Bài 40. Dung dịch

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoa | Ngày 23/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Dung dịch thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 60: Dung dịch
Thí nghiệm 1
Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ
Thí nghiệm 2
a, Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc đựng xăng, khuấy nhẹ
b,Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc đựng nước, khuấy nhẹ

(Nhóm 1)
(Nhóm 2)
(Nhóm 3)

Kết luận:
Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch
Thí nghiệm:
a, Trộn 20 ml rượu êtylic( cồn) với 200 ml nước cất.
Hỗn hợp thu được có phải là dung dịch không? Vì sao?
Nếu hỗn hợp thu được là dung dịch hãy xác định chất tan, dung môi?
Rượu êtylic là chất tan , nước cất là dung môi
b, Trộn 200 ml rượu êtylic( cồn) với 20 ml nước cất.
Nước cất là chất tan, rượu êtylic là dung môi
c, Trộn 20 ml rượu êtylic( cồn) với 20 ml nước cất.
Nước hoặc rượu êtylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

Thí nghiệm
ở nhiệt độ phòng
Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ.
Kết luận

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
ở một nhiệt độ xác định
Thí nghiệm
Cho một lượng muối như nhau vào 2 cốc có cùng thể tích nước. Một cốc không khuấy, một cốc được khuấy.
Quan sát và nhận xét lượng muối ở cốc nào tan nhanh hơn?
Thí nghiệm
Cho một lượng muối như nhau vào 2 cốc có cùng thể tích nước. Một cốc để ở nhiệt độ phòng, một cốc được đun nóng.
Quan sát và nhận xét lượng muối ở cốc nào tan nhanh hơn?

Thí nghiệm
Lấy 2 mẫu muối ăn có khối lượng bằng nhau, một mẫu để nguyên hạt, một mẫu được nghiền nhỏ. Cho chúng vào 2 cốc thủy tinh có cùng thể tích nước.
Quan sát và nhận xét lượng muối ở cốc nào tan nhanh hơn?
Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau:
- Khuấy dung dịch
- Đun nóng dung dịch
- Nghiền nhỏ chất rắn
Bài 4 trang 138 - Sgk
Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm( khoảng 200c ) 10 g nước có thể hòa tan tối đa 20 g đường
Em hãy dẫn ra thí dụ về khối lượng của đường để tạo ra dung dịch chưa bão hòa với 10 g nước
Hòa tan một khối lượng đường nhỏ hơn 20 g trong 10 g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, được dung dịch đường chưa bão hòa


Bài 4 trang 138 - Sgk
Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm( khoảng 200c ) 10 g nước có thể hòa tan tối đa 20 g đường

Em có nhận xét gì nếu khuấy 25 g đường vào 10 g nước(ở nhiệt độ phòng thí nghiệm)
Được dung dịch đường bão hòa và còn lại một lượng đường không tan ở đáy cốc.
Khối lượng đường không tan là : 25 - 20 = 5(g)


Bài 4 trang 138 - Sgk
Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm( khoảng 200c ) 10 g nước có thể hòa tan tối đa 20 g đường

Em có nhận xét gì nếu khuấy 19 g đường vào 10 g nước (ở nhiệt độ phòng thí nghiệm)
Lượng đường sẽ tan hết, được dung dịch đường chưa bão hòa

Bài 6 trang 138 - Sgk
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Dung dịch là hỗn hợp ;
A, Của chất rắn trong chất lỏng
B, Của chất khí trong chất lỏng
C, Đồng nhất của chất rắn và dung môi
D, Đồng nhất của dung môi và chất tan
E, Đồng nhất của các chất rắn , lỏng, và khí trong dung môi
Đáp án:

D, Đồng nhất của dung môi và chất tan
Bài 4 trang 138 - Sgk
Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm( khoảng 200c ) 10 g nước có thể hòa tan tối đa 3,6 g muối
Em hãy dẫn ra thí dụ về khối lượng của muối để tạo ra dung dịch chưa bão hòa với 10 g nước
Hòa tan một khối lượng muối nhỏ hơn 3,6 g trong 10 g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, được dung dịch muối chưa bão hòa


Bài 4 trang 138 - Sgk
Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm ( khoảng 200c ) 10 g nước có thể hòa tan tối đa 3,6 g muối

Em có nhận xét gì nếu khuấy 4 g muối vào 10 g nước(ở nhiệt độ phòng thí nghiệm)
Được dung dịch muối bão hòa và còn lại một lượng muối không tan ở đáy cốc.
Khối lượng muối không tan là : 4 - 3,6 = 0,4 g


Bài 4 trang 138 - Sgk
Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm( khoảng 200c ) 10 g nước có thể hòa tan tối đa 3,6 g muối

Em có nhận xét gì nếu khuấy 3,5 g muối vào 10 g nước (ở nhiệt độ phòng thí nghiệm)
Lượng muối sẽ tan hết, được dung dịch muối chưa bão hòa

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)