Bài 40. Ôn tập phần Di truyền và biến dị

Chia sẻ bởi ngô hoàng quỳnh vân | Ngày 04/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Ôn tập phần Di truyền và biến dị thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Bảng 40.1- Tóm tắt các quy luật di truyền

ÔN TẬP HỌC KỲ I
Bảng 40.2-Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì ở NP và GP
Bảng 40.3- Bản chất và ý nghĩa của quá trình NP và GP
Bảng 40.4 - Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và Prôtêin
Bảng 40.5- Các dạng đột biến
Câu hỏi:
1/ Phát biểu nội dung các quy luật DT:
a)Quy luật phân li: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thuần chủng thì F1 đồng tính về tính trạng của ố hoặc mẹ, còn ở F2 thì có sự phân li tt theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
b)Lai phân tích : là phép lai giữa cá thể mang tt trội cần xác định KG với các thể mang tt lặn. Nếu kết quả đồng tính thì cá thể mang tt trội có KG đồng hợp (AA). Nếu kết quả phân tính thì cá thể mang tt trội có KG dị hợp (Aa).
c)Quy luật PLĐL: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về hai cặp tt thuần chủng tương phản DT độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ KH bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
2/Cấu trúc và chức năng của NST:
- Cấu trúc: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. Hình dạng : hạt, que, chữ V…, dài 0,5- 50 micromet, đường kính 0,2- 2 micromet. Cấu trúc hiển vi: ở kì giữa NST gồm 2 crômatít ( nhiễm sắc tử chị em) gắn với nhau tại tâm động. Mỗi crômatít gồm 1 phân tử ADN và protein loại histon.
- Chức năng: NST là cấu trúc mang gen, mỗi gen ở một vị trí xác định. NST có khả năng tự nhân đôi nên các tt DT được sao chép qua các thế hệ TB cơ thể.
4/Cấu tạo hoá học của phân tử ADN:
. Phân tử ADN có cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, P.
. ADN là đại phân tử ,cấu tạo theo nguyên tắc đa phân , đơn phân là các nuclêôtit (Nu) ,gồm 4 loại Nu: A: ađênin ; T: timin ; G: guanin ; X: xitôzin.
.Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù là do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.
.Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của SV.

3/ Diễn biến cơ bản của NST qua các kì ở NP và GP (như bảng 40.2)
- Cấu trúc không gian phân tử ADN:
- ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải) .Các Nucleôtit liên kết với nhau theo từng cặp .(A-T ; G-X )
Mỗi chu kì xoắn dài 34A0 tương ứng với 10 cặp Nucleôtit.
Đường kính vòng xoắn là 20A0.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
Theo NTBS thì biết được 1 trong 2 mạch thì dễ dàng suy ra mạch kia.
Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN :
A = T ; G = X => A + G = T + X
Tỉ số A + T / G + X khác nhau và đặc trưng cho loài.


- ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian.
- ADN nhân đôi theo đúng khuôn mẫu ban đầu. Quá trình tự nhân đôi:
+ Hai mạch ADN tách ra theo chiều dọc.
+ Các Nucleotit trên mạch khuôn liêt kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T ; G-X ).
+ Hai mạch mới của 2 ADN con dần dần được tạo thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau.
Sự nhân đôi ADN theo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc tự nhân đôi:
Khuôn mẫu; Bổ sung; Giữ lại một nửa.
5/ Cấu tạo ARN, chức năng các loại ARN:
- ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X
- ARN gồm 3 loại:
+ mARN (ARN thông tin)
+ tARN (ARN vận chuyển)
+ rARN (ARN ribôxôm)
- Quá trình tổng hợp ARN:
+ Gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn.
+ Các Nu ở mạch khuôn liên kết với Nu tự do theo NTBS.
+ Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen rời nhân ra chất TB.
Nguyên tắc tổng hợp: Khuôn mẫu( mạch gen)
Bổ sung: A-U; T-A; G-X; X-G
6.Bản chất mối liên hệ trong sơ đồ:

Trình tự các nuclêôtit của ADN(gen) qui định trình tự các nuclêôtit của mARN.
Qua đó, trình tự các nuclêôtit của mARN qui định trình tự các axít amin của prôtêin.
- Prôtêin tham gia vào cấu trúc và các hoạt động sinh lí của TB – biểu hiện thành tính trạng.
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen thường liên quan đến một hoặc một số cặp Nucleotit.
- Có 4 dạng : mất, thêm, thay thế và đảo vị trí một cặp nucleotit
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
Các dạng: mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn.
7/ Đột biến và các dạng Đột biến:
Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xãy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST.
Các dạng ĐB số lượng NST: Hiện tượng dị bội thể và hiện tượng đa bội thể.
Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Thường biến thường biển đổi đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh và không di truyền. Có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân SV.
Ví dụ: SGK.
-Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một KG ( hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Ví dụ: SGK.
8/ Khái niệm Thường biến và Mức phản ứng:
III/ Phần bài tập
Bài 1: Cho 2 giống cà chua quả đỏ và quả vàng lai nhau thì kết quả F1 thu được 100% quả đỏ và ở F2 thu được 15 quả đỏ, 5 quả vàng. Hãy lí luận , viết sơ đồ lai và nhận xét?
Bài 2: Ớt quả dài : Q, quả bầu dục: q. Cho lai 2 giống ớt thuần chủng quả dài và bầu dục với nhau thì kết quả F1 và F2 như thế nào ? Viết sơ đồ lai và nhận xét F1 và F2 ?
Giải: Gọi A : cà chua quả đỏ.Gọi a: cà chua quả vàng. Ở F1 100% quả đỏ và F2 có 15 quả đỏ : 5 quả vàng, theo tỉ lệ 3:1.Vậy nghiệm đúng theo quy luật phân li của MenDen chứng tỏ 2 giống đó TC: Cà chua quả đỏ TC có KG: AA, quả vàng aa.
Sơ đồ lai P= AA(Q.đỏ) X aa(Q.vàng) G= A A a a F1= Aa X Aa( toàn quả đỏ) G = A a A a F2 = AA : Aa : Aa : aa (3 đỏ : 1 vàng)
Nhận xét: Ở F1: KG: Aa (A lấn át a) . KH 100% cà chua quả đỏ. Ở F2 : KG: AA : 2Aa : aa . KH 3 cà chua quả đỏ :1 cà chua quả vàng.
Giải:Theo đề ta có thể biết được Ớt quả dài TC có KG là QQ, ớt TC quả bầu dục có KG là qq.
Sơ đồ lai P= QQ(Q.dài) X qq(Q.bdục) G= Q Q q q F1= Qq X Qq ( toàn quả dài) G = Q q Q q F2 = QQ : Qq : Qq : qq ( 3 dài :1bdục)
Nhận xét:
Ở F1: KG: Qq (Q lấn át q) . KH 100% ớt quả dài. Ở F2 : KG: AA : 2Aa : aa . KH 3 Ớt quả dài :1Ớt quả bầu dục.
Bài 1: Một gen chứa khoảng 9000 nuccleotit, loại A = 2050 nu.Tính chiều dài của gen và các loại nu T, G và X ?
Bài 2: Một gen có chiều dài khoảng 3060A0. Trong đó loại nucleotit X = 475 nu.Tính tổng số nu của gen và các loại nu A , T và G ?
Giải:
Chiều dài của gen:
L=( nu : 2) . 3,4A0 = (9000 : 2).3,4A0
L= 4500. 3,4A0 = 15300 A0
Số nu của các loại:
Theo NTBS thì nu của A = T ; G = X. Nên A = T = 2050 . Vậy T = 2050 nu. Số nu của G + X = 9000 –( 2050 . 2 ) = 4900. Vậy số nu của G = X = 4900 :2 = 2450 nu.
Đáp số : Chiều dài gen : 15300 A0
Số nu của A = 2050 ; T = 2050
G = 2450 ; X = 2450
Giải:
Tổng số nu của gen:
Nu = (L . 2) : 3,4A0 = (3060 . 2) : 3,4A0
Nu = 6120 : 3,4A0 = 1800 nu
Số nu của các loại:
Theo NTBS thì nu của A =T; G = X.
Nên G = X = 475 .Vậy G = 475 nu. Số nu của A + T = 1800 – ( 475 . 2 ) = 850.
Vậy số nu của A= T= 850 :2 = 425 nu.
Đáp số : Số nu của gen : 1800 nu
Số nu của A = 425 ; T = 425
G = 475 ; X = 475
3/ Hình vẽ cấu trúc không gian của phân tử ADN và ARN
phân tử ADN
phân tử ARN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ngô hoàng quỳnh vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)