Bài 4. CẤU TRÚC CỦA MÁY TÍNH

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Đạt | Ngày 14/10/2018 | 69

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. CẤU TRÚC CỦA MÁY TÍNH thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 13 / 09 / 2016
tIết 7:
BÀI 4.
CẤU TRÚC CỦA MÁY TÍNH
Mục tiêu bài học: Trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:
Hiểu rõ cơ chế ba bước của hoạt động thông tin. Biết việc nhập thông tin vào, xử lí và hiển thị thông tin được tiến hành thông qua những thiết bị nào.
Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính.
Những kiến thức có liên quan đã biết: HS đã hiểu biết về:
Hoạt động thông tin của con người được tiến hành theo ba bước: thu nhận thông tin, xử lí thông tin, lưu trữ và trao đổi thông tin.
Máy tính có khả năng trợ giúp con người trong rất nhiều ngành nghề là lĩnh vực của khoa học và đời sống xã hội.
Yêu cầu về phương tiện dạy học
Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.
Một số hình ảnh về nội dung bài học.
Máy tính và máy chiếu.
Bộ thiết bị mẫu gồm: chip CPU rời, đĩa cứng rời, đĩa CD, thanh RAM, USB, ổ đĩa CD.
Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HS
Định hướng hoạt động của GV


Khi HS học với tài liệu
Khi HS kết thúc hoạt động

A. Hoạt động khởi động


Hoạt động cặp đôi:
(Bài tập số 1) Nhận dạng các bộ phận máy tính bằng cách ghép các mục phù hợp ở hai cột
GV gợi ý HS quan sát, từ
hình dạng mà đoán ra tên gọi của một số bộ phận như bàn phím, màn hình.
Yêu cầu HS báo cáo kết quả
và nhận xét.











Đáp án:
Số thứ tự
Tên bộ phận
Chức năng

1
Thân máy
Chứa CPU và các ổ đĩa. CPU điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính, các ổ đĩa có nhiệm vụ lưu trữ thông tin.

2
Màn hình
Hiển thị thông tin.

3
Máy in
In thông tin ra giấy.

4
Bàn phím
Hỗ trợ người dùng nhập thông tin vào.

5
Chuột
Hỗ trợ người dùng nhập thông tin vào, điều khiển hoạt động của máy.












































B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Mô hình ba bước của
hoạt động thông tin
Hoạt động cá nhân:
Đọc nội dung trong sách
để hiểu sự giống nhau
(đều có cấu trúc ba bước)
và khác nhau trong hoạt động thông tin do người và máy tính tiến hành.
GV nhắc để HS nhớ lại các thuật ngữ đã học từ bài trước:
"hiển thị", "thông tin vào","thông tin ra".
GV giải thích thêm: về cơ bản hoạt động thông tin của
người và máy là giống nhau vì đều có cấu trúc 3 bước: Lấy
thông tin vào - Xử lí thông tin đó – Lưu trữ/Đưa kết quả ra / Trao đổi thông tin với máy tính hoặc người khác.
Khác nhau ở chỗ con người tự thu nhận thông tin bằng các giác quan còn máy tính thông thường đều phải nhờ con người và các thiết bị Vào/Ra trợ giúp trong việc nhập thông tin vào.
Những hệ thống đặc biệt như cảnh báo người lạ đột nhập, cảnh báo cháy,... thì máy tính tự thu nhận thông tin vào (hình ảnh kẻ trộm, mùi khói) thông qua camera và các bộ cảm biến. Những hệ thống như thế tự động thực hiện cả ba bước của hoạt động thông tin.

2. Làm tính thông qua phần mềm Calculator
Hoạt động cặp đôi:
Quan sát GV làm mẫu trước, sau đó làm lại. Kích hoạt chương trình phần mềm Calculator có sẵn trong máy, sau đó dùng chuột để thực hiện phép tính (4 + 5) * 2.
GV thực hiện các thao tác cho cả lớp quan sát trên máy chiếu:
Kích hoạt chương trình phần mềm Calculator.
Dùng chuột thực hiện phép tính (4 + 5) * 2.
GV nên làm mẫu trước cho cả lớp quan sát, sau đó nếu cần thiết thì làm mẫu tại chỗ cho những nhóm còn lúng túng.

Hoạt động cặp đôi:
(Bài tập số 2) Vận dụng kiến thức đã học về ba bước hoạt động thông tin của máy tính để chọn ra mệnh đề đúng. Cử đại biểu báo cáo.
Yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.
Đáp án: A, D, E.
Mệnh đề B sai vì vừa rồi HS chỉ dùng chuột để chọn các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Đạt
Dung lượng: 115,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)