Bài 37. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hà | Ngày 10/05/2019 | 263

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Thực Hành
Tìm hiểu
về thành tựu
chọn giống việt nam
Hãy quan sát các hình ảnh và thông tin kèm theo rồi hoàn thành bảng 39 sách bài tập
* Có nguồn gốc từ Hà Lan (miền ôn đới ) nhưng đã được lai tạo thành những dòng nuôi được ở miền nhiệt đới
* Khả năng sản xuất sữa rất cao ( khoảng 10 kg / con / ngày ) .
Bò sind
* Có ưu thế về năng suất và trọng lượng ,sức sinh sản cao lại phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng địa phương .
Lợn Ỉ x lợn Móng Cái ? lợn Ỉ - Móng Cái
Chịu nóng
Khả năng tích lũy mỡ sớm .
Dễ nuôi , ăn tạp , được dùng làm con giống
* Nguồn gốc từ nước Anh
* Chịu nóng , sinh sản cao , chất lượng thịt cao , dùng làm con giống để lai với lợn nái Ỉ địa phương
lợn bớc sai

Rốt - Ri
* Giống gà kiêm dụng trứng - thịt do Viện Chăn nuôi VN lai gà Ri với gà Rốt tạo ra ? đẻ nhiều trứng , thịt thơm ngon .
Gà Đông Cảo
Gà Hồ
X
? Con lai tăng trưởng nhanh , đẻ nhiều trứng .
Gà Tam Hoàng
* Tăng trọng nhanh.
* Đẻ nhiều trứng .
* Gốc ở vùng Đông Nam Á , chủ yếu ở Malaixia , được chọn lọc và tạo ra tập quán chơi chọi gà . Các giống gà công nghiệp lấy thịt đều có máu gà chọi .
Gà chọi
vịt cỏ
* Đây là giống vịt đẻ trứng của VN , được nuôi phổ biến trong nước . Sản lượng trứng :160 - 200 quả/mái/năm.
vịt bầu bến
Giống vịt thịt có nguồn gốc ở vùng chợ Bến , tỉnh Hòa Bình , Việt Nam .
Sản lượng trứng : 80 - 110 quả / mái / năm .
Vịt Kaki cambell
( VỊT SIÊU TRỨNG )
vịt super meat
( VềT SIE�U THềT )
Cá Rô phi đơn tính
* Lớn nhanh , ăn tạp , dễ nuôi , hiệu quả kinh tế cao .
Đẻ nhanh , nhiều
Cá này được các nhà chăn nuôi nuôi rất nhiều vì lớn nhanh .ma`u sa?c de?p.
Cá chép lai
Cá chim trắng
Cá đang nuôi tại VN . Xuất xứ từ Trung Quốc , nhập vào VN năm 1998.
Là loài cá ăn tạp , dễ nuôi .
Em có nhận xét gì về giống
Ngô lai,Lúa lai,Dưa chuột và Đậu tương trên?
Giống CV209-2 có thời gian sinh trưởng khoảng 70-75 ngày, thời gian thu quả khoảng 40-45 ngày. Chiều dài quả trung bình 9,8 cm, đường kính quả 2,8 cm, ít ruột,  vỏ mầu xanh gai trắng rất thích hợp cho chế biến đồ hộp dạng muối chua nguyên quả. Năng suất có thể đạt trên 30 tấn/ha , với tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chế biến nguyên quả trên 90%. Giống có khả chống chịu khá với bệnh phấn trắng và bệnh sương mai.
Giống CV29 có thời gian sinh trưởng khoảng 80-90 ngày, thời gian thu quả khoảng 40-50 ngày. Với chiều dài quả trung bình 28-30 cm, đường kính quả 3,8-4,3 cm, đặc ruột, vỏ xanh gai trắng giống CV29 rất thích hợp cho chế biến dạng muối mặn. Năng suất có thể đạt từ 60-80 tấn/ha.
Các giống ngô lai : VN6- LCH9-LVN84
Giống VN6 có TGST trong vụ Đông khoảng 94 ngày, vụ Xuân 96-101 ngày, số ngày từ gieo đến thu bắp ăn tươi khoảng 60-80 ngày tùy vụ gieo trồng. Chiều cao cây khoảng 1,74- 1,94 m, đóng bắp thấp khoảng 0,84-0,91m, hạt dạng đá mầu trắng đục. Bắp dài 17,9 cm, đường kính  4,49 cm, có 12-14 hàng hạt, độ kín bắp 1,8-2,0. Nhiễm nhẹ sâu bệnh, chống đổ và chịu hạn khá. So với giống nếp VN2 và một số giống nếp địa phương, giống VN6  có năng suất và chất lượng khá hơn. Năng suất hạt qua  khảo nghiệm tại phía Bắc đạt  trung bình hơn 40 tạ đến 44,1 tạ/ha, tại Nam Trung bộ đạt 42,7-48,4 tạ/ha. Năng suất bắp tươi đạt từ 80-120 tạ/ha. Một số vùng ngoại thành Hà Nội đã gieo trồng giống VN6 quanh năm làm ngô quà. Từ năm 2005-2008, Viện NC Ngô cùng với  Công ty CP giống cây trồng TW và Cty TNHH một thành viên Bảo vệ TV Sài gòn đã sản xuất và cung ứng trên 200 tấn hạt giống VN6 cho sản xuất thử, ước diện tích gieo trồng khoảng trên 13,5 nghìn ha trên các vùng trồng ngô cả nước. Giống VN6 đã được Hội đồng KHCN của Bộ nhất trí đề nghị công nhận chính thức.                                                                                                      
Giống ngô LCH9 là giống lai đơn giữa dòng CH1 (rút từ quần thể SW5 của Thái Lan) và dòng HL1 (từ CIMMYT) của nhóm tác giả TS. Lê Quý Kha và  các cộng sự.
Giống LCH9 đã được công nhận tạm thời theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Từ năm 2004-2008, giống LCH9 được đưa sản xuất thử tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và ĐBSH với diện tích trên 2 nghìn ha, năng suất đạt 50-70 tạ/ha. Giống có khả năng chịu hạn tốt, trên vùng đất không tưới vẫn đạt năng suất 56-62 tạ/ha. Giống LCH9 có các đặc điểm: TGST vụ Xuân 105-119 ngày, vụ Thu 90-95 ngày và vụ Đông 110-115 ngày; Chiều cao cây khoảng 2,2 m, cao đóng bắp 1,0m ; Chiều dài bắp 20 cm, có 16 hàng hạt, khối lương 100 hạt 320g; Tỷ lệ cây 2 bắp 30-40% (có tưới) ; Hạt dạng bán đá, mầu vàng. Giống LCH9 đã được Hội đồng KHCN của Bộ nhất trí đề nghị công nhận chính thức, khuyến cáo sử dụng cho các vùng trồng ngô không có điều kiện tưới nước thuộc các tỉnh phía Bắc.
 Giống ngô LVN84 là giống lai đơn giữa 2 dòng tự phối H4/H18 của nhóm tác giả TS. Phan Xuân Hào và các cộng sự.
Dòng H4 có tán lá gọn, ít nhiễm sâu bệnh, chịu hạn , chống đổ khá, năng suất cao và ổn định. Dòng H18 thấp cây, tán lá đứng và ngắn ngày. Giống LVN184 có TGST vụ Xuân 110-112 ngày, vụ Hè thu 90-95 ngày và vụ Đông 100-105 ngày. Chiều cao cây 1,6-1,7 m, độ cao đóng bắp 0,80-0,85m. Chiều dài bắp 15-17 cm, đường kính bắp 4,5-4,8 cm, số hàng hạt 12-16. Khối lượng  1000 hạt 300-330 g, hạt dạng bán răng ngựa mầu vàng.
Kết quả khảo nghiệm Quốc gia 2004-2005 cho thấy giống LVN184 thuộc nhóm ngắn ngày tương đương LVN99. Năng suất 3 vụ khảo nghiệm đạt  50,68 tạ, 59,37 tạ và 59,54 tạ/ha cao hơn giống đối chứng LVN99 và NK4300. Năng suất cao nhất đạt 75,71 tạ/ha tại điểm khảo nghiệm Vĩnh Phúc vụ Xuân 2005. Giống LVN184 được đánh giá có triển vọng mở rộng sản xuất. Hội đồng KHCN của Bộ nhất trí đề nghị công nhận cho sản xuất thử.
Giống lúa chịu hạn CH5 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo và chọn lọc  từ tổ hợp lai C22/CR101.
- Thời gian sinh trưởng:
Vụ mùa:     120 - 125 ngày.
Vụ Đông Xuân (trà chính vụ):            170 - 180 ngày.
- Khả năng đẻ nhánh: Trung bình.
- Dạng cây hơi xoè, lá dài nhỏ, dày, hơi xiên, màu xanh nhạt.
- Bông to dài, trung bình mỗi bông có 150 - 180 hạt, dạng hạt nhỏ dài.
- Trọng lượng 1.000 hạt: 21 - 22 gam.
- Phẩm chất gạo tốt, trong, ít bạc bụng, cơm dẻo ngon.
- Năng suất trung bình trong điều kiện mưa thuận 35 - 45 tạ/ha. Nếu bị hạn nặng cũng đạt 30 - 35 tạ/ha. Trong điều kiện chủ động nước có thể đạt 50 - 55 tạ/ha.
- Khả năng thâm canh trung bình; kháng trung bình với đạo ôn, rầy nâu, bcạ lá, khô vằn.
- Chịu hạn tốt ở mọi giai đoạn.
Giống Đậu tương ĐT92 (Đ1) do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lại ĐH4 x TH184.
- Thời gian sinh trưởng:
Vụ Đông: 95 - 100 ngày.
Vụ Xuân: 100 - 110 ngày.        
- Chiều cao cây: 35 - 45 cm trong vụ Đông, 70 - 80 cm trong vụ Xuân.
- Số quả chắc/cây: 20 - 30 quả.  
- Trọng lượng 1.000 hạt: 175 - 200 gam. Hạt có màu vàng.
- Khả năng chống đổ rất tốt, chống bệnh gỉ sắt khá.
Giống có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ tốt và chịu rét khá.
- Năng suất: Vụ Xuân đạt 15 - 20 tạ/ha, vụ Đông đạt 12 - 15 tạ/ha).
Thích hợp trồng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)