Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng

Chia sẻ bởi VŨ THANH NAM | Ngày 04/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

BỘ SƯU TẬP HÌNH ẢNH
KIẾN THỨC TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI
TỔ 3- LỚP 9A- THCS HÀ AN
NĂM HỌC 2017-2018
1
CÁC GIỐNG BÒ
BÒ SỮA HÀ LAN :là một giống bò sữa có nguồn gốc từ Hà lan gần 2.000 năm trước đây.Đây là giống bò lấy sữa chủ lực của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và là một trong những biểu tượng của giống bò sữa.
ĐẶC ĐIỂM: Bò Hà Lan chủ yếu có màu lang trắng đen, nhưng vẫn có con lang trắng đỏ. Bò cái có thân hình chắc chắn gần như hình thang, tầm vóc lớn, hiền lành, và có khả năng sản xuất sữa rất cao.Bò sữa thuần Hà Lan có tiềm năng cho sữa cao hơn các giống bò sữa khác. Bò Hà Lan cho trung bình 50 lít, mỗi ngày, khi nhập vào những nước nhiệt đới như Việt Nam, cho mỗi ngày trung bình 15 lít.Bò đực có thân hình chữ nhật, sừng nhỏ, yếm bé. Bò Hà Lan Mỹ có tầm vóc to con nhất.Khối lượng bò đực: 600 kg/con và bò cái: 550 kg/con.Đây là giống bò thích nghi rất tốt ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới.
2
CÁC GIỐNG BÒ
Bò Sindhi đỏ :là một giống bò thịt thuộc giống bò Zebu và xuất xứ từ từ tỉnh Sind của nước Pakistan, đây là giống bò kiêm dụng cho thịt và sữa. Bò được sử dụng để cho thịt tại Ấn Độ và Pakistan và cho sửa ở Brasil. Màu đặc trưng của bò là màu đỏ cánh gián nhưng cũng có thể có một số cá thể có những mảng đen ở dọc lưng, hai bên cổ hoặc có thể có một vài đốm trắng nhỏ cũng có thể được chấp nhận
3
Giống bò vàng
Giống bò u đầu rìu
4
CÁC GIỐNG LỢN VIỆT NAM
LỢN Ỉ MÓNG CÁI
Lợn ỉ :là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, ngày nay ít được nuôi do hiệu quả kinh tế không cao, và hiện có nguy cơ tuyệt chủng.
ĐẶC ĐIỂM: Lông và da của lợn này có màu đen tuyền, đầu tương đối nhỏ, chân khá ngắn,tai đứng, mặt nhăn, lưng võng, bụng phệ, đuôi thẳng.khả năng sinh sản 8 - 10 con/nái/lứa. Lợn ỉ nuôi 8tháng có thể đạt 50 - 60 kg/con.
PHÂN LOẠI: Có hai loại hình là ỉ mỡ và ỉ pha
5
CÁC GIỐNG LỢN VIỆT NAM
Hình ảnh minh họa lợn ỉ pha (bên trái) và lợn ỉ mỡ (bên phải)
LỢN CẮP NÁCH
LỢN VÂN PA
6
LỢN BA XUYÊN
LỢN MƯỜNG KHƯƠNG
LỢN LŨNG PÙ
LỢN HẠ LANG
7
Lợn Bớc sai

♥ Tính trạng nổi bật:
-Da đen tuyền.Ở trán, chân và đuôi có đốm trắng.
-Khả năng sinh sản trung bình 8- 10 con/nái/ lứa; sớm thành thục.
-Tầm vóc trung bình 140 -160 kg. Lợn nuôi thịt 6 - 8 tháng, đạt 85 - 100 kg, chất lượng thịt cao.
-Khả năng kháng bệnh
-Chịu nóng tốt.
8
CÁC GIỐNG GÀ
Gà ri là giống gà nội đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung
Đặc điểm: Gà có màu lông đa dạng. Thân hình nhỏ bé, chân thấp.Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có lông đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ có khi xem lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vẩy màu vàng đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi. Gà mái một năm tuổi nặng 1,2 - 1,5 kg, 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Sức đẻ năm đầu 100 - 120 trứng, trứng nặng 40 - 45 g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng. Nuôi con khéo. Gà trống ba tháng đã biết gáy. Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 – 2 kg
9
GÀ ĐÔNG CẢO
Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
10
Gà chọi
♥ Tính tạng nổi bật:
-Lông đen hoặc đen pha nâu đỏ.
-Mào nụ hoặc mào đơn kém phát triển.
-Cổ to và dài. Thân dài. Ngực rộng, cơ ngực và cơ đùi phát triển rất khoẻ.
-Chân dài, xương chân to khoẻ. Cựa to dài.
-Gà con mọc lông chậm. Gà mái nuôi con vụng. Gà trống tính hung hăng, rất ham chọi nhau.
11
GÀ TÈ
GÀ TÀU VÀNG
- GÀ TA VÀNG
12
VỊT CỎ
VỊT CỎ : Vịt cỏ (hay còn gọi là vịt đàn, vịt Tàu, vịt đồng, vịt chạy đồng) là giống vịt nhà có nguồn gốc ở Việt Nam, đây là một trong những giống vịt được nuôi phổ biến rộng rãi ở vùng nông thôn Việt Nam. Chúng có nguồn gốc từ vịt trời, qua quá trình thuần hóa tự nhiên tạo thành giống vịt cỏ thích nghi với đời sống chăn thả. Do không có tác động chọn lọc, nên giống vịt này đang bị pha tạp nhiều. Vịt cỏ có tập tính theo đàn, di chuyển nhanh, tìm kiếm mồi giỏi, chịu đựng kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt, thuận lợi cho việc chăn thả trên đồng bãi Chúng cũng là một trong những biểu tượng của làng quê Việt, nhất là quen thuộc ở những vùng sông nước
13

Vịt Super meat
♥ Tính trạng nổi bật:
-Lông màu trắng tuyền, thân hình chữ nhật. Đầu to, mắt to và nhanh. Mỏ to, màu vàng tươi hoặc vàng pha xanh. Cổ to, dài vừa phải. Lưng phẳng rộng. Ngực sâu và rộng. Đuôi ngắn. Chân to, ngắn vừa phải, màu vàng hoặc phớt xanh. Dáng đi chậm chạp.
14
VỊT BẠCH TUYẾT
VỊT KỲ LỪA

Vịt Kaki cambell
15
CÁ RÔ PHI:  là tên gọi chỉ chung cho các loài cá nước ngọt phổ biến, sống tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ
ĐẶC ĐIỂM: Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Con cá rô phi có thể dài tới 0,6m và nặng 4 kg, là loài cá dễ nuôi. Rô phi đơn tính (đực) lớn nhanh, sau 4-5 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 0,4-0,6 kg/con. Giữa con cái và con đực có tốc độ lớn khác nhau. Thường thì con đực lớn nhanh hơn con cái từ 15-18% sau 4 tháng nuôi.
Cá rô phi sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, rô phi vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị.
16
CÁ CHÉP: Cá chép là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường
ĐẶC ĐIỂM: Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên.
Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính ,cá chép da và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết. Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa.
17
CÁ HẢI TƯỢNG LONG
CÁ TAI TƯỢNG- CÁ PHÁT TÀI
CÁ LỒNG ĐÈN
18
Lúa lai DT10
- Chiều cao cây trung bình là 85-100 cm.
- Có tiềm năng cho năng suất cao. Năng suất trung bình đạt 50-55 tạ/ha. Trong điều kiện thâm canh tốt có thể cho năng suất 60-70 tạ/ha.
- Bông dài 21-25 cm. Mỗi bông có 110-115 hạt chắc. Hạt to. Cơm ngon ở mức trung bình.
- Có tính chống chịu với bệnh bạc lá, chịu rét tốt, chống đổ, chịu hạn khá.
19
Đậu tương DT55







- Giống đậu tương DT55 tạo ra bằng cách xử lí đột biến giống đậu tương DT74 với thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to và có màu vàng.
20
Thành tựu chọn giống cây trồng
Giống dâu tây số 12
-Giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) tạo ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội (2n).
- Có bản lá dày, màu xanh đạm, thịt lá nhiều, sức ra rẽ và tỉ lệ hom sống cao. Năng suất bình quân 29,7 tấn/ha/năm. Trong điều kiện thâm canh đạt 40 tấn/ha/năm .

21
Nhìn chung các giống ngô lai có các đặc điểm
Năng suất cao: 8-13 tạ/ha
Một số giống có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh. (LVN4, 10, 20)
22
Thanh long ruột đỏ
Cây sinh trưởng mạnh, cành to và dài. Khả năng cho hoa và đậu trái khoảng từ 6 đến 8 tháng sau khi trồng, cho quả tập trung từ tháng 3 - 10. Quả to, có trọng lượng trung bình 400 - 450 gram, tai quả dày và xanh với chóp tai màu đỏ. Quả chín có màu đỏ tươi và bóng đẹp, thịt quả đỏ và ngọt. Cây cho năng suất rất cao. Thanh long ruột đỏ là cây mới được trồng ở nước ta, đặc điểm của loại quả này là màu sắc hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng cao…
23
Đậu tương DT 2008
Đặc điểm nổi trội của giống đậu tương đột biến chịu hạn DT 2008 là: cây sinh trưởng khỏe, phân nhiều nhánh nên số quả trên cây cao (trung bình 40 quả/cây); hệ rễ khỏe, có nhiều nốt sần nên vừa có khả năng chịu hạn cao, khả năng cải tạo đất tốt hơn các giống khác; chất lượng khá: protein đạt 40,3%, lipit 13,4%, hạt to màu vàng, khối lượng 1.000 hạt đạt 230-250 g, dễ để giống.
24
DƯA HẤU KHÔNG HẠT
Giống dưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ có sức sinh trưởng, phát triển khỏe, dễ trồng, dễ đậu trái. Trọng lượng trái trung bình 4 - 6kg (trái lớn nhất 7-8kg). Khả năng bảo quản lâu, vỏ dai, phù hợp với vận chuyển xa. Thịt quả chắc, màu sắc đỏ đẹp, độ đường rất cao, được thị trường ưa chuộng.
25
Danh sách thành viên trong tổ
1. Vi Trung Kiên
2. Lưu Thị Thu Hương
3. Ngô Thị Liên
4. Hà Văn Long
5. Vũ Khánh Hiền
6. Vũ Hoàng Hà
7. Vũ Hải Hà
8. Trần Thị Phương Thảo
9.Phạm Hoàng Bảo Trang
10. Nguyễn Thị Nga
11. Vũ Phương Nam
12. Vũ Xuân ĐÔ
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN GIÁO VIÊN BỘ MÔN
26
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: VŨ THANH NAM
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)