Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính

Chia sẻ bởi Phan Khánh Duy | Ngày 02/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ

Khả năng tính toán nhanh
Tính toán với độ chính xác cao
Khả năng lưu trữ lớn
Khả năng làm việc không mệt mỏi
Thực hiện các tính toán
Tự động hóa các công việc văn phòng
Hỗ trợ công tác quản lý
Công cụ học tập và giải trí
Điều khiển tự động và robot
Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến
KIỂM TRA BÀI CŨ
Bài 4:
MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Biên soạn: Phan Khánh Duy
Hoạt động thông tin là:

A. Tiếp nhận thông tin
B. Xử lý thông tin
C. Lưu trữ thông tin
D.Truyền (trao đổi) thông tin
E. Tất cả các đáp án trên

Thành phần nào
quan trọng nhất
NHẬP
(INPUT)
XỬ LÝ
XUẤT
(OUTPUT)
XỬ LÝ
Thông tin ra
Nhập
(INPUT)
Xuất
(OUTPUT)
Thông tin vào
1. Mô hình quá trình ba bước:
Nhập
(INPUT)
Xử lý
Xuất
(OUTPUT)
Giặt quần áo:
Quần áo bẩn, xà phòng,
nước
Vò quần áo bẩn với xà
phòng và giũ bằng nước
nhiều lần
Quần áo sạch
Pha trà:
Trà, nước sôi
Cho nước sôi vào ấm đã
bỏ sẵn trà, đợi một lúc
rồi rót ra cốc
Cốc trà mời khách
Giải toán:
Các điều kiện đã cho
Suy nghĩ, tính toán tìm
lời giải từ các điều kiện
cho trước
Đáp số của bài toán
Mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể mô hình hóa
thành một quá trình ba bước. Do vậy, để trở thành
công cụ trợ giúp xử lý tự động thông tin, máy tính
cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương
ứng, phù hợp với mô hình quá trình ba bước.
1. Mô hình quá trình ba bước:
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
Máy tính ENIAC
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
Máy tính để bàn
Máy tính xách tay
Máy tính cầm tay iPAQ
*Theo Von Neumann cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm:
Bộ xử lí trung tâm
Bộ nhớ
Thiết bị vào, thiết bị ra.
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
- Các khối chức năng này động dưới sự điều khiển của các chương trình.
- Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
- Tại mỗi thời điểm máy thường chỉ thực hiện một lệnh nhưng nó thực hiện rất nhanh.
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
 Bộ nhớ:
 Bộ xử lí trung tâm (CPU)
 Thiết bị vào/ ra
- Các khối chức năng nêu trên hoạt động đưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính.
- Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mổi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện
Bộ xử lý trung tâm (CPU):
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
- Bộ xử lý trung tâm có thể coi là bộ não của máy tính
- Bộ xử lý trung tâm thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
 Bộ nhớ:
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.
Bộ nhớ chia thành 2 loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
Được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.
 Bộ nhớ trong:
 Bộ nhớ ngoài:
- Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.
Được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu.
Đó là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ (USB)… Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
Tham số quan trọng của thiết bị nhớ là dung lượng nhớ.
Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte.
(1 byte=8bit)
 Thiết bị vào/ ra:
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
- Thiết bị vào/ ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp
máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài
- Các thiết bị vào ra được chia thành 2 loại chính:
 Thiết bị vào:Thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét…
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
 Thiết bị ra: Thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ…
2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
Câu 1: Hãy chọn câu trả lời đúng.

Mô hình quá trình ba bước là:
A) Nhập  Lưu trữ  Xử lý
B) Nhập  Xử lý  Xuất
C) Lưu trữ  Xử lý  Xuất
D) Xử lý  Lưu trữ  Xuất
Bài tập
Câu 3: Ghép mỗi cụm từ ở cột bên trái với một cụm từ ở cột bên phải để tạo thành các phát biểu đúng:
Bài tập
3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin
INPUT ( Thông tin vào)
Xử lý và lưu trữ
OUTPUT (Dữ liệu ra)
3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin
Máy tính là một thiết bị xử lí thông tin hiệu quả vì:
- Nhận thông tin qua các thiết bị vào
- Xử lí và lưu trữ thông tin
- Đưa thông tin ra
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
INPUT ( Thông tin vào)
Xử lý và lưu trữ
OUTPUT (Dữ liệu ra)
Máy tính cần gì nữa mới có thể hoạt động?
Để phân biệt với các thiết bị phần cứng đi kèm theo, người ta gọi
các chương trình máy tính là phần mềm máy tính
Phần mềm là gì?
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
Phân loại phần mềm:
Có thể được chia làm 2 loại:
Phần mềm hệ thống
Phần mềm ứng dụng
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
Phần mềm hệ thống: Nhiệm vụ là tổ chức việc quản lí,
điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng
hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác
- Phần mềm hệ thống quan trọng
nhất là hệ điều hành
Ví du: windows XP, Windows Vista
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
Phần mềm ứng dụng: Đáp ứng một yêu cầu cụ thể nào đó
Ví du:
- Microsoft Word ( soạn thảo văn bản)
- Windows Media Player ( nghe nhạc)
Câu 1: Hãy chọn câu trả lời đúng.

Hãy chỉ ra đáp án là bộ nhớ trong:
A) Đĩa CD/DVD
B) RAM
C) Đĩa A ( đĩa mềm)
D) Flash (USB)
Bài tập
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng.

Phần mềm hệ thống là:
A) Hệ điều hành Windows 98
B) Windows Media Player
C) Hệ điều hành Windows XP
D) Chỉ có A và C đúng
Bài tập
kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Khánh Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)