Bài 40. Ôn tập phần Di truyền và biến dị
Chia sẻ bởi Trần Thị Bảo Lâm |
Ngày 04/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Ôn tập phần Di truyền và biến dị thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
BÀI GIẢNG SINH HỌC 9
TRƯỜNG THCS TRUNG VĂN
GV: TRẦN THỊ BẢO LÂM
TIẾT 14: BÀI TẬP
I. Hệ thống hóa kiến thức
NGUYÊN PHÂN
GIẢM PHÂN
THỤ TINH
ADN
ARN
PROTEIN
Bảng 40.2 . Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân
NST kép co ngắn, đóng xoắn
Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ.
NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.
Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n (kép) bằng 1 nửa ở tế bào mẹ.
NST kép co ngắn lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội).
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn).
Bảng 40.3 . Bản chất, ý nghĩa của các quá trình
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n NST giống như mẹ
Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở loài sinh sản vô tính.
Làm giảm số lượng NST 1 nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) bằng 1/2 của tế bào mẹ.
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n).
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
Bảng 40.4 . Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin
- Chuỗi xoắn đơn
- 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X
- Truyền đạt thông tin di truyền
- Vận chuyển axit amin
- Tham gia cấu trúc ribôxôm.
- Chuỗi xoắn kép
- 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X
- Lưu giữ thông tin di truyền
- Truyền đạt thông tin di truyền.
- Một hay nhiều chuỗi đơn
- 20 loại aa.
- Cấu trúc các bộ phận tế bào, enzim xúc tác quá trình trao đổi chất, hoocmon điều hoà hoạt động của các tuyến, vận chuyển, cung cấp năng lượng.
II. Bài tập
GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:
?1 Một phân tử ADN của một tế bào có hiệu số %G với nuclêôtit không bổ sung bằng 20%. Biết số nuclêôtit loại G của phân tử ADN trên bằng 14000 nuclêôtit. Hãy xác định
a. Tổng số Nu của phân tử ADN
b. Chiều dài của phân tử ADN
?2 Một đoạn AND có cấu trúc như sau:
Mạch 1: -A-G-T-A-T-X-G-T
Mạch 2: -T-X-A-T-A-G-X-A
Viết cấu trúc của hai đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn AND mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi.
?3 Một đoạn ARN có trình tự sắp xếp của các nuclêôtit như sau: -A-G-U-A-U-X-G-U- . Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên
Hướng dẫn chuẩn bị bài
- Tìm hiểu trước bài 21 : ĐỘT BIẾN GEN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Bảo Lâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)