Bài 49. Quần xã sinh vật

Chia sẻ bởi Thái Ngọc Tấn | Ngày 04/05/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 49. Quần xã sinh vật thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

GV: Thái Ngọc Tấn
Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô về dự giờ và các em học sinh lớp 9a15 tham gia tiết học hôm nay
Câu hỏi: Quần thể người khác với các quần thể sinh vật khác ở điểm cơ bản nào? Nguyên nhân của sự khác nhau đó?
Bài 49 : Quần xã sinh vật
I-Thế nào là một quần xã sinh vật?
Quan sát hình ảnh sau:
Rừng mưa nhiệt đới
Rừng ngập mặn ven biển
Rừng ngập mặn ven biển có những quần thể nào?
Các quần thể: Chim, khỉ, cò, rắn, cá, và cây...
Quần xã rừng ngập mặn ven biển
Bài 49 : Quần xã sinh vật
I-Thế nào là một quần xã sinh vật?
- Khái niệm: Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
Ví dụ: Quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng ngập mặn ven biển
Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?
Vào một ngày chủ nhật Nhi cùng Yến về quê thăm ông bà nội của bạn Yến ở nông thôn, hai bạn được bà nội dẫn tham quan vườn bưởi. Khi tham quan vườn bưởi hai bạn gặp rất nhiều loài sinh vật như: bưởi, dừa, cỏ dại, giun đất, nấm,... Bạn Nhi nói với bạn Yến vườn bưởi này là một quần xã đó bạn. Theo em lời bạn Nhi nói đúng hay sai? Tại sao?
Lời bạn Nhi nói đúng, vì trong vườn bưởi có nhiều loài sinh vật khác nhau như: bưởi, dừa, cỏ dại, nấm, giun đất và loài sinh vật có mối quan hệ với nhau.
- Dừa chắn gió cho bưởi, dừa và bưởi che mát cho cỏ
- Cỏ che mát giứ ẩm gốc cho dừa và bưởi, cạnh tranh chất dinh dưỡng với dừa và bưởi
- Giun đất làm đất xốp giúp cho dừa, bưởi và cỏ phát triển.
- Dừa, bưởi, cỏ giữ ẩm cho đất và tạo nhiệt độ thích hợp cho nấm và vi sinh vật phát triển, nấm và vi sinh vật biến đổi xác sinh vật thành chất mùn cung cấp cho dừa, bưởi, cỏ dại
Bài 49 : Quần xã sinh vật
I-Thế nào là một quần xã sinh vật?
II- Những dấu hiệu điển hình của quần xã
1- Số lượng các loài trong quần xã
Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua các chỉ số về độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp
2- Thành phần các loài trong quần xã
Thành phần các loài trong quần xã thể hiện qua việc xác định loài ưu thế, loài đặc trưng, ......
Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT
I. Thế nào là quần xã sinh vật ?
II. Những dâu hiệu điển hình của quần xã
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
- Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.
Ví dụ: Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt: cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di trú để tránh mùa đông giá lạnh.
- Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thây đổi của ngoại cảnh và luôn được khống chế ở mứcđộ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Các hoạt động gây mất cân bằng sinh học
Chặt phá rừng
Mua bán động vật hoang dã
Đốt rừng
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
Bản thân phải bảo vệ và tuyên truyền mỗi người không chặt phá cây rừng và mua bán động vật hoang dã
Câu 1: Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật mà không có ở quần thể sinh vật?
 Mật độ
 Tỉ lệ tử vong
 Tỉ lệ giới tính
 Thành phần nhóm tuổi
 Độ đa dạng
KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
?
Câu 2:
Hãy xác định tập hợp nào là quần thể sinh vật, tập hợp nào là quần xã sinh vật?
1.Các cá thể loài tôm càng xanh sống trong hồ
2. Các cá thể cá sống trong ao
3. Các cây trên đồng cỏ
4. Bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi
5. Một đàn chó sói đang săn mồi trong rừng
6. Các sinh vật sống trong rừng
Đáp án
1.Các cá thể loài tôm càng xanh sống trong hồ
2. Các cá thể cá sống trong ao
3. Các cây trên đồng cỏ
4. Bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi
5. Một đàn chó sói đang săn mồi trong rừng
6. Các sinh vật sống trong rừng
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Xem trước bài “Hệ sinh thái”, hoàn thành lệnh ▼ SGK trang 150 và 152
Chúc quý thầy cô và các em thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Ngọc Tấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)