Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Chia sẻ bởi Võ Ngọc Lợi | Ngày 04/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.
Môn : Sinh Học 9
Trường THCS Hộ Phòng
Võ Ngọc Lợi
Kiểm tra bài cũ:
?
Môi trường sống của sinh vật là gì? Trình bày các nhân tố sinh thái của môi trường.
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
Nhân tố sinh thái gồm 3 nhóm: Nhân tố vô sinh; nhân tố hữu sinh và nhân tố con người
BÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
Nghiên cứu thông tin SGK và quan sát các hình dưới đây
Cây sống trong chậu
để bên cửa sổ
Cây thông mọc xen
nhau trong rừng
Cây thông mọc nơi
quang đãng
?
Các em hãy thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau:
- Lá
- Thân
- Quang hợp
- Thoát hơi nước
Phiến lá nhỏ, hẹp, màu
xanh nhạt
- Phiến lá lớn màu xanh thẩm
Thân cây thấp, số cành
cây nhiều
Chiều cao bị hạn chế bởi chiều
cao cây phía trên, của trần nhà…
- Cường độ quang hợp cao
trong điều kiện ánh sáng mạnh
- Cây có khả năng quang hợp trong
điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp
yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh
- Cây điều tiết thoát hơi nước
linh hoạt
Cây điều tiết thoát hơi nước
kém
Ánh sáng ảnh hưởng lên đời sống thực vật như thế nào.
Ánh sáng ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của thực vật như: quang hợp, hô hấp và hút nước của cây.
?
I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
Cây lá lốt
Cây lúa nước
Em hãy quan sát ảnh sau:
Giải thích cách xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt.
Cây lá lốt: Lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng.
Cây lúa: Lá xếp nghiêng tránh tia nắng chiếu thẳng góc
Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá trên nói lên điều gì.
Giúp thực vật thích nghi với môi trường
Dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường, thực vật chia làm mấy nhóm.
Dựa vào khả năng chiếu sáng thực vật chia làm 2 nhóm: Cây ưa sáng và cây ưa bóng.
Người ta phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng dựa vào những tiêu chuẩn nào.
?
-Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng.
- Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác
?
Em hãy kể tên một số cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết.
Cây ưa sáng như: Cây thông, liễu, hướng dương, phi lao, bồ đề, lúa, đậu …
Cây ưa bóng như: Cây lan, lim, kim phát tài, dứa đỏ, gừng, cà phê…
Một số cây ưa sáng:
Cây Thông
Cây Liễu
Hướng dương
Cây phi lao
Cây xà cừ
Cây đậu xanh
Một số cây ưa bóng:
Cây lim
Cây gừng
Cây dứa đỏ
Cây đại phú gia
Cây cà phê
Lan Cattleya ( Cát lan)
II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Em hãy nghiên cứu thông tin và ví dụ trong sách giáo khoa.
?
Em hãy dự đoán, phân tích để chọn khả năng di chuyển của đàn kiến
Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu
Ánh sáng có ảnh hướng tới động vật như thế nào?
Nhờ ánh sáng mà động vật định hướng được trong không gian
Hãy kể tên 1 số loài động vật thường kiếm ăn vào ban đêm hay ban ngày.
Những loài động vật thường kiếm ăn ban đêm như: Chim cú, cáo, dơi, chuột…
Những động vật hoạt động ban ngày như: Trâu, bò, cừu, dê…
Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào?
Nơi ở thường phù hợp với tập tính kiếm ăn.
Ví dụ: Loài ăn đêm hay ở trong hang tối
Hãy quan sát các ảnh sau đây:
Một số động vật hoat động ban ngày
Chim chích chòe
Khướu bạc má
Chào mào
Cừu
Trâu

Một số loài động vật hoạt động vào ban đêm
Dơi ăn trái cây
Chim cú mèo
Sóc
Sếu
Chồn
Cáo
?
Từ các hình ảnh và ví dụ nêu trên em có kết luận gì về ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật.
Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản…
II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Dựa vào khả năng ảnh hưởng của ánh sáng động vật được chia làm mấy nhóm?
Dựa vào khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng động vật được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: Gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc đất…
Củng cố:
?
Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực ưa bóng. Cho ví dụ.
?
Ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào? Cho ví dụ.
?
Sắp xếp các nhóm cây sau vào thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng sao cho phù hợp: cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây dấp cá, cây táo.
Ghi nhớ:
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:

Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật
như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây.
Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng.
Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu,
dưới tán cây khác.
II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:

Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết,
định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản…
Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày
Nhóm động vật ưa tối: Gồm những động vật hoạt động về ban đêm
Sống trong hang, hốc đất…
Hướng dẫn về nhà:
Về nhà học bài.
Hoàn thành câu hỏi 2 và 3 SGK trang 125
Đọc mục “ Em có biết”
Kẻ sẵn bảng : 43.1 và 43.3
Đọc trước bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
Bài học đến đây đã hết.
Hẹn gặp lại các em ở tiết học sau!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Ngọc Lợi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)