Bài 49. Quần xã sinh vật

Chia sẻ bởi Trần Thị Hải Huế | Ngày 04/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 49. Quần xã sinh vật thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TÂN LIÊN
Giáo viên: Trần Thị Hải Huế
MÔN: SINH HỌC 9
TIẾT 51 - BÀI 49:
QUẦN XÃ SINH VẬT

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
Chủ đề: HỆ SINH THÁI
KIỂM TRA BÀI CŨ
? Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa quần thể người với
các quần thể sinh vật khác? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
3
HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của
quần xã cũng là để phân biệt với quần thể.
- Trình bày được khái niệm quần xã.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã,
tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã.
Tiết 50. QUẦN XÃ SINH VẬT
? Hãy kể tên các quần thể sinh vật (có thể có) trong một khu rừng mưa nhiệt đới?
Các quần thể sinh vật có trong một khu rừng mưa nhiệt đới
Các quần thể thực vật (Lim, chò, bằng lăng, các loại cỏ, rêu, dương xỉ,..)
Các quần thể động vật (Hổ, báo, thỏ, dê, ong, kiến, mối, giun đất,..)
Các quần thể nấm, vi sinh vật,..
Một vài hình ảnh về sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới
Tiết 50. QUẦN XÃ SINH VẬT
Ao tự nhiên
Quần thể bèo
Quần thể cá trắm
Quần thể cá chép
Quần thể tôm
Quần thể cua
Quần xã sinh vật
Quần thể rong
Trong ao, các quần thể sinh vật có mối quan hệ sinh thái nào?
Trong ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào sinh sống ?
Quan hệ cùng loài và khác loài
Hs thảo luận : Nêu điểm giống và khác nhau giữa quần thể và quần xã sinh vật?
Đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật trong một khoảng không gian xác định
Khác nhau:
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
- Là tập hợp nhiều cá thể sinh vật của cùng một loài.
- Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật
của nhiều loài khác nhau
- Về mặt sinh học có cấu trúc nhỏ hơn quần xã. Đơn vị cấu trúc là cá thể.
- Về mặt sinh học có cấu trúc lớn hơn quần thể. Đơn vị cấu trúc là quần thể.
- Giữa các cá thể luôn giao phối
hay giao phấn được với nhau
vì cùng loài
- Giữa các cá thể khác loài trong quần xã không giao phối hay giao phấn được với nhau
- Phạm vi phân bố hẹp hơn quần
xã => độ đa dạng thấp
- Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể > độ đa dạng cao
Vd: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam
Vd: Quần xã rừng ngập mặn ven biển.
Giống nhau:
Mô hình sản xuất VAC (Vườn – Ao – Chuồng)
Các quần thể
trong mô hình
sản xuất VAC
Các quần thể vật nuôi
Các quần thể cây trồng
Mô hình sản xuất VAC là một quần xã nhân tạo
Độ đa dạng
Phong phú về số loài trong quần xã thể hiện tính chất sinh học:
- Điều kiện môi trường phù hợp thì quần xã có số lượng loài lớn
- Độ đa dạng càng cao thì quần xã càng ổn định.
ĐÀN VOI
ĐỘ NHIỀU
- Là mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.
- Độ nhiều thay đổi theo thời gian, theo mùa, theo năm hay đột xuất.
Độ đa dạng
Chỉ mức độ phong phú về số lượng loài
Độ nhiều
Chỉ về số lượng cá thể có trong mỗi loài
- Quan hệ thuận nghịch: Số loài càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi và ngược lại.
Độ nhiều
Được tính theo công thức:
Trong đó: p = Số địa điểm bắt gặp
P = Tổng số địa điểm quan sát.
Độ thường gặp: Kí hiệu là C
Nếu tính được C > 50% (Loài thường gặp)
25% < C < 50% (Loài ít gặp)
C < 25% (Loài ngẫu nhiên)
- Ví dụ : nghiên cứu ở quần xã ao
%
Loài ưu thế: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
- VD: Quần xã trên cạn, thực vật có hạt là loài ưu thế hơn vì là sinh vật cung cấp thức ăn, nơi ở cho động vật, ảnh hưởng tới khí hậu.
Quần xã các loài cây lá kim
LẠC ĐÀ – LOÀI ĐẶC TRƯNG SA MẠC
SAO LA LOÀI ĐẶC TRƯNG KHU BẢO TỒN HUẾ
Là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn so với các loài khác.
Loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau ở điểm căn bản nào?
Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn hay tính chất hoạt động của chúng.
Trong số các loài ưu thế có một loài tiêu biểu nhất cho quần xã đó là loài đặc trưng, loài này chỉ có ở một quần xã hay có nhiều hơn hẳn các loài khác.
Ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh vật
Chim cú mèo săn mồi về đêm
Cây rụng lá vào mùa đông
Dơi hoạt động về đêm
Sự thay đổi chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa dẫn đến sinh vật cũng hoạt động theo chu kỳ.
Quan hệ giữa số lượng sâu và số lượng chim sâu.
Số lượng sâu tăng
Số lượng chim ăn sâu tăng
Số lượng sâu giảm
Khi số lượng chim tăng cao,chim ăn hết nhiều sâu
Điều gì xảy ra, khi số lượng sâu giảm xuống không đủ cung cấp cho chim ăn sâu?
Số lượng loài sinh
vật này khống chế
số lượng loài
sinh vật khác
(hiện tượng khống
chế sinh học)
Tiết 50. QUẦN XÃ SINH VẬT
I/ Thế nào là một quần xã sinh vât?
Ví dụ: Rừng cúc Phương,
ao cá tự nhiên,...
Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường của chúng.


II/ Những dấu hiệu điển hình của một
quần xã
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
(Xem bảng 49 sgk)
Khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã?
Có sự cân bằng sinh học trong quần xã khi số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường.
Tiết 50. QUẦN XÃ SINH VẬT
Đốt rừng làm nương rẫy
Săn bắt, mua bán động vật hoang dã
Quá trình đô thị hóa quá nhanh,
thiếu quy hoạch
Chặt phá rừng
Các hoạt động gây mất cân bằng sinh học
Trồng cây gây rừng
Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật hoang dã
Tuần tra bảo vệ rừng
I/ Thế nào là một quần xã sinh vât?


II/ Những dấu hiệu điển hình của một
quần xã
III/ Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
Thế nào là sự cân bằng sinh học?
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
Hãy nêu kết luận về mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã sinh vật?
Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn đến
số lượng cá thể trong quần xã thay
đổi và luôn được khống chế ở mức
độ phù hợp với khả năng của môi
trường.
Tiết 50. QUẦN XÃ SINH VẬT
Quần xã sinh vật
Đặc điểm
Số lượng các loài
Độ đa dạng
Độ nhiều
Độ thường gặp
Thành phần loài
Loài đặc trưng
Loài ưu thế
Là tập hợp nhiều quần thể
sinh vật thuộc nhiều loài khác
nhau cùng sống trong một
không gian xác định, chúng có
mối quan hệ mật thiết,
gắn bó với nhau
Số lượng loài này khống chế số lượng loài động vật khác
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
Điều kiện ngoại cảnh
Ảnh hưởng lên đời sống sinh vật
K/n
Ví dụ
Dặn dò chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
1.Kiến thức
-Học bài và nắm vững:
+ Khái niệm quần xã sinh vật . Lấy được ví dụ.
+ Các dấu hiệu điển hình của quần xã.
+ Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.

2.Bài tập
- Hoàn thành các bài tập sgk tr149

3.Chuẩn bị bài sau
- Xem trước nội dung bài 50: Hệ sinh thái
- Tìm hiểu về lưới thức ăn, chuỗi thức ăn.
Hoàn thành bảng sau bằng cách ghép cột tương ứng:
1 – e
2 – c
3 – a
4 – b
5 – d
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hải Huế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)