trưng của quần xã rừng Lâm Đồng.
Trong quần xã ao hồ nuôi cá, theo các em quần thể nào là quần thể đặc trưng?

Cá mè là quần thể đặc trưng trong ao hồ nuôi cá
Qua 2 ví dụ trên theo các em quần thể đặc trưng là gì?
2) Quần thể đặc trưng :
Là quần thể tiêu biểu nhất trong quần xã.

Ở rừng nhiệt đới có khí hậu nắng ẩm, mưa nhiều đây chính là điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển, chính vì vậy có nhiều quần thể cùng tồn tại.
Rừng nhiệt đới?
Ở sa mạc môi trường khắc nghiệt chính vì thế ít quần thể tồn tại

Thành phần loài của sa mạc?
Vậy độ đa dạng của quần xã là gì ?


Độ đa dạng chính là sự phong phú về thành phần loài trong quần xã.

3) Độ đa dạng:
Củng cố:
1/ Trong lòng mỗi quần xã sinh vật giữa sinh vật với sinh vật thường xảy ra mối quan hệ nào?
a. Quan hệ cạnh tranh
b. Quan hệ hỗ trợ
c. Không có mối quan hệ nào.
d. Cả a và b
* Đáp án: Câu d đúng.
2/ Điểm khác nhau cơ bản giữa quần xã và quần thể là gì?



Dặn Dò
Các em về nhà học bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
Chuẩn bị bài là phần tiếp theo của bài quần xã sinh vật.

CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Huu Khoa Huan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)