Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Luyến |
Ngày 14/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn: 13/9/2015
TIẾT 7: BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp học sinh biết được máy tính là một công cụ để xử lí thông tin.
- Học sinh nắm được khái niệm phần mềm, các loại phần mềm.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm
3.Thái độ
- Ý thức học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, minh hoạ và nhóm.
III - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, một số thiết bị máy tính..
2. Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức :
Lớp 6B vắng………………………………. Lớp 6E vắng………………………………
Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vì sao máy tính là một công cụ xử lý thông tin
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Vì sao máy tính là một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét
GV: Quá trính xử lý thông tin được tiến hành theo sự điều khiển của cái gì?
GV: Trong máy tính thông tin hoạt động như thế nào?
HS: Trình bày
GV: Nhận xét và kết luận
3. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin
Nhờ có các khối chức năng chính nêu trên máy tính đã trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu
* Mô hình hoạt động 3 bước của máy tính
? Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được tiến hành như thế nào?
* Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về phần mềm và phân loại phần mềm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Khi giới thiệu về phần mềm máy tính, GV kết hợp để giải thích vì sao có thể sử dụng máy tính cho nhiều mục đích khác nhau (khác hẳn với những công cụ chuyên dụng khác như máy giặt, ti vi, điện thoại...). Sức mạnh của máy tính chính là ở các phần mềm; con người càng phát triển thêm nhiều phần mềm mới, máy tính càng được tăng cường sức mạnh và được sử dụng rộng rãi hơn.
Với thế hệ hiện đang là HS thì máy tính sẽ là công cụ học tập, làm việc, giải trí và là người bạn luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của các em.
GV lưu ý kết hợp giáo dục các em tình cảm quý trọng, giữ gìn máy tính và yêu thích làm việc với máy tính; rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác
Để làm điều này GV có thể đưa khái niệm lệnh - "một chỉ thị mà máy tính phải thi hành" bằng cách dùng chế độ lệnh trong Windows và thực hiện một lệnh đơn giản ví dụ: Hiển thị ngày của hệ thống
-Thực hiện như sau: Dùng Start/run. Gõ cmd và nhấn phím Enter
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
*Phần mềm là gì:
Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
*Phân loại phần mềm
Phần mềm máy tính có thể được chia thành 2 loại chính: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
- Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành, ví dụ DOS, WINDOWS 98, WINDOWS XP...
- Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ, phần mềm soạn thảo để tạo ra các văn bản; phần mềm đồ họa để vẽ hình và trang trí; các phần ứng dụng trên Internet cho phép trao đổi thư điện tử, tìm kiếm thông tin, hội thoại trực tuyến...
* Chú ý: "Máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình", Từ đó dẫn dắt đến khái niệm "chương trình là tập hợp các câu lệnh"
4.Củng cố:
? Mô hình hoạt động 3 bước của máy tính.
? Phần mềm và phân loại phần
TIẾT 7: BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp học sinh biết được máy tính là một công cụ để xử lí thông tin.
- Học sinh nắm được khái niệm phần mềm, các loại phần mềm.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm
3.Thái độ
- Ý thức học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, minh hoạ và nhóm.
III - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, một số thiết bị máy tính..
2. Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức :
Lớp 6B vắng………………………………. Lớp 6E vắng………………………………
Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vì sao máy tính là một công cụ xử lý thông tin
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Vì sao máy tính là một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét
GV: Quá trính xử lý thông tin được tiến hành theo sự điều khiển của cái gì?
GV: Trong máy tính thông tin hoạt động như thế nào?
HS: Trình bày
GV: Nhận xét và kết luận
3. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin
Nhờ có các khối chức năng chính nêu trên máy tính đã trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu
* Mô hình hoạt động 3 bước của máy tính
? Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được tiến hành như thế nào?
* Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về phần mềm và phân loại phần mềm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Khi giới thiệu về phần mềm máy tính, GV kết hợp để giải thích vì sao có thể sử dụng máy tính cho nhiều mục đích khác nhau (khác hẳn với những công cụ chuyên dụng khác như máy giặt, ti vi, điện thoại...). Sức mạnh của máy tính chính là ở các phần mềm; con người càng phát triển thêm nhiều phần mềm mới, máy tính càng được tăng cường sức mạnh và được sử dụng rộng rãi hơn.
Với thế hệ hiện đang là HS thì máy tính sẽ là công cụ học tập, làm việc, giải trí và là người bạn luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của các em.
GV lưu ý kết hợp giáo dục các em tình cảm quý trọng, giữ gìn máy tính và yêu thích làm việc với máy tính; rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác
Để làm điều này GV có thể đưa khái niệm lệnh - "một chỉ thị mà máy tính phải thi hành" bằng cách dùng chế độ lệnh trong Windows và thực hiện một lệnh đơn giản ví dụ: Hiển thị ngày của hệ thống
-Thực hiện như sau: Dùng Start/run. Gõ cmd và nhấn phím Enter
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
*Phần mềm là gì:
Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
*Phân loại phần mềm
Phần mềm máy tính có thể được chia thành 2 loại chính: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
- Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành, ví dụ DOS, WINDOWS 98, WINDOWS XP...
- Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ, phần mềm soạn thảo để tạo ra các văn bản; phần mềm đồ họa để vẽ hình và trang trí; các phần ứng dụng trên Internet cho phép trao đổi thư điện tử, tìm kiếm thông tin, hội thoại trực tuyến...
* Chú ý: "Máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình", Từ đó dẫn dắt đến khái niệm "chương trình là tập hợp các câu lệnh"
4.Củng cố:
? Mô hình hoạt động 3 bước của máy tính.
? Phần mềm và phân loại phần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Luyến
Dung lượng: 102,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)