Bài 41. Độ tan của một chất trong nước

Chia sẻ bởi Đào Thị Kim Tiến | Ngày 23/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Độ tan của một chất trong nước thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH VỀ DỰ GIỜ
HOÁ HỌC 8
Giáo viên : Đào Thị Kim Tiến
Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai – Hà Nội
Câu hỏi: Thế nào là dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa?
Trả lời:
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
- Ở một nhiệt độ xác định:
+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tiết 61 - Bài 41
ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
Thí nghiệm 1:
Thí nghiệm 2:
- Lấy một lượng nhỏ canxi cacbonat sạch (CaCO3) cho vào cốc nước cất, lắc mạnh.
- Lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc vào lam kính sạch. Làm bay hơi nước từ từ cho đến hết bằng ngọn lửa đèn cồn.
1. Sau khi làm bay hơi hết hơi nước em thấy có hiện tượng gì?
2. Em có nhận xét gì về khả năng tan của muối CaCO3 trong nước?
Nhận xét: Trên lam kính không để lại dấu vết.
Kết luận: CaCO3 không tan trong nước.
- Lấy một ít muối ăn (NaCl) cho vào cốc nước cất, khuấy đều.
- Lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc vào lam kính sạch. Làm bay hơi nước từ từ cho đến hết bằng ngọn lửa đèn cồn.
1. Sau khi làm bay hơi hết hơi nước em thấy có hiện tượng gì?
2. Em có nhận xét gì về khả năng tan của muối NaCl trong nước?
Nhận xét: Trên lam kính có vết mờ.
Kết luận: NaCl tan được trong nước.
Qua 2 thí nghiệm trên em có
nhận xét gì về tính tan của các
chất trong nước?
TIẾT 61: BÀI 41 ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
Bảng tính tan trong nước của các axit - bazơ - muối
Axit : Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic H2SiO3
Nhìn vào bảng tính tan em có nhận xét gì về tính tan
của các bazơ?
Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước,
trừ một số như: KOH, NaOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan.
Nhìn vào bảng tính tan em có nhận xét gì về
tính tan của các muối?
- Những muối natri, kali đều tan.
- Những muối nitrrat đều tan.
Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn muối cacbonat
không tan.
Nhìn vào bảng tính tan em có nhận xét gì về tính tan của các axit?
Bảng tính tan trong nước của các axit - bazơ - muối
i : Hợp chất tan được trong nước.
k : Hợp chất không tan.
i: Hợp chất ít tan.
b: Hợp chất bay hơi hoặc dễ phân hủy thành chất bay hơi.
kb: Hợp chất không bay hơi.
Vạch ngang "-" hợp chất không tồn tại hoặc bị phân hủy trong nước
BaSO4
K
Zn(NO3)2
t
MÀU SẮC MỘT SỐ CHẤT
Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
II) Độ tan của một chất trong nước.


1. Định nghĩa:
 Độ tan ( ký hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
VD1: Ơ 250C độ tan của đường là 204g có nghĩa là gì?

Có nghĩa là ở 250C trong 100g nước có thể hòa tan được tối đa
là 204g đường -> dung dịch bão hòa.

Bài 41:Độ tan của một chất trong nước
II) Độ tan của một chất trong nước.
1. Định nghĩa:
Độ tan ( ký hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
S=
100g
.
m chất tan
m dung môi
S : Là độ tan
mchất tan : Là khối lượng chất tan
mdung môi: Là khối lượng dung môi
*
t0 ( C)
Số g chất tan/100g nước
Em có nhận xét gì về độ tan của các chất rắn?
Em có nhận xét gì về độ tan của chất khí trong nước khi nhiệt độ tăng?
Theo em trong các trường hợp trên thì trường hợp nào chất khí tan nhiều nhất? Vi sao?
1
3
2
Khí
Nước
Vậy ngoài yếu tố nhiệt độ ra thì độ tan của chất khí còn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Tại sao khi mở nắp chai nước ngọt thì có gaz trào ra?
Giải
Tại nhà máy, khi sản xuất người ta nén khí cacbonic vào các chai nước ngọt ở áp suất cao rồi đóng nắp chai, nên khí cacbonnic tan bão hòa vào nước ngọt. Khi ta mở chai nước ngọt áp suất trong chai giảm, độ tan của khí cacbonic giảm nên khí cacbonic thoát ra ngoài kéo theo nước.
Muốn bảo quản tốt các loại nước có gaz ta phải làm gì?
- Bảo quản ở nhiệt độ thấp nhằm tăng độ tan của khí cacbonic.

- Đậy chặt nắp chai nhằm tăng áp suất.
Em hãy giải thích tại sao trong các hồ cá cảnh hoặc các đầm nuôi tôm người ta phải “Sục” không khí vào hồ nước?
Em hãy giải thích tại sao trong các hồ cá cảnh hoặc các đầm nuôi tôm người ta phải “Sục” không khí vào hồ nước?
Trả lời
Do khí oxi ít tan trong nước nên người ta “Sục” không khí nhằm hòa tan nhiều hơn khí oxi giúp tôm, cá hô hấp tốt hơn. Từ đó nâng cao năng suất.
Bài tập : Em hãy tìm từ thích hợp ®iền vào chỗ ….
‘ Độ tan ( ký hiệu là S) của một chất trong nước là ………… chất đó hòa tan trong ……..gam nước để tạo thành …………….. bão hòa ở một nhiệt độ …………….’
số gam
100
dung dịch
xác định
Bài tập 2/SGK tr 142 : Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đều tăng;
B. Đều giảm;
C. Phần lớn là tăng;
D. Phần lớn là giảm;
E. Không tăng và cũng không giảm.
C
Bài tập 3/SGK tr 142: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:
A. Đều tăng;
B. Đều giảm;
C. Có thể tăng và có thể giảm;
D. Không tăng và cũng không giảm.
A
Bài tập mở rộng:
Khi hạ nhiệt độ từ 70 0 C xuống 300 C thì 400 g dung dịch KNO3 bão hoà sẽ tách ra bao nhiêu gam KNO3 kết tinh. Biết ở 30 0 C độ tan của KNO3 là 38 g, ở 700 C độ tan của KNO3 là 140 g.

Giải:

* Ở 700 C :
Có 140 g KNO3 tan trong 100 g H2O tạo thành 240g dd bão hoà
ĐB:
*Ở 300 C:
Có 38 g KNO3 tan trong 100g H2O tạo thành 138g dd bão hoà
Vậy:
<------------400g --------------
166,7g H2O
233,3g<-----------
166,7g H2O
63,3 g KNO3<-----------
mKNO3 bị tách ra = 233,3 – 63,3 = 170 (g)
Khi hạ nhiệt độ từ 70 0 C xuống 300 C thì 400 g dung dịch KNO3 bão hoà sẽ tách ra bao nhiêu gam KNO3 kết tinh. Biết ở 30 0 C độ tan của KNO3 là 38 g, ở 700 C độ tan của KNO3 là 140 g.
Bài tập 5/SGK tr142: Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 180C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thi được dung dịch bão hòa.
Giải

m chất tan = 53g
mdung môi = 250g.

Em hãy nêu công thức tính độ tan?
mchất tan
mdung môi
.100g
S =
=> SNa2CO3 =
53
250
.100
= 21,2g
Vậy độ tan của muối Na2CO3
ở 180C là 21,1g
§Ò bµi cho biÕt ®iÒu g×?
SNa2CO3 = ?g
Đề bài yêu cầu gì?
*Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bài.
- Bài tập : 1;4 sgk/142.
- Đọc trước nội dung bài 42.
- Làm thí nghiệm: Lấy hai cốc nước bằng nhau. Cốc 1 cho vào 3 thìa đường, cốc hai cho vào 6 thìa đường, hòa tan rồi uống 2 cốc nước. Nhận xét vị ngọt 2 cốc.
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE,
CÁC EM HỌC SINH HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Kim Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)