Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng

Chia sẻ bởi nguyễn Thị mai | Ngày 04/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


Bài 39:THỰC HÀNH:
TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
1.CÁC GIỐNG BÒ
a)Bò sữa Hà Lan

1.CÁC GIỐNG BÒ
a)Bò sữa Hà Lan
Hướng sử dụng:
-Lấy sữa
Tính trạng nổi bật:
-Dáng thanh, hình nêm, bầu vú phát triển, sinh sản tốt, tính hiền lành, khả năng sản xuất sữa rất cao.
-Sản lượng sữa cao (khoảng 10 kg / con / ngày)
Nguồn gốc: Từ Hà Lan (miền ôn đới ) nhưng đã được lai tạo thành những dòng nuôi được ở miền nhiệt đới

Đặc điểm bên ngoài:
Màu sắc: Lang trắng đen hoặc Lang trắng đỏ
Bò đực: 750 kg - 1100 kg
Bò cái: 550 kg - 750 kg

1.CÁC GIỐNG BÒ
b)Bò Sind
1.CÁC GIỐNG BÒ
b)Bò Sind
Hướng sử dụng:
-Lấy sữa,lấy thịt

Tính trạng nổi bật:
-Lông màu cánh gián.
-Con đực trưởng thành nặng 450-500kg, con cái nặng 320-350kg,khối lượng sơ sinh 20-21kg.
-Tỷ lệ thịt xẻ 50%.
-Phù hợp với điều kiện chăn nuôi chưa đảm bảo thường xuyên về thức ăn xanh và hạn chế nguồn thức ăn tinh.
-Chịu nóng
2.CÁC GIỐNG LỢN
a)Lợn Ỉ Móng Cái
2.CÁC GIỐNG LỢN
a)Lợn Ỉ Móng Cái
Hướng sử dụng:
-Lấy thịt và làm con giống
Tính trạng nổi bật:
-Chịu nóng,chịu ẩm cao.
-Khả năng tích lũy mỡ sớm.
-Dễ nuôi , ăn tạp.
-Khả năng kháng bệnh và khả năng sinh sản cao,chửa đẻ sớm
Nguồn gốc: Lai giữa Lợn Ỉ và lợn Móng Cái
Đặc điểm bên ngoài:
- Đầu đen, lưng và mông màu đen, mảng đen ở hông kéo dài xuống nửa bụng bịt kín mông và đùi
2.CÁC GIỐNG LỢN
b)Lợn Bớc sai
2.CÁC GIỐNG LỢN
c)Lợn Ỉ Mỡ:
Giống lợn Ỉ Mỡ: Nguồn gốc Nam Định;
Lúc 4-5 tháng tuổi có thể phối giống.
Mỗi năm đẻ 2 lứa, số con thường 8-11 con/lứa
Tỷ lệ mỡ nhiều (48%)
2.CÁC GIỐNG LỢN
d)Lợn Móng Cái:
Giống lợn Móng Cái: Nguồn gốc ở Quảng Ninh
Khoang đen hình yên ngựa
Lúc 7-8 tháng có thể phối giống
Đẻ từ 10-14 con/lứa.
Tỷ lệ mỡ/thịt xẻ: 35-38%
2.CÁC GIỐNG LỢN
b)Lợn Bớc sai
Hướng sử dụng:
-Sử dụng lai kinh tế, lấy thịt.
Tính trạng nổi bật:
-Da đen tuyền.Ở trán, chân và đuôi có đốm trắng.
-Khả năng sinh sản trung bình 8- 10 con/nái/ lứa; sớm thành thục.
-Tầm vóc trung bình 140 -160 kg. Lợn nuôi thịt 6 - 8 tháng, đạt 85 - 100 kg, chất lượng thịt cao.
-Khả năng kháng bệnh
-Chịu nóng tốt.

Nguồn gốc: từ nước Anh
2.CÁC GIỐNG LỢN
e)Lợn Lan Đrat:
Lợn Lan Đrat: Tai to mềm, cụp
Trọng lượng lớn: con đực: 270-300 kg; con cái 200-230 kg.
Phối giống từ khi 7-8 tháng tuổi
Lớn nhanh, 6 tháng tuổi đạt 100kg.
Tỷ lệ thịt nạc cao 54-56%.
2.CÁC GIỐNG LỢN
e)Lợn Yoocsai:
Lợn Y Oóc Sai: Trọng lượng lớn, con đực nặng 250-320 kg; con cái 200-250 kg.
Mông vai nở, bụng thon gọn, tai to, đứng.
3.CÁC GIỐNG GÀ
a)Gà Rốt ri
Hướng sử dụng:
-Lấy thịt và lấy trứng.
Tính trạng nổi bật:
-Lai tạo nên từ hai giống gà Rhode và gà Ri (Việt Nam).
-Tăng trọng nhanh.
-Đẻ nhiều trứng.
-Gà có lông nâu nhạt,mào đơn,chân vàng.
-Khối lượng: gà lúc 9 tuần tuổi: 660gam/con, 19 tuần tuổi: 1500gam/ con,44 tuần tuổi: 1900gam/con.
-Năng suất, sản phẩm: Tuổi đẻ trứng đầu là 135 ngày. Khối lượng trứng 49gam. Năng suất trứng một năm đạt 180-200 quả.
Nguồn gốc: Do Viện chăn nuôi Việt Nam lai gà ri với gà rốt tạo ra
3.CÁC GIỐNG GÀ
b)Gà Hồ Đông Cảo
Hướng sử dụng:
-Lấy thịt,lấy trứng.
Tính trạng nổi bật:
-Lông con trống màu đỏ nhạt và vàng đất; con mái màu vàng đất. Mào nụ kém phát triển. Tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển. Thể chất khoẻ, xương to, điển hình chân to cao, cơ ngực và cơ đùi phát triển(có thể đạt trọng lượng 10kg/con).
-Thịt rất thơm ngon.
-Có khả năng kháng bệnh rất cao.
-sinh sản ít (chỉ đạt 50 trứng/con/năm, tỉ lệ ấp nở đạt 70%).
3.CÁC GIỐNG GÀ
c)Gà chọi
Hướng sử dụng:
-Dùng để chọi
Tính tạng nổi bật:
-Lông đen hoặc đen pha nâu đỏ.
-Mào nụ hoặc mào đơn kém phát triển.
-Cổ to và dài. Thân dài. Ngực rộng, cơ ngực và cơ đùi phát triển rất khoẻ.
-Chân dài, xương chân to khoẻ. Cựa to dài.
-Gà con mọc lông chậm. Gà mái nuôi con vụng. Gà trống tính hung hăng, rất ham chọi nhau.
3.CÁC GIỐNG GÀ
d)Gà Tam Hoàng
Hướng sử dụng:
-Lấy thịt,lấy trứng.
Tính trạng nổi bật:
-Gà trống lông màu cánh gián,gà mái lông màu vàng,chân và mỏ vàng.
-Gà mái đẻ 130-160trứng/năm.Khối lượng trứng 45-58g.
-Có sức kháng bệnh cao.
-Thích hợp nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả.
Nguồn gốc: được nhập vào tỉnh Nghệ An năm 1994. Gà có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc.
4.CÁC GIỐNG VỊT
a)Vịt cỏ
Hướng sử dụng:
-Làm giống lai với các giống vịt ngoại.
-Lấy thịt,lấy trứng.
Tính trạng nổi bật:
- Thân hình chữ nhật, đầu to, hơi dài, cổ ngắn, ngực sâu.
- Mỏ, chân, màng chân có nhiều màu, phổ biến nhất là màu vàng nhạt.
- Màu lông không thuần khiết, có nhiều nhóm màu khác nhau, phổ nhất là màu cà cuống, xám.
-Có khả năng thích nghi, chống chịu bệnh cao.
4.CÁC GIỐNG VỊT
b)Vịt Bầu bến
Hướng sử dụng:
-Lấy thịt,lấy trứng.
Tính trạng nổi bật:
-Lông con cái màu cánh sẻ; con trống cổ và đầu màu xanh cánh trả, lông đuôi màu xanh đen.
- Sản lượng trứng 80 - 110 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 68 - 73 g.
-Con mái lúc trưởng thành nặng 2,1 - 2,3 kg; con trống nặng 2,4 - 2,5 kg
4.CÁC GIỐNG VỊT
c)Vịt Kaki cambell
Hướng sử dụng:
-Lấy thịt,lấy trứng.
Tính trạng nổi bật:
-Dễ thích nghi với môi trường sống.
-Tăng trọng nhanh.
-Đẻ nhiều trứng.
3.CÁC GIỐNG VỊT
d)Vịt Super meat
Hướng sử dụng:
-Lấy thịt.
Tính trạng nổi bật:
-Lông màu trắng tuyền, thân hình chữ nhật. Đầu to, mắt to và nhanh. Mỏ to, màu vàng tươi hoặc vàng pha xanh. Cổ to, dài vừa phải. Lưng phẳng rộng. Ngực sâu và rộng. Đuôi ngắn. Chân to, ngắn vừa phải, màu vàng hoặc phớt xanh. Dáng đi chậm chạp.
4.CÁC GIỐNG CÁ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
a)Cá rô phi đơn tính
Hướng sử dụng:
-Lấy thịt.
Tính trạng nổi bật:
-Lớn nhanh, ăn tạp.Sau 7 tháng nuôi cá đạt 300 đến 350g/con. Một năm đạt 500 đến 600g/con, trọng lượng cá tối đa đạt 1-1,2 kg/con.
-Đẻ nhanh, nhiều(ở ngoài Bắc).
4.CÁC GIỐNG CÁ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
b)Cá chép lai
Hướng sử dụng:
-Nuôi lấy thịt.
Tính trạng nổi bật:
-Đẻ nhanh,nhiều.
-Lớn nhanh.
4.CÁC GIỐNG CÁ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
c)Cá chim trắng
Hướng sử dụng:

Tính trạng nổi bật:
-Thân bè ra hình mái trai, hàm răng vều ra, cứng khoẻ.
-Hình dáng hao hao giống cá chim ở biển, sống ở tầng nước giữa và dưới, hay sống thành đàn, là loài cá ăn tạp.
DƯA HẤU KHÔNG HẠT
Giống dưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ có sức sinh trưởng, phát triển khỏe, dễ trồng, dễ đậu trái. Trọng lượng trái trung bình 4 - 6kg (trái lớn nhất 7-8kg). Khả năng bảo quản lâu, vỏ dai, phù hợp với vận chuyển xa. Thịt quả chắc, màu sắc đỏ đẹp, độ đường rất cao, được thị trường ưa chuộng.
Ổi không hạt
Ổi không hạt có quả dài, da màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, thơm, vị chua ngọt, có hàm lượng Vitamin C cao, đặc biệt ổi đặc ruột không có hạt, nên tỷ lệ sử dụng khá cao (đạt trên 98%, trong khi các giống ổi truyền thống của ta tỷ lệ này thường chỉ đạt 60-70%). Trái lớn, có trái nặng tới 800 gram. 
Ổi không hạt có tỉ lệ đậu trái khoảng 50-60%,thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ tăng trưởng khá nhanh, có thể ra hoa sau 6 tháng trồng, sau đó có thể ra hoa liên tục quanh năm, chi phí phân thuốc không nhiều. Với nhiều ưu điểm ổi không hạt hiện cao gấp 2-3 lần so với các loại ổi bình thường khác, cho hiệu quả kinh tế cao, đầu ra thuận lợi nên gần đây mô hình trồng ổi không hạt đang được nhà vườn ĐBSCL nhân rộng và phát triển.
Lúa lai DT10
Nhìn chung các giống ngô lai có các đặc điểm
Năng suất cao: 8-13 tạ/ha
Một số giống có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh. (LVN4, 10, 20)
Giống ngô lai
Giống ngô lai LVN10 được tạo ra bằng cách lai hai dòng thuần. Có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn tốt, năng suất cao.
Chanh không hạt
Vài năm gần đây, do dễ trồng, năng suất cao, giống chanh giấy không hạt Limca đang phát triển mạnh về sản lượng. Trái nặng vừa phải (15 - 20 trái/kg), có vị chua thanh, hương thơm dịu và vỏ màu xanh, không quá mỏng nên giữ độ tươi lâu.
Các khảo sát cho thấy chanh giấy không hạt có sức sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái thuộc Nam bộ, đặc biệt khi trồng trên chân đất giàu hữu cơ được giữ ẩm thường xuyên


Sầu riêng Cái Mơn
Đặc điểm nổi bật của sầu riêng cơm vàng hạt lép Cái Mơn: múi sầu riêng dầy, hạt lép, ăn bùi và rất ngon và rất thơm. Quả to hay nhỏ múi đều to và ngon.
Đậu tương DT 2008
Đặc điểm nổi trội của giống đậu tương đột biến chịu hạn DT 2008 là: cây sinh trưởng khỏe, phân nhiều nhánh nên số quả trên cây cao (trung bình 40 quả/cây); hệ rễ khỏe, có nhiều nốt sần nên vừa có khả năng chịu hạn cao, khả năng cải tạo đất tốt hơn các giống khác; chất lượng khá: protein đạt 40,3%, lipit 13,4%, hạt to màu vàng, khối lượng 1.000 hạt đạt 230-250 g, dễ để giống.
Bưởi da xanh không hạt
Ưu điểm của quả bưởi da xanh không hạt 2H là: trái tròn cân đối, vỏ mỏng, múi đều, tróc, tép trái và tầng trung bì màu hồng, vị ngọt, không hạt..., rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Dừa xiêm dây
Dừa xiêm dây là đột biến gen của giống dừa ẻo, một giống dừa có từ lâu đời ở ĐBSCL. Tuy nhiên cả màu sắc, chất lượng và năng suất của giống dừa xiêm dây đều hơn hẳn cây dừa ẻo. Cây trồng được trên đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, nhất là không bị bọ cánh cứng phá đọt non.


Mít ruột đỏ
Mít ruột đỏ khi chín ruột có màu như củ cà rốt, múi to cơm dày, vị rất ngọt và có mùi thơm như hương va-ni. Bình quân mỗi trái nặng khoảng 10kg, nếu được chăm sóc tốt trái có thể nặng tới 15-17kg. Loại mít này phù hợp với vùng đất thịt pha cát, có khả năng chịu hạn và ít bị sâu bệnh.
Thanh long ruột đỏ
Cây sinh trưởng mạnh, cành to và dài. Khả năng cho hoa và đậu trái khoảng từ 6 đến 8 tháng sau khi trồng, cho quả tập trung từ tháng 3 - 10. Quả to, có trọng lượng trung bình 400 - 450 gram, tai quả dày và xanh với chóp tai màu đỏ. Quả chín có màu đỏ tươi và bóng đẹp, thịt quả đỏ và ngọt. Cây cho năng suất rất cao. Thanh long ruột đỏ là cây mới được trồng ở nước ta, đặc điểm của loại quả này là màu sắc hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng cao…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn Thị mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)