Bài 49. Quần xã sinh vật

Chia sẻ bởi Phạm Văn Sâm | Ngày 04/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 49. Quần xã sinh vật thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

THCS Gi�p S�n
GV: Nguyễn Thị Quỳnh Vân
Kiểm tra bài cũ
Hoàn thành các đặc điểm về quần thể sinh vật trong bảng sau:
Đặc điểm
Tập hợp các cá thể cùng loài
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Cùng sống trong một khoảng không gian
Tồn tại cùng một thời điểm
Có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới
Sinh vật thích nghi với môi trường sống
I. Thế nào là một quần xã sinh vật
Ao tự nhiên
Quần xã sinh vật
Cho biết trong ao tự nhiên có những quần thể nào?
Quần thể bèo
Quần thể dong
Quần thể cá trắm
Quần thể cá chép
Quần thể tôm
Quần thể cua...
Thứ tự xuất hiện các quần thể trong ao đó như thế nào?
Các quần thể dong, bèo xuất hiện trước, rồi đến tôm cua cá... Được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài
Các quần thể sinh vật có mối quan hệ sinh thái như thế nào?
Quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài Gắn bó như một thể thống nhất
Các quần thể sinh vật quan hệ như thế nào với môi trường sống?
Các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường sống
Vậy Quần xã sinh vật là gì?
I. Thế nào là một quần xã sinh vật
- Khái niệm: Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể khác loài,
cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định,
đựơc hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài.
Các quần thể có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống

Em hãy lấy thêm các ví dụ về quần xã?
Một bể cá người ta thả ngẫu nhiên vào đó rất nhiều loài cá. Đó có phải là một quần xã sinh vật không?
Không. Vì chúng chưa hình thành mối quan hệ gắn bó thống nhất!
- Ví dụ: Quần xã rừng nhiệt đới, quần xã rừng ôn đới, quần xã đồng cỏ, quần xã vườn đồi...
Trong sản xuất nông nghiệp, mô hình VAC vó phải là quần xã sinh vật không?
Phải. Vì các quần thể trong đó đã hình thành mối quan hệ gắn bó thống nhất.
Mô hình VAC là kiểu quần xã nhân tạo

Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
Đặc điểm
Tập hợp các cá thể cùng loài;
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Cùng sống trong một khoảng không gian;
Tồn tại cùng một thời điểm;
Có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới;
Sinh vật thích nghi với môi trường sống.
Tập hợp nhiều quần thể khác loài;
Cùng sống trong một khoảng không gian;
Được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài;
Quan hệ gắn bó mật thiết (dinh dưỡng);
Sinh vật thích nghi với môi trường sống.
Quần xã sa mạc
Quần xã rừng hàn đới
Vườn hoa Hà Lan
Quần xã hoang mạc
Quần xa đồng cỏ savan
Quần xã rừng ôn đới
Quần xã hồ đầm
Quần xã rừng nhiệt đới
Thế nào là một quần xã sinh vật
- Khái niệm:
- Ví dụ
II. Những dấu hiệu điển hình của quần xã
Các quần xã phân biệt nhau bởi những đặc điểm nào?
II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã

Thành phần các loài trong quần xã

Độ đa dạng

Độ nhiều

Độ thường gặp

Loài ưu thế

Loài đặc trưng

Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác

Bài tập thảo luận :

Bài 1: Trong các quần xã sinh vật sau quần xã nào đa dạng nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới C. Rừng lá rộng ôn đới
B. Rừng hàn đới D. Hoang mạc
Bài 2: Một đoàn khảo sát số lượng loài trong vườn quốc gia Cát Bà đã đánh dấu 10 địa điểm khác nhau để quan sát. trong đó có 3 dịa điểm họ tìm thấy có Voọc đầu trắng. độ thường gặp của quần thể này trong quần xã là:
A. 25% B. 30% C. 50% D. >50%
Vậy Voọc đầu trắng thuộc loài:
A. Thường gặp B. ít gặp C. Ngẫu nhiên
Bài 3: Xác định loài ưu thế và loài đặc trưng trong các quần xã sinh vật sau:

Quần xã vườn đồi ở Lục Ngạn


B. Quần xã ao nuôi cá trắm

C. Quần xã rừng cây Kim Giao -
Vườn Quốc gia Cát Bà

Nhãn, Vải thiều, Hồng, Cam..

Vải thiều

Các loài cá

Cá trắm

Cây Kim giao

Các loài thực vật hạt kín


A
B
B
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
Ngoại cảnh có tác động tới quần thể như thế nào?
- Ngoại cảnh thay đổi theo chu kì dẫn đến các quần thể sinh vật cũng hoạt động theo chu kì
- Các điều kiện ngoại cảnh thay đổi sẽ gây ra biến đổi số lượng cá thể trong quần thể
- Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần thể

Điều kiện thuận lợi
Điều gì xảy ra với quần thể sâu ăn lá, chim sâu khi gặp điều kiện thuận lợi, cây cối phát triển?
Khi cây cối phát triển Số lượng sâu ăn lá tăng số lượng chim ăn sâu tăng sâu ăn lá lại giảm
Nhờ đó quần xã luôn có cấu trúc ổn định
Hãy lấy thêm ví dụ về ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần xã?
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
- Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần thể
Vì sao số lượng cá thể trong quần thể luôn luôn biến động mà quần xã lại có cấu trúc tương đối ổn định?
Nhờ hiện tượng khống chế sinh học mà số lượng loài luôn đựơc khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường
Cân bằng sinh học là gì?
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn đến số lượng cá thể trong quần xã thay đổi nhưng luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.
Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học

Điều kiện thuận lợi
Điều gì sẽ xảy ra khi sâu ăn lá bị tiêu diệt hết?
Chim sâu sẽ không còn thức ăn và bị tiêu diệt, quần xã không còn cấu trúc ổn định mất cân bằng sinh học
- Những tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học trong quần xã?
- Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ tự nhiên?
Bài tập 1. Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể?

? Mật độ
? Tỷ lệ tử vong
? Tỷ lệ đực cái
? Tỷ lệ nhóm tuổi
? Độ đa dạng.
Bài tập

?
Bài tập 2
1.Các con voi sống trong vườn bách thú
2.Các cá thể loài tôm sống trong hồ
3. Các cá thể cá sống trong ao
4. Các cây trên đồng cỏ
5. Các bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi
6. Các con chó sói sống trong rừng
7. Các cá thể chim sống trong rừng
8.Các con chó nhà
9.Các con chim nuôi trong vườn bách thú
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Hãy xác định tập hợp nào là quần thể sinh vật, tập hợp nào là quần xã sinh vật
Bài tập 3

Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?
A. Quần thể muỗi và quần thể ếch đồng;
Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ;
Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào;
Quần thể cá chép và quần thể cá mè.
A
Bài tập 4


Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
Làm cho quần xã không phát triển được;
Đảm bảo cân bằng sinh thái;
Làm mất cân bằng sinh thái;
Cả B và C
B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Sâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)