Bài 47. Quần thể sinh vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Thủy | Ngày 04/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 47. Quần thể sinh vật thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT ĐĂK HÀ
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy
Quan sát hình và cho biết, quần thể sinh vật là gì?
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.
- Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én…
X
X
X
X
X
Em hãy kể tên một số quần thể sinh vật mà em biết?
Quần thể san hô
Quần thể cây cơm nguội
Quần thể sen
Quần thể lúa
Quần thể cá ngựa
Quần thể cọ
Một lồng gà và một chậu cá chép có phải là quần thể sinh vật không ? Vì sao ?
Không phải, Vì lồng gà và chậu cá chép chưa hội tụ đủ các dấu hiệu của một quần thể sinh vật. Để nhận biết một quần thể sinh vật cần có dấu hiệu bên trong và dấu hiệu bên ngoài.
1. Tỉ lệ giới tính :
Nghiên cứu thông tin SGK mục 1, trả lời câu hỏi:
- Tỉ lệ giới tính là gì ?
- Người ta xác định tỉ lệ giới tính ở giai đoạn nào?
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực /cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính được xác định ở 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn trứng mới thụ tinh.
+ Giai đoạn trứng mới nở hoặc con non.
+ Giai đoạn trưởng thành.
- Tỉ lệ giới tính phụ thuộc trước hết vào đặc điểm di truyền của loài.
Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi của cá thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường như: nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng
Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nghiên cứu thông tin SGK mục 1, trả lời câu hỏi:
1. Tỉ lệ giới tính :
Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào?
Trong chăn nuôi tuỳ từng loài mà có biện pháp điều chỉnh tỉ lệ đực cái phù hợp với nhu cầu sản xuất.
Ý nghĩa của tỉ lệ giới tính?
- Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa rất quan trọng, cho thấy tiềm năng sinh sản của quần the.�
1. Tỉ lệ giới tính :
2. Thành phần nhóm tuổi:
Hãy đọc thông tin SGK bảng 47.2 để nắm được kiến thức.
- Các cá thể phát triển nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
- Do đâu nhóm tuổi trước sinh sản lại làm tăng khối lượng và kích thước quần thể?
- Vì sao mức sinh sản của quần thể lại do nhóm tuổi sinh sản quyết định?
- Tuỳ theo khả năng sinh sản của mỗi cá thể trong nhóm tuổi này mà mức sinh sản của quần thể lớn hay nhỏ.
- Nhóm tuổi sau sinh sản có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể không ? Vì sao ?
- Các cá thể không còn khả năng sinh sản, nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
2. Thành phần nhóm tuổi:
Em hãy nhận xét về tỉ lệ sinh và sự biến đổi số lượng cá thể của quần thể ở mỗi dạng tháp.
RỘNG
CAO
TĂNG
DẠNG
PHÁT
TRIỂN
DẠNG
ỔN ĐỊNH
DẠNG
GIẢM SÚT
TRUNG BÌNH
VỪA PHẢI
ỔN ĐỊNH
HẸP
THẤP
GIẢM
3. Mật độ quần thể:
Quan sát hình và cho biết mật độ quần thể là gì?
M?t d? cây bạch đàn: 625 cây/ha
Mật độ sâu rau: 2 con/m2 ruộng rau
3. Mật độ quần thể:
M?t d? t?o xo?n : 0,5 gam /m3 nu?c
2 con chim ưng / 10km2
3. Mật độ quần thể:
Mật độ quần thể là gì ? Cho ví dụ?
Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích .
Ví dụ:
+ Mật độ cây Bạch đàn 625 cây/ha đồi.
+ Mật độ Sâu rau: 2 con /m2 ruộng rau.

Mật độ quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào trong quần thể?
- Mật độ quần thể phụ thuộc vào chu kỳ sống của sinh vật, nguồn thức ăn, yếu tố thời tiết: hạn hán, lũ lụt .
Khi mật độ cá thể tăng quá cao hiện tượng gì xảy ra?
Khi mật độ quần thể giảm, thức ăn dồi dào, hiện tượng gì xãy ra?
Trong các đặc trưng trên, đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
Học sinh thảo luận và trả lời câu lệnh sgk.
- Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao, số lượng muỗi nhiều hay ít?
- Số lượng ếch, nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?
- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào những tháng nào trong năm?
- Em hãy cho vài ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.
Vậy các nhân tố sinh môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể?
- Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
Số lượng cá thể trong quần thể biện động lớn do nguyên nhân nào?
Do những biến cố bất thường như lũ, lụt, hạn hán, dịch bệnh, động đất, núi lửa, cháy rừng.
Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
-Khi mật độ cá thể tăng cao -> thiếu thức ăn, nơi ở, phát sinh dịch bệnh. -> nhiều cá thể bị chết. Khi đó mật độ quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng.
Những yếu tố nào đã điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của quần thể làm cho mật độ quần thể trở về mức cân bằng
Các điều kiện sống của môi trường (khí hậu, thổ nhưỡng thức ăn. đã tác động đến sự sinh sản và tử vong của quần thể. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tử làm cho mật độ quần thể cân bằng.
HÃY CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG;
1. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể ?
a. Các cá thể chuột đồng trên một cánh đồng lúa.
b. Đàn linh dương đầu bò trên bãi cỏ châu phi.
c. Các con voi sống trong vườn bách thú.
d. Một bầy voi sống trong rừng rậm châu phi.
e. Các loài cá rô phi, cá chép, cá trắm, ... cùng sống trong ao.
2. Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào cơ bản nhất:
C. Mật độ quần thể
B. Thành phần nhóm tuổi
A. Tỉ lệ giới tính .
D. cả A, B , C

Trả lời câu hỏi cuối bài ở SGK, trang 142.

- Tìm hiểu về quần thể người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)