Bài 40. Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

Chia sẻ bởi Trần Thị Thùy Linh | Ngày 24/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC CHỢ LÁCH
TRƯỜNG THCS VĨNH THÀNH
BÀI 40
THùC HµNH
Giáo viên: TRẦN THỊ THUỲ LINH
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 2: Tính chất nhiệt đới ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?
Câu 1: Thiên nhên Việt Nam có những đặc điểm chung nào ?
Em hãy tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt?

(tỉ lệ ngang của lát cắt 1:2 000 000).
?Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?
- Hướng lát cắt: tây bắc – đông nam.
- Tuyến lát cắt qua 3 khu vực: dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hoá
- Độ dài của tuyến lát cắt ( từ A – B trên sơ đồ): khoảng 360km
( khoảng cách A - B đo được khoảng 18 cm: 18 × 20 km = 360 km )
a)Xác định tuyến cắt A - B trên lược đồ
ĐỈNH PHAN-XI-PĂNG
ĐỒNG BẰNG THANH HOÁ
CAO NGUYÊN MỘC CHÂU
b) Dựa trên kí hiệu và bản chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt:
Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?
Có những loại đá, loại đất nào? Chúng phân bố ở đâu?
1.Khu núi cao Hoàng Liên Sơn có: - Đá mác ma xâm nhâp và đá mác ma phun trào; Đất mùn núi cao
2.Khu cao nguyên Mộc Châu có: - Trầm tích đá vô; Đất feralít trên đá vôi.
3.Khu đồng bằng Thanh Hoá có: - Trầm tích phù ; Đất phù sa trẻ.
1.Khu núi cao HLS có: Rừng ôn đới, phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều.
2.Khu cao nguyên Mộc Châu có: Rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới, phát triển trong điều kiện khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.
3.Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Rừng nhiệt đới thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp, phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

c)Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực? Giải thích vì sao?
Đặc điểm chung của khí hậu là nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào thời kì gió mùa mùa hạ. Tuy nhiên do yếu tố vị trí, địa hình nên có sự khác biệt:
Khu vực Thanh Hoá: là vùng đồng bằng gần biển; nhiệt độ trung bình cao >230C, lượng mưa tương đối khoảng 1700 – 1900 mm/năm.
Khu vực Mộc Châu: là vùng cao nguyên nằm bên trong đồng bằng; nhiệt độ trung bình thấp hơn từ 170C – 250C, lượng mưa vừa phải ≈ 1600mm/năm.
Khu vực Hoàng Liên Sơn: là vùng núi cao chắn gió mùa mùa hạ từ biển vào nên có mưa nhiều nhất so với hai khu vực trên với lượng mưa trung bình từ 3500 – 3600 mm/năm; nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 80C – 180C.
B. Quan sát H40.1, bảng 40.1 cùng kiến thức đã học hãy hoàn thiện bảng sau:
Mắc ma xâm nhập, mắc ma phun trào
Núi cao trên 3000m
Lạnh quanh năm, mưa nhiều
Đất mùn núi cao
Ôn đới
Trầm tích đá vôi
Dưới 1000m, thấp
Cận nhiệt, mưa ít, nhiệt độ thấp
Đất Feralit trên đá vôi
Cận nhiệt, nhiệt đới
Trầm tích phù sa
Nóng quanh năm, mưa nhiều
Địa hình thấp, bằng phẳng (dưới 50m)
Đất phù sa trẻ.
Rừng nhiệt đới thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp
Qua bảng tổng hợp về điều kiện tự nhiên của 3 khu vực địa hình sau em hãy báo cáo trước lớp về điều kiện tự nhiên của từng khu vực?
CỦNG CỐ
BÀI TẬP VỀ NHÀ
- HOÀN THIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA BÀI TẬP VÀO VỞ.
- TẬP BÁO CÁO BẰNG MIỆNG CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA 3 KHU VỰC ĐỊA HÌNH ĐÃ TÌM HIỂU TRÊN LỚP.
CHUẨN BỊ BÀI 41 MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ.
Xin chào và hẹn gặp lại các em ở tiết học sau!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thùy Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)