Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hải | Ngày 04/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Bài tập:
Cây lúa sống trên đồng ruộng có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: Lượng nước, lượng mưa, chuột đồng, nhiệt độ, sâu cuốn lá, thuốc trừ sâu, phân bón, cỏ dại, ánh sáng. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.
Trả lời:
Nhân tố vô sinh tác động vào cây lúa: Lượng nước, lượng mưa, nhiệt độ, thuốc trừ sâu, phân bón, ánh sáng.
Nhân tố hữu sinh tác động tới cây lúa: Chuột đồng, sâu cuốn lá, cỏ dại.
Tiết 44. bài 42. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật.
ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật.
I. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
Quan sát hình ảnh và đoạn phim sau, nhận xét về đặc tính của cây:
Nguồn sáng
I. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
Quan sát hình ảnh sau, so sánh cây thông mọc xen nhau trong rừng (a) và cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng (b).
Thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở ngọn
Thân thấp, tán rộng
- Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự khác nhau này?
- Vì sao các cành cây phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?
- Qua phân tích ví dụ trên, em rút ra nhận xét gì về ảnh hưởng của ánh sáng tới đặc điểm của cây?
I. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
Thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau:
Phiến lá lớn, máu xanh thẫm
Chiều cao cây bị hạn chế.
Phiến lá nhỏ, màu nhạt
Thân thấp, cành nhiều
Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.
Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu.
Cây điều tiết thoát hơi nước kém.
- Qua bảng trên, em rút ra nhận xét gì về ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật?
I. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
- Dựa vào khả năng thích nghi của thực vật với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thực vật thành những nhóm nào?
- Lấy ví dụ cho từng nhóm thực vật nói trên.
- Quan sát một số hình ảnh về cây ưa sáng và ưa bóng:
Nhóm cây ưa sáng
Nhóm cây ưa bóng
II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Có thí nghiệm như sau: Vào đêm có trăng sáng, tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường đi của kiến một chiếc gương nhỏ để phản chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi hướng bò của kiến. Có 3 khả năng có thể xảy ra:
+ Kiến sẽ tiếp tục bò theo hướng cũ.
+ Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác nhau.
+ Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.
- Em chọn khả năng nào trong 3 khả năng trên? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Ong lấy mật hoa
Chim di cư tránh rét
II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Gà đi ăn trước lúc mặt trời mọc
Bói cá, chim chích đi ăn vào lúc mặt trời mọc
Cú mèo tìm kiếm thức ăn và ban đêm
II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Các loài thú hoạt động vào ban ngày
Các loài thú hoạt động chủ yếu vào ban đêm
II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Mùa xuân và mùa hè là mùa sinh sản của nhiều loài chim
II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
- Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vât thành những nhóm nào?
- Lấy ví dụ minh hoạ cho từng nhóm động vật nói trên.
Quan sát một số hình ảnh về các nhóm động vật ưa sáng và ưa tối:
II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Các động vật ưa sáng
Các động vật ưa tối
Củng cố bài
Đọc phần ghi nhớ cuối bài và mục "Em có biết?" SGK.
Củng cố bài
Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Nguyên nhân vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?
a) Lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía dưới ít.
b) Lá cây thiếu ánh sáng nên quang hợp yếu, tạo được ít chất hữu cơ.
c) Khả năng lấy nước kém hơn so với các cành phía trên.
d) Cả a, b, và c.
2. Nhóm động vật nào sau đây là nhóm động vật ưa tối?
a) Chồn, giun đất, chim chích.

c) Cừu, ếch đồng, chuột.
d) Mực, chim bồ câu, hươu.
b) Giun đất, chuột đồng, cú mèo.
Dặn dò
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị nội dung bài mới. Kẻ bảng 43.1 và 43.1 SGK vào vở. Tìm hiểu các loài động vật sống ở các vùng khí hậu khác nhau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)