Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tú Mai | Ngày 14/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Tuần 4:

Ngày soạn: 12/9/2016
Ngày dạy: 14/9/2016
Tiết KHDH: 7


Bài 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (t2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Hiểu được khái niệm phần cứng, phần mềm và phân loại phần mềm.
2. Kỹ năng: Biết được các thiết bị vật lý là phần cứng, các chương trình là phần mềm. Sử dụng các phần mềm để học tập và làm việc
3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc.
4. Nội dung trọng tâm:
- Biết máy tính là một công cụ xử lí thông tin.
- Biết phần mềm là gì. Phần mềm được phân loại như thế nào. Thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
5. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực khoa học máy tính cơ bản.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, máy tính.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Em hãy nêu cấu trúc chung của máy tính? (10 điểm)
TL: Cấu trúc chung của máy tính:
Thiết bị vào: (3 điểm)
- Là các thiết bị có nhiệm vụ thực hiện quá trình nhập (Input)
- VD: bàn phím, máy quét, con chuột
b. Khối xử lý và lưu trữ: (4 điểm)
- Bộ xử lý trung tâm (CPU).
- Bộ nhớ: Là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu.
c. Thiết bị ra: (3 điểm)
- Là các thiết bị để hiển thị , đưa thông tin ra sau khi thông tin được xử lý. - VD: Màn hình, loa, máy in…
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
b. Triển khai bài:
Nội dung
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Năng lực hình thành

Hoạt động 1 (8’): Máy tính là một công cụ xử lý thông tin

3. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin:

INPUT => XỬ LÝ VÀ LƯU TRỮ=>OUTPUT
- Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính do con người lập ra.
- Nhờ các thiết bị, các khối chức năng đó, máy tính đã trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu

GV: Em nào có thể nhắc lại cho cả lớp biết cấu trúc chung của máy tính theo Phôn Nôi man?
GV: Nhận xét và tổng kết lại: việc đưa thông tin vào có thể gọi là bước Nhập thông tin (Input) và việc lấy thông tin ra có thể gọi là bước Xuất thông tin (Output)


HS: Cấu trúc chung của máy tính là: Thiết bị vào, bộ xử lý và lưu trữ, thiết bị xuất.


HS: Quan sát, nghe giảng
Năng lực tự giải quyết vấn đề.







Năng lực khoa học máy tính cơ bản.


Hoạt động 2 (15’): Tìm hiểu về phần mềm máy tính


4. Phần mềm và phân loại phần mềm.









a. Phần mềm là gì?
Là chương trình tập hợp bởi nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.


b. Phân loại phần mềm: chia thành 2 loại chính:
* Phần mềm hệ thống:
+ Là các chương trình tổ chức việc quản lý, điều phối các thiết bị phần cứng của máy tính sao cho chúng hoạt động nhịp nhàng và chính xác.
+ Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là HĐH:
VD: Dos, Windows, Linux…
* Phần mềm ứng dụng:
+ Là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.
VD: Phần mềm nghe nhạc, kế toán…
GV: Các thiết bị trong mô hình này được gọi là các thiết bị vật lý, hay phần cứng.
Tuy nhiên nếu chỉ như vậy, thì máy tính của chúng ta cũng chưa thể hoạt động được
GV: Các em gõ vào bàn phím, nhưng những thông tin đó không được tiếp nhận, không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tú Mai
Dung lượng: 160,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)