Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính

Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngọc Yến | Ngày 14/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH Phạm Thị Ngọc Yến Câu hỏi 1: Hoạt động thông tin là gì?
Hoạt động thông tin là?
Tiếp nhận thông tin
Xử lý thông tin
Lưu trữ thông tin
Truyền (trao đổi) thông tin
Tất cả các phương án trên
Câu hỏi 2:
Trong các hoạt động thông tin sau, hoạt động nào là quan trọng nhất?
Tiếp nhận thông tin
Xử lý thông tin
Lưu trữ thông tin
Truyền (trao đổi) thông tin
Phần 1
Mô hình quá trình ba bước: Mô hình quá trình ba bước
Trong thực tế, nhiều quá trình có thể được mô hình hóa thành một quá trình ba bước: Nhập (INPUT) XỬ LÝ Xuất (OUTPUT) Giặt quần áo: Quần áo bẩn, xà phòng, vò quần áo bẩn với xà phòng quần áo sạch nước và giũ bằng nước nhiều lần Pha trà mời khách: Trà, nước sôi cho nước sôi vào ấm đã bỏ sẵn cốc trà mời khách trà, đợi một lúc rồi rót ra cốc Giải toán: Các điều kiện đã cho suy nghĩ, tính toán tìm lời giải đáp số của bài toán từ các điều kiện cho trước Kết luận :
Kết luận: Bất kỳ quá trình xử lý thông tin nào cũng là một quá trình ba bước như trên. Máy tính là công cụ xử lý thông tin => Máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình ba bước. Bài tập 1:
Trình tự của quá trình ba bước là:
(A) Nhập -> Xuất -> Xử lý
(B) Nhập -> Xử lý -> Xuất
(C) Xuất -> Nhập -> Xử lý
(D) Xử lý -> Xuất -> Nhập
Bài tập 2:
Em chuẩn bị đón bạn tới dự lễ sinh nhật. Hãy sắp xếp các công việc chuẩn bị đó theo trình tự của mô hình quá trình ba bước: (A) Dọn dẹp nhà, bày hoa quả, bánh kẹo ra đĩa (B) Cùng mẹ đi chợ mua hoa quả, bánh kẹo (C) Mở cửa mời các bạn vào nhà cùng vui sinh nhật với em
A, B, C
B, A, C
C, A, B
Phần 2
Các loại máy tính điện tử:
Ngày nay, máy tính điện tử đã có mặt ở rất nhiều gia đình, công sở với nhiều chủng loại đa dạng: máy tính để bàn, máy tính xách tay, siêu máy tính... Kích cỡ và hình thức của chũng rất khác nhau: máy tính thuộc thế hệ đầu tiên có kích cỡ bằng cả một căn nhà trong khi các máy tính thông dụng hiện nay có thể đặt khiêm tốn trên một góc bàn làm việc, có cái vừa bằng quyển sách mỏng hoặc thậm chí chỉ nhỏ như bàn tay... Máy tính ENIAC - một trong những máy tính điện tử thuộc thế hệ đầu tiên. Máy tính xách tay Máy tính cầm tay Cấu trúc chung của MTĐT: Cấu trúc chung của máy tính điện tử
Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra. Bộ xử lý trung tâm (CPU): Cấu trúc chung của máy tính điện tử
Bộ xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit): - Bộ xử lý trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. - CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. CPU Pentium 4 của hãng Intel Bộ nhớ: Cấu trúc chung của máy tính điện tử
Bộ nhớ: là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu. Gồm 2 loại: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong Bộ nhớ ngoài - Lưu trữ chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. - Thành phần chính là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ thông tin trong RAM mất đi. Hình ảnh một thanh RAM - Lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. - Thông tin lưu trong bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi tắt máy. Đơn vị đo dung lượng nhớ:
Tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ nhiều hay ít) Đơn vị chính để đo dung lượng nhớ là Byte (1 byte = 8 bit) Thiết bị vào: Cấu trúc chung của máy tính điện tử
Thiết bị vào (Input device): Dùng để đưa dữ liệu nhập vào bàn phím. Chuột: dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình máy tính. Bàn phím: dùng để nhập thông tin vào máy tính bằng cánh nhấn các phím. Thiết bị ra: Cấu trúc chung của máy tính điện tử
Thiết bị ra (Output device): Dùng để hiển thị dữ liệu đã được xử lý. Bài tập 3:
Các khối chức năng chính trong cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm có:
(A) Bộ nhớ; Bàn phím; Màn hình;
(B) Bộ xử lý trung tâm; Thiết bị vào/ra; Bộ nhớ;
(C) Bộ xử lý trung tâm; Bàn phím và chuột; Máy in và màn hình;
(D) Bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ; Thiết bị vào; Thiết bị ra.
Bài tập 4:
Hãy nối mỗi ô ở cột trái với mỗi ô ở cột phải để có phát biểu đúng?
Bộ nhớ
Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ trong (RAM)
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Đơn vị chính dùng để đo dung lượng bộ nhớ
Phần 3
Máy tính là công cụ xử lý thông tin: Máy tính là công cụ xử lý thông tin
Nhờ các thiết bị, các khối chức năng máy tính đã trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu. Phần 4
Phần mềm máy tính: Phần mềm và phân loại phần mềm
Quan sát mô hình! Máy tính cần gì nữa? PHẦN MỀM Không có phần mềm, màn hình của em không hiển thị bất cứ thứ gì, các loa đi kèm máy tính sẽ không phát ra âm thanh, việc gõ bàn phím hay di chuột không đem lại bất cứ hiệu ứng nào cả....Nói cách khác, phần mềm đưa sự sống đến cho phần cứng. Phần mềm là gì? Phần mềm là những chương trình được viết ra bởi nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cần thực hiện. Phân loại phần mềm: Phần mềm và phân loại phần mềm
Phần mềm máy tính có thể được chia làm hai loại chính: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống Phần mềm ứng dụng - Là các chương trình tổ chức việc quản lý, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. - Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành, ví dụ DOS, WINDOWS 98, WINDOWS XP... - Là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ: - Phần mềm soạn thảo để tạo ra các văn bản; - Phần mềm đồ họa để vẽ hình và trang trí; - Các phần mềm ứng dụng trên Internet Bài tập 5:
Phần mềm máy tính là
chương trình máy tính;
tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể;
thiết bị xử lý thông tin;
chỉ có hệ điều hành mới được gọi là phần mềm máy tính.
Bài tập 6:
Hãy ghép các ý ở ô bên trái với ô bên phải để được các phát biểu đúng:
Hệ điều hành
Windows XP
Chương trình soạn thảo văn bản

Phần 5
Bài đọc thêm:
Von Neumann - Cha đẻ của kiến trúc máy tính điện tử Von Neumann sinh năm 1903 ở Budapest, Hungary. Từ nhỏ ông đã được coi là một thiên tài. Khi mới 6 tuổi, ông đã có thể tính nhẩm kết quả chia các số có 8 chữ số. Năm 1921 ông thi đỗ vào trường đại học Budapest, ngành hóa học và nhận được bằng kỹ sư hóa học vào năm 1925. Ông trở lại với niềm đam mê toán học ban đầu của mình sau khi hoàn tất luận văn tiến sĩ vào năm 1928. Trong suốt thời gian chiến tranh Thế giới thứ hai, kiến thức sâu rộng của Von Neumann về cách ngành khoa học khác nhau đã giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện hàng loạt những đề án quan trọng. Đồng thời, chính yêu cầu công việc trong các đề án ấy đã khiến ông hết sức quan tâm đến việc sử dụng các thiết bị cơ khí và điện tử để tính toán. Khác với những người cùng thời, ông nhanh chóng nhận ra máy tính có thể được dùng để giải quyết những vấn đề cụ thể khác nhau, thay vì chỉ ứng dụng để phát triển các bảng tính. Nhờ khả năng khái quát hóa thiên phú của mình, ông đã đề xuất ra kiến trúc hạ tầng máy tính rất nổi tiếng, được gọi là "cấu trúc máy tính Von Neumann". Cho tới nay, cấu trúc này vẫn tiếp tục đóng vai trò nền tảng trong việc thiết kế tất cả các máy tính điện tử.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Ngọc Yến
Dung lượng: 2,77MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)