Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Quí | Ngày 04/05/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Chương 1
SINH THÁI HỌC CÁ THỂ
§1.MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG VÀ NHÂN TỐ SINH THÁI
MÔI TRƯỜNG ĐẤT(TRÊN CẠN)
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
MÔI TRƯỜNG SINH VẬT
MÔI TRƯỜNG SỐNG LÀ GÌ ?
Môi trường sống của các loài trong ảnh ?
1) Môi trường:
▬ Môi trường là tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả những yếu tố vô sinh và hữu sinh tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
▬ Có 4 loại môi trường: Đất, nước, không khí và môi trường sinh vật.
Thế nào là nhân tố sinh thái ?
2) Các nhân tố sinh thái:
NTVS
NTHS
NTCN
Có những NTST nào tác động lên đời sống cây xanh ?
Các NTST trên thuộc các nhóm NTST nào?
2) Nhân tố sinh thái:
▬ Là tất cả những nhân tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
▬ Có 3 nhóm NTST :
+ Nhân tố vô sinh: gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm..
+ Nhân tố hữu sinh: động vật, thực vật, vi sinh vật.
+ Nhân tố con người.
Khái niệm” môi trường” khác k/niệm “NTST” ở điểm nào ?
TRẢ LỜI
 Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.
 NTST là tất cả các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Hầu hết các nhân tố của môi trường tác động tới sinh vật.
 Nhân tố nào không ảnh hưởng tới sinh vật không được xem là NTST.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NTST LÊN CƠ THỂ SINH VẬT :
A. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH
1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật.
▼Có mấy nhóm động vật thích nghi với nhiệt dộ khác nhau của môi trường ? Đó là những nhóm nào ?
ĐV đẳng nhiệt
Nhóm sinh vật nào chịu đựng cao với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường ? Tại sao ?
ĐV biến nhiệt
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NTST LÊN CƠ THỂ SINH VẬT :
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH :
1. Nhiệt độ:
Phát biểu nhận xét về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở VN ?
Điểm cực thuận
Giới hạn chịu đựng (GHST)
300C
Giới hạn chịu đựng (GHST)
Cá chép ở Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 20C và trên 440C, phát triển thuận lợi nhất ở 280C. So sánh với cá rô phi ở Việt Nam thì loài nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn ? Loài nào có vùng phân bố rộng hơn ?
TRẢ LỜI
 Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở VN:
420C – 5,60C = 36,40C.
 ------------------------------------------------của cá chép là :
440C – 20C = 420C
  cá chép có GHST về nhiệt độ rộng hơn cá rô phi  cá chép có vùng phân bố rộng hơn.
Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh :
1. Nhiệt độ:
▪ Tùy khả năng điều hòa thân nhiệt, có 2 nhóm: động vật biến nhiệt (ếch, nhái…) và động vật đẳng nhiệt (chim, thú..).
▪ Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ và có giới hạn nhiệt độ khác nhau.
Ví dụ: cá rô phi có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 5,60C (giới hạn dưới)  420C (giới hạn trên). Nhiệt độ cực thuận là 300C
Vẽ hình 2, trang 5 sách giáo khoa
▪ Sự biến đổi nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới tốc độ của quá trình sinh lý, đặc điểm hình thái, sinh thái của sinh vật.
Chim cánh cụt Hoàng đế
Chim cánh cụt xích đạo
Cáo cực
Cáo sa mạc
TRỨNG
DÒI I
DÒI II
DÒIII
KÉN
CHU KỲ SỐNG CỦA RUỒI GIẤM
Ở 250C là 10 ngày đêm.
Ở 180C là 17 ngày đêm.


2. Độ ẩm và nước:
Cây thài lài
Cây ráy
CỦNG CỐ
1. MÔI TRƯỜNG SỐNG :
MÔI TRƯỜNG
2. Các nhân tố sinh thái của môi trường :
3. Giới hạn sinh thái:
 Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.
 Mỗi NTST tác động lên sinh vật đều có giới hạn xác định:
+ Giới hạn dưới
+ Giới hạn trên
+ Điểm cực thuận
3 . Ảnh hưởng của nhân tố vô sinh: nhiệt độ
▬ Tùy khả năng điều hòa thân nhiệt, có 2 nhóm:
+ động vật biến nhiệt (ếch, nhái…)
+ động vật đẳng nhiệt (chim, thú..).
▬ Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ và có giới hạn nhiệt độ khác nhau.

Ví dụ: cá rô phi có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 5,6 0C ( giới hạn dưới)  42 0C (giới hạn trên). Nhiệt độ cực thuận là 30 0C

▬ Sự biến đổi nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới dặc điểm hình thái, sinh thái và sự phát triển của sinh vật.
BÀI TẬP
Giả sử có các sinh vật sau: bò, lợn, gà, chim sáo, sán dây, giun đất, giun đũa, cá chép.
a) Hãy cho biết môi trường sống của các sinh vật kể trên.
b) Bò chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái nào ?
2. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của :
a) Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C ▬ 900C, điểm cực thuận là 550C.
b) Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00C ▬ 560C, điểm cực thuận là 320C
GÀ GÔ TRẮNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Quí
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)