Bài 40. Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
Chia sẻ bởi Phạm Xuân Hoàng |
Ngày 24/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
Kính chào quý
thầy cô và toàn
thể các bạn!
3
2
1
Hình ảnh
ĐỚI HOANG MẠC VÀ NỬA HOANG MẠC CẬN NHIỆT
ĐỚI HOANG MẠC VÀ NỬA HOANG MẠC CẬN NHIỆT
IV. Giá trị sử dụng
III. Điều kiện hình thành
II. Phân bố
I. Khái niệm
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
I. Khái niệm
Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít thường nhỏ hơn 200mm/năm. Năm 1953 Peveril Meigs đã chia những hoang mạc trên thế giới ra làm 3 loại dựa theo lượng mưa mà chúng nhận được:
- Hoang mạc có tối thiểu 12 tháng không mưa.
- Sa mạc có lượng mưa trung bình năm ít hơn 250mm.
- Các bán hoang mạc có lượng mưa vào khoảng 250 – 500mm. Các bán hoang mạc thường được coi như những đồng cỏ khô.
II. Phân bố
. Chiếm một diện tích hẹp ở ven biển Libi – Ai Cập.
. Cao nguyên Namibia (Châu Phi).
. Hoang mạc Atacama (Nam Mĩ) nằm ở Bắc Chi lê.
. Hoang mạc Victoria lớn (Nam Úc-rộng 390.500km2) và Trung Á (Nam 40°B).
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
Hoang mạc Atacama
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
III. Điều kiện hình thành
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 13°C-19°C. Tháng nóng nhất từ 25°C-35°C.
- Vào mùa hạ, hoang mạc thật sự là nước Mặt Trời ngày nay (ở Tuyeecmeni số giờ trung bình của độ nắng trong một năm vượt quá con số 3000).
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
2. Lượng mưa
- Lượng mưa rơi rất ít từ 50mm (Atacama) đến 400mm/năm (bờ biển phía Bắc của Châu Phi).
- Hơi ẩm của sương mù duy trì sự tồn tại 1 kiểu thảm thực vật đặc biệt.
- Do nước ở đới hoang mạc và nửa hoang mạc rất hiếm. Những con sông địa phương chỉ hoạt động từng thời kì. Hầu như không có dòng chảy trên mặt thường xuyên chỉ có 1 số dòng chảy tạm thời, các hồ và nước ngầm đều là nước mặn.
Hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
3. Phong hóa
Nơi đây độ ẩm rất thấp nên quá trình phong hóa hóa học hoạt động rất yếu, chủ yếu là phong hóa vật lý đóng vai trò thống trị.
. Có vỏ phong hóa Sialit – Clorua – Sunfat.
. Trong vỏ tích tụ các muối clo, natri, canxi, magie.
. Các loại vỏ được bảo vệ đặc biệt là các vỏ thạch cao, vôi, silic.
. Có các loại đất nâu, nâu xám, xolonsac.
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
4. Đặc điểm sinh vật.
4.1. Thực vật
Lớp phủ thực vật rất thưa thớt và cực kì ưa khô.
+ Các quần xã thưa thớt là cỏ thứ cấp sống lâu năm, cây bụi nửa cây bụi, cây bụi nhỏ, nửa cây bụi nhỏ, thực vật chịu mặn trên cát solosac đóng vai trò thống trị.
+ Vào mùa xuân có nhiều thực vật chóng tàn.
+ Sinh khối là 10 – 125 tạ/ha.
+ Sự tăng trưởng hằng năm là 5 – 25 tạ/ha.
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
Cây muối(Haloxylon)
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
4.2. Động vật
Trong thế giới động vật các loài có móng, gặm nhấm, bò sát có tính chất tiêu biểu hơn cả. Các hoang mạc cận nhiệt đới có thể gặp sơn dương, sơn dương chéo sừng, chó đồng cỏ, chuột túi, cáo, cầy giông, chuột vàng, bọ cạp, lạc đà không bướu.
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
Sơn dương
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
Lạc đà không bướu
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
IV. Giá trị sử dụng
Ngày nay, một số hoang mạc được sử dụng cho chăn nuôi. Trên những vùng đất nâu xám hoang mạc được tưới nước có thể trồng bông và lúa, ngoài ra các hoang mạc ở miền trung á có thể trồng cây ăn quả và rau xanh.
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
KẾT LUẬN
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt là một trong 4 đới thuộc các đới cảnh quan của vòng đai cận nhiệt.
Do nằm ở vị trí chuyển tiếp từ vòng đai ôn hòa sang vòng đai nhiệt đới nên nét đặc trưng của các vĩ độ thuộc đới hoang mạc và nửa hoang mạc cũng có sự hoạt động của các khối khí nhiệt đới vào mùa hạ và các khối khí ôn đới vào mùa đông. Thành phần giới động, thực vật của đới cũng mang tính chất chuyển tiếp từ vòng đai ôn hòa sang vòng đai nóng.
Thank You !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Xuân Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)