Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Chia sẻ bởi Trang Phuoc | Ngày 04/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THỊ XÃ TRÀ VINH

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
Tổ HÓA - SINH
Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô đến dự tiết học
Giáo viên thực hiện:
TRANG VĂN PHƯỚC
KIỂM TRA BÀI CŨ
1/ Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào cókhả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường ? Tại sao?
2/ So sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây
ưa ẩm và chịu hạn
Sinh vật biến nhiệt vì nó có giới hạn sinh thái rộng với nhân tố
nhiệt độ. Ví dụ: vi khuẩn sống ở nhiệt độ 90 ; ấu trùng sâu ngô
chịu được nhiệt độ -27
Bài:44
Tiết:46
GV đặt vấn đề: " Mỗi sinh vật sống trong môi trường có ảnh hưởng tới các sinh vật khác qua những mối quan hệ nào? Vì sao?"
Hãy xem các tranh sau đây, nhận xét
về mối quan hệ của các sinh vật
và trả lời :
Bầy trâu rừng
Đàn chim cánh cụt
Rừng cây cao su
Cá và hải quỳ
Tê giác và cò
Lúa và cỏ dại
Mèo rừng và thỏ
Bầy cá sấu
Báo gấm
Cóc bắt mồi
Các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài có những mối quan hệ như thế nào?
Tiểu kết:
Trong tự nhiên, thường không có những sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ cùng loài và khác loài các sinh vật luôn hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
I QUAN HỆ CÙNG LOÀI:
GV yêu cầu hs tự đọc thông tin SGK và quan sát các tranh sau đây để trả lời câu hỏi.
Thực vật sống riêng rẽ
Thực vật sống riêng rẽ
Đàn chim cánh cụt
Rừng thông
Bầy trâu rừng
Thực vật sống thành nhóm
và động vật sống thành
bầy đàn
Động vật sống riêng rẽ
Động vật sống bầy đàn
Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
Có tác dụng giãm bớt sức thổi của gió
?làm cây không bị đổ.
Có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn
phát hiện kẻ thù nhanh và tự vệ tốt hơn.
GV hình thành cho hs khái niệm về quần tụ ( mối quan hệ hỗ trợ)
Là các cá thể có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành các quần tụ cá thể.

Khi gặp điều kiện bất lợi như thiếu thức ăn , nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
GV đặt vấn đề với học sinh và yêu cầu hs
lựa chọn câu đúng trong số các câu trả lời.
a/Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả
năng cạnh tranh giữa các cá thể.
b/Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm cho nguồn
thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
c/Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự
cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
GV hình thành khái niệm về cách li (mối quan hệ cạnh tranh)
Khi gặp điều kiện bất lợi, sự cạnh tranh làm cho 1 số cá thể tách khỏi quần tụ đi tìm nơi sống mới ? sự cách li.
GV yêu cầu hs hoạt động nhóm ( thảo luận nhóm) trả
lời câu hỏi 2 SGK /134
Hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì ?
Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
Là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài.
Diễn ra mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.
GV hỏi đáp và ghi tiểu kết
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh trong những điều kiện nào?
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm.
Ví dụ: Chim kiếm ăn theo đàn; Trâu rừng khi ngủ thường các con non nằm trong..
II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI:
GV yêu cầu hs hoạt động nhóm ( thảo luận 5phút)

Nghiên cứu thông tin bảng 44 , quan sát tranh và những ví dụ trong lệnh ở SGK ? trả lời điền vào phiếu học tập.
Phiếu học tập
Mèo rừng bắt thỏ
Địa y sống trên thân cây
Nốt sần ở rễ cây đậu
Cây nắp ấm bắt mồi
Linh dương và trâu rừng trên
đồng cỏ
Giun sán kí sinh
trong ruột người
Nấm kí sinh trên
khoai tây, cà chua
Cây tầm gửi
Cá ép bám
vào rùa biển
Dây tơ hồng
trên cây
Hổ và nai
Sư tử và trâu rừng
GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét.
1. Các mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài có gì khác nhau?
SV cùng loài : hỗ trợ và cạnh tranh
SV khác loài: hỗ trợ ( cộng sinh và hội sinh) và đối địch (cạnh tranh, kí sinh và nữa kí sinh, SV ăn SV khác.
2. Điền ví dụ vào các ô tương ứng.
GV yêu đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
Tảo và nấm trong địa y; vi khuẩn nốt sần cây họ đậu.
Cá ép và rùa biển; địa y bám vào cành cây
Lúa và cỏ dại; dê và bò, linh dương và
trâu rừng.

Rận, bét kí sinh trên trâu bò; giun đũa kí sinh
trên cơ thể người, nấm kí sinh trên khoai tây.
cây tầm gửi ( nửa kí sinh)

Hươu nai và hổ; cây nắp ấm và côn trùng.

Quan hệ

Hỗ trợ




Đối địch




Cộng sinh
Hội sinh
Cạnh tranh
Kí sinh ,
nữa kí sinh
Sinh vật ăn
SV khác
GV yêu cầu hs trả lời ( hoạt động cá nhân)
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của sinh vật khác loài là gì?
Cả 2 có lợi (hoặc ít nhất
không có hại) cho tất cả SV
1 bên SV được lợi, bên kia bị
hại hoặc cả hai cùng bị hại


SV khác loài có những mối quan hệ chủ yếu nào? Sự khác nhau giữa các mối quan hệ đó?
GV hỏi đáp - Ghi tiểu kết
Trong mối quan hệ khác loài, các SV hoặc hỗ
trợ hoặc đối địch với nhau.
+ Quan hệ hỗ trợ: là mối quan hệ có lợi ( hoặc
ít nhất không có hại). VD: tảo và nấm trong
địa y.
+ Quan hệ đối địch: một bên SV được lợi
còn bên kia bị hại hoặc cả 2 cùng bị hại.
VD: giun sán kí sinh trong ruột người
GV liên hệ thực tế chăn nuôi và trồng trọt.
Để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi , cây trồng ta cần phải chú ý những công việc gì?
- Mật độ hợp ly �
- A�p dụng kĩ thuật : tỉa thưa, tách đàn
- Cung cấp thức ăn đầy đủ và VS môi trường.
GV và hs cùng giải quyết vấn đề: Trong tự nhiên
các SV sống trong môi trường đều có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau về dinh dưỡng, nơi ở.
CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ
1/ Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh trong những điều kiện nào?
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong
các nhóm cá thể. Tuy nhiên khi gặp điều kiện
bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau
dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm.
2/ Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C
b,e
d
a,c
f
DẶN DÒ
Học bài ghi
Trả lời các câu hỏi SGK.
Tìm kiếm thêm một số ví dụ khác về mối quan hệ hỗ trợ và đối địch.
Đọc thông tin mục em có biết để hiểu rõ thêm một số mối quan hệ giữa các sinh vật.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trang Phuoc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)